8. Tổng quan tài liệu nghiên cứ u
3.4.5. Về quy trình cho vay
Quy trình cho vay còn rườm rà mất thời gian do cán bộ tín dụng thực hiện nhiều công việc từ lúc tiếp nhận hồ sơ cho đến khi giải ngân thu hồi
xong khoản vay, để mở rộng cho vay thì phải cải tiến quy trình một cách tinh gọn hơn
Quy trình cho vay tinh giảm gọn nhẹ những khâu không cần thiết, đòi hỏi phải nhanh nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng. Quy trình cho vay hợp lý là một quy trình bản thân của nó tạo một sự giám sát lẫn nhau giữa các bộ
phận sẽ giúp ngân hàng quản lý chặt chẽ quy trình cho vay và tạo điều kiện thuận lợi khi khách hàng đến vay vốn. Nếu quy trình cho vay chưa hợp lý nó sẽ là nguyên nhân dẫn đến tiêu cực gây ra rủi ro cho hoạt động cho vay và chất lượng phục vụ khách hàng bị suy giảm. Vì vậy, việc xây dựng quy trình cho vay hoàn thiện còn giúp ngăn ngừa những tiêu cực trong việc cho vay, minh bạch hoá và kiểm soát cho vay được chặt chẽ hơn. Thực tế hiện nay chi nhánh đang áp dụng quy trình cho vay có nhiều điểm chưa hợp lý cần: Rút ngắn thời gian vay vốn, quy trình xét duyệt món vay. Tăng cường trách nhiệm và phân rõ trách nhiệm của từng công việc. Trong quy trình cho vay nên hạn chế bớt thẩm quyền của CBTD trong phê duyệt, tăng cường khâu giám sát góp phần nâng cao chất lượng tín dụng. Đồng thời tránh trùng lắp nhiệm vụ
của các bộ phận. Quy trình cho vay mới như sau
Nhóm quan hệ khách hàng: Trực tiếp tiếp xúc với khách hàng và hướng dẫn về thủ tục vay vốn, kiểm tra hồ sơ vay, phân tích đánh giá năng lực tài chính của khách hàng, thẩm định phương án, dự án vay vốn, thẩm định tài sản bảo đảm tiền vay, đề xuất phê duyệt món vay (chuyển đến nhóm quản lý rủi ro). Sau khi khoản vay đã được nhóm quản lý rủi ro thẩm định cho vay thông báo khách hàng đến nhận tiền vay, hoàn thiện hồ sơ chứng từ mục đích sử
dụng vốn vay sau khi giải ngân (đối với hồ sơ giải ngân bổ sung chứng từ
sau), quản lý quá trình thu nợ gốc và lãi, kiểm tra sử dụng vốn, xử lý những trường hợp không trả nợ đúng hạn, báo cáo những trường hợp không trả được nợ để cùng với lãnh đạo giải quyết.
Nhóm quản lý rủi ro: Sau khi nhận hồ sơ khách hàng vay từ nhóm quan hệ khách hàng chuyển đến, tái thẩm định hồ sơ do nhóm quan hệ khách hàng chuyển đến: Như tính pháp lý của khách hàng vay, hiệu quả của phương án, dự án vay vốn, khả năng tài chính của khách hàng (vốn tự có tham gia), tài sản đảm bảo, kiểm tra giới hạn tín dụng, tính hiệu quả đối với NHNo cho vay và khách hàng vay, dự đoán khả năng rủi ro và biện pháp khắc phục để hạn chế rủi ro, đề xuất sau khi kiểm tra. (Đồng ý cho vay hay không đồng ý cho vay). Chuyển toàn bộ hồ sơ và báo cáo của nhóm mình lên Ban lãnh đạo phê duyệt. Nếu đồng ý chuyển nhóm quan hệ khách hàng lập Hợp đồng các loại, nếu không đồng ý thì cán bộ tín dụng lập thông báo trả lời