THIẾT KẾ CHÍNH SÁCH MỞ RỘNG THEO THỊ TRƯỜNG MỤC

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Mở rộng cho vay doanh nghiệp tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Tỉnh Kon Tum (full) (Trang 84)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứ u

3.3. THIẾT KẾ CHÍNH SÁCH MỞ RỘNG THEO THỊ TRƯỜNG MỤC

MC TIÊU

3.3.1. Chính sách m rng danh mc

a. Theo thi gian

Các doanh nghiệp vay vốn tại Agribank Kon Tum đa phần vay vốn ngắn hạn đáp ứng nhu cầu vốn lưu động trong hoạt động sản xuất kinh doanh và dài hạn đối với các dự án đồng tài trợ cho vay các dự án thủy điện, trồng cây cao su. Trong thời gian tới chỉ giải ngân đối với các dự án trên theo tiến độ

thực hiện, không phát sinh thêm dư nợ cho vay dài hạn vì dư nợ cho vay dài hạn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp và chưa phù hợp so với nguồn vốn huy động trên 12 tháng ở mức rất thấp đa phần là vay vốn dài dạn từ nguồn vốn của ngân hàng cấp trên, mặt khác cho vay dài hạn

đem lại nhiều rủi ro hơn cho vay ngắn, trung hạn. Một trong những bất cập là cho vay trung hạn còn ở mức rất thấp, các doanh nghiệp chưa tiếp cận được

nguồn vốn trung hạn nhằm đổi mới thiết bị, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, nâng cấp nhà xưởng, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Trong thời gian tới Agribank Kon Tum phải thay đổi cho phù hợp với cơ cấu dư nợ chung của toàn chi nhánh cũng như phù hợp với cơ cấu huy động vốn theo thời gian huy động.

b. Theo phương thc cho vay

Agribank Kon Tum hiện áp dụng nhiều phương thức cho vay. Tuy nhiên phương thức cho vay từng lần là phương thức cho vay chủđạo áp dụng rộng rãi; Trong khi đó phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng rất thuận tiện cho khách hàng và cả ngân hàng thì lại ít được áp dụng, thời gian làm thủ tục vay vốn không phải mất nhiều thời gian, phải qua cơ quan công chứng và

đăng ký giao dịch đảm bảo và tốn nhiều chi phí. Trong thời gian tới nên áp dụng phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng đối với các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn thường xuyên, liên tục, doanh nghiệp có tình hình kinh doanh ổn định, có uy tín trong quan hệ vay vốn, sản phẩm có thị trường tiêu thụổn định, khả năng quay vòng vốn nhanh.

Mở rộng cho vay theo hạn mức thấu chi đối với các doanh nghiệp. Cho vay theo hạn mức thấu chi, theo đó, ngân hàng sẽ cho phép các doanh nghiệp chi tiền vượt quá số dư trên tài khoản thanh toán của mình. Cho vay theo hạn mức thấu chi là hình thức cho vay có nhiều ưu điểm: Tiết kiệm được chi phí cho cả ngân hàng và khách hàng, vì trong hình thức cho vay này, ngân hàng không phải tốn kém các chi phí có liên quan như thẩm định tín dụng, chi phí quản lý, lưu trữ hồ sơ tín dụng…về phía các doanh nghiệp, họ không phải thực hiện chi phí trong giao dịch vay vốn như các hình thức cho vay khác. Thủ tục cho vay rất đơn giản và chỉ thực hiện một lần trong một kỳ kế hoạch. Các doanh nghiệp muốn được ngân hàng tài trợ theo hình thức thấu chi tài khoản, chỉ cần mở tài khoản giao dịch tại một ngân hàng và thường xuyên

giao dịch qua tài khoản thanh toán, tuy nhiên các doanh nghiệp phải có tình hình sản xuất kinh doanh ổn định, thì các doanh nghiệp mới có thểđược ngân hàng cho vay theo hạn mức thấu chi. Ngân hàng sẽ ấn định cho các doanh nghiệp một hạn mức thấu chi vào đầu mỗi kỳ kế hoạch (đầu quý hoc đầu năm). Khi đã có hạn mức này, các doanh nghiệp được thực hiện các lệnh chuyển tiền để trả tiền hàng hóa, dịch vụ và các chi phí khác. Nếu số tiền thực chuyển vượt quá số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán thì ngân hàng vẫn thực hiện lệnh chuyển tiền đó cho doanh nghiệp giúp các doanh nghiệp hoàn thành nghĩa vụ thanh toán.

Mặt khác Agribank Kon Tum cần đa dạng hóa các phương thức cho vay giúp doanh nghiệp thuận lợi, dễ dàng khi vay vốn phù hợp với nhu cầu kinh doanh. Do đó, áp dụng phương thức cho vay phù hợp là một giải pháp quan trọng hướng tới mục tiêu mở rộng cho vay doanh nghiệp. Tuy nhiên, để triển khai rộng rãi phương thức cho vay này đòi hỏi nhiều điều kiện, trong đó, điều kiện quan trọng nhất là hệ thống thông tin về khách hàng là đầy đủ, chuẩn xác, được cập nhật một cách liên tục, hệ thống đo lường và đánh giá rủi ro tín dụng của ngân hàng có chất lượng và vận hành tốt. Đặc biệt, phải kiểm soát thường xuyên các dòng tiền vào, ra của khách hàng, về phía Ngân hàng phải có những kỹ năng mới trong thẩm định dự án, áp dụng những công cụ mới trong phân tích tín dụng. Đó cũng là những điều kiện mà chi nhánh cần phải chuẩn bị và không ngừng nâng cao.

c. Theo hình thc đảm bo

Agribank Kon Tum cần phải linh động tăng tỉ lệ cho vay không có bảo

đảm bằng tài sản đối với khách hàng truyền thống, tín nhiệm, có năng lực quản lý tốt, tài chính lành mạnh, có dự án phương án kinh doanh khả thi có hiệu quả, khoản vay được đánh giá có mức độ rủi ro thấp, báo cáo tài chính hàng năm minh bạch được kiểm toán, không có nợ xấu tại các tổ chức tín

dụng khác trong những năm gần đây cũng như tới thời điểm vay vốn, doanh nghiệp có chiều hướng phát triển tốt.

Việc mở rộng cho vay không phải bảo đảm bằng tài sản một phần hoặc toàn bộ, Cho vay có đảm bảo bằng tài sản hình thành từ vốn vay sẽ làm tăng số lượng khách hàng cho ngân hàng do đó sẽ tăng doanh thu và lợi nhuận cho ngân hàng và giải quyết được khó khăn lớn nhất về vốn và tài sản thế chấp của Doanh nghiệp.

3.3.2. Chính sách m rng khách hàng

a. Theo loi hình doanh nghip

Đối với Agribank Kon Tum khách hàng mục tiêu là tất cả các loại hình doanh nghiệp. Chính vì vậy các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn chi nhánh không xét về vấn đề loại hình doanh nghiệp. Tuyệt đối không mở rộng cho vay khi không an toàn, không hiệu quả. Việc mở rộng cho vay các loại hình doanh nghiệp cần phải cân nhắc thận trọng trên cơ sở đánh giá khách quan, kịp thời tình hình thị trường, chính sách bán hàng, nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp, tránh đầu tư vào các doanh nghiệp có tình hình tồn kho, công nợ phải thu cao mà khó có khả năng thu hồi, trong khi thị trường đầu ra nhiều yếu tố

không chắc chắn, khả năng thanh khoản kém, đây là rủi ro lớn khi mở rộng theo loại hình doanh nghiệp.

b. Theo lĩnh vc kinh doanh

Đa dạng hóa các lĩnh vực cho vay, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thỏa mãn các nhu cầu về vốn. Mở rộng cho vay các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ngành nghề có triển vọng phát triển và có nhiều lợi thế; như các doanh nghiệp sản xuất hàng nông sản, chế biến lâm sản; Các doanh nghiệp hoạt

động trong lĩnh vực thu mua, chế biến sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, dịch vụ, sản xuất vật liệu, hàng tiêu dùng, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, hàng xuất khẩu. Đa dạng hoá lĩnh vưc kinh doanh để hạn chế rủi ro tín dụng.

3.3.3. Chính sách m rng địa bàn

Mở rộng mạng lưới cho vay doanh nghiệp tới địa bàn các huyện. Ngoài ra Chi nhánh phải thường xuyên quan tâm đến công tác tuyên truyền, quảng bá thương hiệu, văn hoá và sản phẩm của mình. Công việc này phải được thực hiện một cách chuyên nghiệp trên tất cả các phương tiện thông tin đại chúng; Các hoạt động cộng đồng tại địa phương và qua tiếp xúc trực tiếp của cán bộ, nhân viên ngân hàng…Thiết kế, lựa chọn những pa nô, áp pich, biển hiệu, tờ

rơi, dễ nhìn, dễ thấy và dễ hiểu. Ngoài ra để phù hợp với xu hướng chung hiện nay, Agribank Kon Tum cũng nên lập các trang Web riêng trên mạng Internet,

để chuyển tải những thông tin liên quan về ngân hàng để Doanh nghiệp kịp thời cập nhật, quảng bá sản phẩm một cách rộng rãi và hiệu quả hơn.

Số lượng khách hàng vay vốn của Agribank Kon Tum còn thấp so với tiềm năng là một nhận định được rút ra từ phân tích thực trạng. Một trong những lý do là mặc dù có những ưu thế nhất định về phân bổ mạng lưới cơ sở

giao dịch nhưng do địa bàn quá rộng, dân cư phân bố không đều, các chi nhánh hoặc phòng giao dịch chỉ phân bổở khu vực đông dân cư nên làm giảm khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng của những Doanh nghiệp ở xa cơ sở

giao dịch. Mặt khác, đối với các Doanh nghiệp ởđịa bàn nông thôn, do những hạn chế về tâm lý, về thông tin, về kiến thức, việc tiếp xúc trực tiếp với Ngân hàng là một trong những tiền đề quan trọng để họ nảy sinh nhu cầu vay vốn. Do vậy, nhu cầu mở rộng mạng lưới giao dịch, đưa cơ sở giao dịch đến gần hơn với các khu vực dân cư là một vấn đề cần đặt ra.

Tuy nhiên, việc mở rộng mạng lưới giao dịch cũng nảy sinh các vấn đề

về chi phí và hiệu quả kinh doanh. Đây là bài toán khó phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đòi hỏi những cân nhắc nhiều mặt. Giải pháp khả thi cho vấn đề này

đối với ngân hàng là nghiên cứu các hình thức thích hợp của điểm giao dịch phù hợp với quy mô giao dịch hiện tại và tiềm năng. Theo hướng đó, có thể

bố trí các điểm giao dịch gọn nhẹ hoặc mạnh dạn thí điểm hình thức đại lý giao dịch.

3.4. CÁC CHÍNH SÁCH H TR THC HIN

3.4.1.Chính sách t chc và cơ cu b phn doanh nghip

- Nâng cao năng lực quản lý của các doanh nghiệp: Hầu hết người đứng

đầu các doanh nghiệp hiện nay quản lý doanh nghiệp theo kinh nghiệm và có tính chất gia đình. Việc áp dụng các mô hình quản lý hiện đại còn nhiều hạn chế đối với các doanh nghiệp, một mặt do họ không đủ năng lực, kiến thức và kinh nghiệm trong việc sử dụng các mô hình quản lý mới, mặt khác, do điều kiện hạn chế về mặt tài chính, trình độ người lao động. Do đó cần phải nâng cao năng lực quản lý đối với người đứng đầu các doanh nghiệp. Để xác định một mô hình tổ chức quản lý phù hợp, đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải căn cứ vào chiến lược kinh doanh, đặc điểm ngành nghề kinh doanh và đặc điểm của đội ngũ cán bộ, nhân viên trong doanh nghiệp mình. Chủ doanh nghiệp cần nâng cao những kỹ năng cần thiết và cập nhật những kiến thức hiện đại để đủ sức bước vào nền kinh tế tri thức. Các kỹ năng hữu ích như: Kỹ năng quản trị hiệu quả trong môi trường cạnh tranh, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng quản lý sự thay đổi, kỹ năng thuyết trình, đàm phán, giao tiếp và quan hệ công chúng; kỹ năng quản lý thời gian. Những kỹ năng này kết hợp với các kiến thức quản trị có hiệu quả sẽ có tác động quyết định đối với các chủ doanh nghiệp qua đó làm tăng khả năng cạnh tranh.

- Nâng cao trình độ đội ngũ cho người lao động: Đào tạo phát triển nguồn nhân lực có một vai trò hết sức to lớn nhưng rất nhiều các doanh nghiệp bỏ qua do các nguyên nhân như chi phi đào tạo cao và khó giữ chân

được nhân lực có tay nghề cao. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của doanh nghiệp thì nguồn nhân lực đã và đang trở thành yếu tố cạnh tranh cơ bản của nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay. Do đó,

các doanh nghiệp cần đưa ra nhiều chiến lược đào tạo để có một đội ngũ cán bộ và lực lượng lao động lành nghề có trình độ chuyên môn cao thích ứng với sự phát triển. Các doanh nghiệp cần tăng cường đào tạo và đào tạo lại lao động. Mạnh dạn loại bỏ những lao động dư thừa trong doanh nghiệp, tiếp tới chuyển sang hình thức lao động phải phù hợp với năng lực, sở trường vừa hỗ trợ kinh phí vừa buộc lao động phải nâng cao trình độ chuyên môn

để thích ứng. Sắp xếp tổ chức lao động và bổ nhiệm chức vụ căn cứ vào năng lực, hiệu quả công việc và trình độ của người lao động nhằm phát triển nguồn nhân lực, tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường.

- Đổi mới công nghệ, đầu tư vào nghiên cứu và phát triển: Để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, một trong những yếu tố quan trọng đó là đổi mới công nghệ. Bên cạnh những yếu tố như năng lực marketing, kỹ

năng bán hàng và chăm sóc khách hàng, thì công nghệ mới, sẽ giúp các doanh nghiệp đưa ra những sản phẩm có chất lượng cao hơn, mẫu mã đẹp hơn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường. Tuy nhiên, công nghệ mới

đòi hỏi phải có vốn lớn, phải có con người mới, có đội ngũ lao động lành nghề vận hành nó. Do đó, chính sách đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp cần phải gắn chặt với các chính sách vềđào tạo nguồn nhân lực cho người lao

động trong doanh nghiệp.

- Cần phải cải cách toàn diện về tổ chức và quản lý sản xuất kinh doanh. Vấn đề hiện nay đa số các doanh nghiệp còn kém về khả năng tổ chức và quản lý sản xuất kinh doanh, vẫn nhiều khâu thừa, thiếu, hiệu quả sản xuất kinh doanh chưa cao, vẫn còn những khâu lãng phí làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh. Khi cải cách doanh nghiệp không chỉ cải cách một vài khâu mà phải cải cách đồng loạt, đồng bộ nhằm tránh những trục trặc do cải cách không hết, dẫn đến chồng chéo lẫn nhau gây khó khăn không đáng có trong công tác quản lý.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Mở rộng cho vay doanh nghiệp tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Tỉnh Kon Tum (full) (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)