Về nguồn vốn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Mở rộng cho vay doanh nghiệp tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Tỉnh Kon Tum (full) (Trang 93)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứ u

3.4.4. Về nguồn vốn

Việc tăng cường huy động vốn giúp cho Chi nhánh có nguồn vốn chủ động trong cho vay để đáp ứng nhu cầu vốn cho khách hàng và thường nguồn vốn huy động có chi phí vốn rẻ, ổn định hơn so với nguồn vốn vay của Ngân hàng cấp trên. Hơn nữa, việc tăng cường huy động vốn giúp tăng khách hàng

đến quan hệ với ngân hàng, từ đó thu hút khách hàng sử dụng các sản phẩm dịch vụ khác của ngân hàng khi cần thiết. Phải luôn đảm bảo nguồn vốn ổn

định thì mới mở rộng cho vay. Để thực hiện được Agribank Kon Tum cần phải: Giữ vững mối quan hệ tốt và thường xuyên có chính sách chăm sóc đối với khách hàng truyền thống, khách hàng có số dư tiền gửi lớn và ổn định. Nghiên cứu phương pháp chấm điểm khách hàng tiền gửi, có tiêu chí xác định khách hàng VIP để có chính sách chăm sóc riêng, phù hợp. Ngoài ra thu hút thêm tiền gửi không kỳ hạn bằng cách nâng cao chất lượng các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, có thể giảm hoặc miễn phí thanh toán với các đơn vị có tiền gửi lớn. Nguồn vốn là cơ sở để ngân hàng thực hiện mục tiêu mở

rộng hoạt động cho vay nói chung và cho vay Doanh nghiệp nói riêng. Do đó Chi nhánh phải tích cực và chủ động hơn nữa trong việc gia tăng nguồn vốn với những kỳ hạn và lãi suất hợp lý. Muốn gia tăng nguồn vốn trong thời gian tới Chi nhánh cần: Tăng cường công tác tuyên truyền, quảng cáo dưới nhiều hình thức như quảng cáo trên đài phát thanh, truyền hình, băng rôn, tờ rơi… tuyên truyền tại các hội nghị của địa phương, phân công cán bộđi tiếp thị trực tiếp đến khách hàng. Phát triển đa dạng các sản phẩm huy động vốn như: tiết kiệm đảm bảo bằng vàng, tiết kiệm trả lãi linh hoạt, tiết kiệm dự thưởng… kết

hợp mở rộng mạng lưới huy động trên cơ sở nâng cao chất lượng hoạt động của các đại lý tiết kiệm. Có chính sách khuyến mại hấp dẫn, chế độ ưu đãi riêng (ưu đãi lãi suất, khuyến mại, thưởng…) đối với khách hàng gửi lớn và thường xuyên. Tiếp cận trực tiếp các tổ chức tài chính trong và ngoài địa bàn

để vay vốn, nhận tiền gửi hoặc nhận vốn uỷ thác. Đẩy mạnh, phát triển các tài khoản cá nhân và thanh toán qua ngân hàng. Đây là nguồn vốn tiền gửi không kỳ hạn, với chi phí rẻ. Giải pháp phát triển là: Tiếp cận các đơn vị để mở tài khoản chi lương qua thẻ ATM, tiếp cận các học sinh lớp 12 trên địa bàn, các

đối tượng này sau khi tốt nghiệp trung học xong có một bộ phận sẽ học tiếp và sống xa gia đình, cho nên gia đình chỉ cần nộp tiền vào tài khoản mở tại chi nhánh thì có thể sử dụng thẻ ATM rút tiền tại các tỉnh, thành phố khác trên toàn quốc. Đầu tư tự động: Vào thời điểm kết thúc ngày giao dịch, nếu số

dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng vượt mức số dư sàn, phần tiền vượt sẽ tự động chuyển sang tài khoản đầu tư tự động với điều kiện phần tiền vượt lớn hơn hoặc bằng số tiền đầu tư tối thiểu. Nếu số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng giảm xuống thấp hơn số dư sàn, tiền sẽ được tự động chuyển từ tài khoản đầu tư tự động về tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng cho đến khi số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán bằng số dư sàn. Thường xuyên, giáo dục về tác phong giao dịch của các giao dịch viên để đảm bảo thời gian ngày càng rút ngắn, tạo sự thỏa mái khi khách hàng đến giao dịch. Thành lập tổ huy động vốn lưu động, chuyên đi

đến các khu vực giải tỏa đền bù, đi tiếp cận khách hàng mới để huy động vốn. Có chính sách khen thưởng, động viên thích đáng cho cán bộ công nhân viên có nguồn tiền huy động lớn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Mở rộng cho vay doanh nghiệp tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Tỉnh Kon Tum (full) (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)