Là một giảng viên hiện đang công tác tại Trƣờng Cao đẳng Du lịch và Thƣơng mại, tôi nhận thấy công tác tuyển dụng nhân sự tại cơ quan đã đƣợc quan tâm, phần nào đã đáp ứng đƣợc yêu cầu chất lƣợng của công việc. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng còn có những hạn chế nhất định tạo ra những ảnh hƣởng không nhỏ tới chất lƣợng nguồn nhân lực. Do vậy tôi đã thực hiên nghiên cứu về công tác tuyển dụng nhân sự Trƣờng Cao đẳng Du lịch và Thƣơng mại để có thể đánh giá đúng về thực trạng này và tìm ra đƣợc một số giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng tuyển dụng nhân sự tại cơ quan. Để làm đƣợc điều đó tôi đã sử dụng rất nhiều phƣơng pháp nghiên cứu để có đƣợc những thông số, luận cứ phân tích và kết luận.
Bƣớc đầu qua quan sát thực tế, tôi đã sử dụng phƣơng pháp lập bảng câu hỏi dựa trên hình mẫu của phiếu điều tra, trong đó tôi đƣa ra những câu hỏi liên quan tới vần đề mình đang quan tâm đó chất lƣợng đội ngũ giảng viên. Để đảm bảo tính khách quan và khoa học của vấn đề nghiên cứu tôi đã nghiên cứu trên 50 phiếu điều tra với nội dung phiếu điều tra nhƣ trong phụ lục 2.1
Đồng thời tôi còn thực hiện phƣơng pháp phỏng vấn trực tiếp hoặc qua điện thoại nhằm mục đích có thể hiểu thêm và hiểu sâu hơn về các vấn đề trên, nhất là hỏi trực tiếp những cán bộ đã làm công tác tuyển dụng lâu năm, với một số câu hỏi nhƣ:
Thứ nhất: Anh/chị thấy công tác tuyển dụng của trƣờng hiện nay có những ƣu điểm và nhƣợc điểm nhƣ thế nào?
Thứ hai: Theo anh/chị vì sao mà công tác tuyển dụng của trƣờng vẫn còn có những bất cập nhƣ vậy?
Thứ ba: Theo anh/chị thì làm thế nào để có thể góp phần nâng cao công tác tuyển dụng trong trƣờng?
Thứ tư: Khi đánh giá ứng viên tham gia tuyển dụng anh /chị có bị ảnh hƣởng bởi các mối quan hệ với các ứng viên hay không?
Ngoài những phƣơng pháp nghiên cứu trên, tôi còn dùng phƣơng pháp nghiên cứu số liệu thống kê 3 năm liên tiếp 2011, 2012, 2013 của phòng tổng hợp, nghiên cứu dựa trên các tài liệu đã sẵn có nhƣ phƣơng hƣớng phát triển nhà trƣờng giai đoạn 2010 – 2015. Qua đó phân tích, so sánh số liệu, từ đó rút ra đƣợc điểm mạnh, điểm yếu của công tác tuyển dụng cán bộ thời gian qua của nhà trƣờng.
CHƢƠNG 3
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG TẠI TRƢỜNG CAO ĐẲNG DU LỊCH VÀ THƢƠNG MẠI 3.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TRƢỜNG CAO ĐẲNG DU LỊCH VÀ THƢƠNG MẠI
3.1.1. Chức năng, nhiêm vụ của nhà trƣờng
Trƣờng Cao đẳng du lịch và Thƣơng mại tiền thân là trƣờng Cao đẳng Kỹ thuật Khách sạn và Du lịch đƣợc thành lập theo Quyết định số 459/QĐ - BGD&DT – TCCB ngày 29/1/2004 của Bộ trƣởng Bộ giáo dục và Đào tạo trên cơ sở tiền thân của trƣờng Trung học Ăn uống khách sạn và Du lịch của Bộ Thƣơng mại.
Đơn vị chủ quản là Bộ Công Thƣơng.
Trƣờng là cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc bậc Cao Đẳng trong hệ thống giáo dục quốc dân, có chức năng nhiêm vụ:
Chức năng: Đào tạo cử nhân, kĩ sƣ, cán bộ trung cấp, công nhân kĩ thuật lành nghề chính quy tập trung và không tập trung. Bồi dƣỡng nâng cao cho cán bộ quản lí và đội ngũ ngƣời lao động có nhu cầu.
Nhiêm vụ:
+ Tổ chức quá trình đào tạo và các hoạt động giáo dục khác theo mục tiêu, chƣơng trình giáo dục, đào tạo các ngành, nghề đƣợc Bộ giáo dục & Đào tạo và Bộ công thƣơng cho phép (đào tạo cử nhân, kĩ sƣ, cán bộ trung cấp, công nhân lành nghề).
+ Xây dựng chƣơng trình đào tạo, kế hoạch dậy học.
+ Tổ chức biên soạn và duyệt giáo trình của những chuyên nghành đào tạo. + Thực hiên các hoạt động nghiên cứu khoa hoc, ứng dụng và phát triển công nghệ, tham gia giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội của địa phƣơng, đất nứơc.
+ Thực hiện các dịch vụ khoa học, công nghệ, sản xuất kinh doanh phù hợp với ngành nghề đào tạo.
+ Quản lí giáo viên, cán bộ, nhân viên. + Tuyển sinh và quản lí học sinh, sinh viên.
+ Phối hợp với các gia đình học sinh, sinh viên, các tổ chức xã hội hoạc cá nhân trong việc tổ chức đào tạo, giáo dục học sinh, sinh viên.
+ Liên kết với các tổ chức kinh tế, văn hoá, xã hội, các cơ sở đào tạo để phát triển công tác đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, nghiệp vụ quản lí cho đội ngũ lao động.
+ Quản lí cơ sở vật chất, nguồn tài chính của trƣờng đúng quy định, hiệu quả.
Nắm vững chức năng, nhiệm vụ của trƣờng là một yêu cầu rất cần thiết và quan trọng đối với các nhà quản trị. Đó là cơ sở để chỉ đạo, điều hành và kiểm tra sự hoạt động của nhà trƣờng.
3.1.2. Các đặc điểm riêng của trƣờng ảnh hƣởng đến phát triển nguồn nhân lực của nhà trƣờng lực của nhà trƣờng
3.1.2.1. Chính sách phát triển nguồn nhân lực của trường
Lãnh đạo nhà trƣờng đã đề ra mục tiêu quy hoạch và phát triển đội ngũ cán bộ của nhà trƣờng đáp ứng yêu cầu trình độ chuyên môn, có khả năng giảng dạy ở bậc đại học. Khẩn trƣơng đào tạo, bổ sung và nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ giảng dạy để một mặt giảm tỷ lệ Sinh viên/ Giảng viên hiện nay là 30,6 xuống còn 15 vào năm 2020 mặt khác chuẩn bị lực lƣợng đón đầu sự phát triển của ngành giáo dục trong những năm tới. Đến năm 2020, phấn đấu đạt số lƣợng cán bộ là 350 ngƣời với cơ cấu theo nhƣ bảng 3.1.
Bảng 3.1. Mục tiêu phát triển đội ngũ cán bộ trƣờng Cao đẳng Du lịch và Thƣơng mại năm 2020
Số lƣợng Tỉ lệ (%)
Tổng số cán bộ 350 100
Số cán bộ giảng dạy 235 67
Số cán bộ phục vụ giảng dạy 75 21,5
Số cán bộ hành chính 40 11,5
Nhà trƣờng cũng chủ trƣơng nghiên cứu các chính sách động viên, bồi dƣỡng nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ phục vụ giảng dạy, tạo nên và duy trì tỷ lệ hợp lý về số lƣợng viên chức giữa các ngạch, đặc biệt là giữa ngạchcán bộ giảng dạy và phục vụ giảng dạy, với các chỉ số thực hiện nhƣ sau:
Bảng 3.2. Chỉ tiêu thực hiện phát triển đội ngũ cán bộ trƣờng Cao đẳng Du lịch và Thƣơng mại năm 2020
Tỉ lệ Sinh viên/ Giảng viên ≤ 15
Cán bộ giảng dạy có trình độ tiến sỹ 25% Tuổi đời bình quân đội ngũ cán bộ giảng dạy 35 Tỷ lệ cán bộ giảng dạy/ Phục vụ giảng dạy/Hành chính 6/2/1
(Nguồn: CĐDL&TM (2010), Tài liệu dùng cho thi tuyển viên chức)
Để thực hiện đƣợc các mục tiêu trên Nhà trƣờng đã tiến hành:
- Xây dựng chế độ ƣu tiên hợp lý nhằm khuyến khích các cán bộ trẻ về làm việc tại trƣờng.
- Duy trì tốt các quy định về quy chế tuyển dụng, quy trình tuyển dụng, kèm cặp, bồi dƣỡng nâng cao trình độ cán bộ. Trƣớc mỗi kỳ tuyển dụng lập kế hoạch tuyển dụng cho từng đơn vị, trong đó nêu rõ số lƣợng cán bộ cần tuyển dụng, tuyển dụng vào lĩnh vực nào, thuộc lứa tuổi nào, sắp xếp vào công việc gì. Đảm bảo 100% cán bộ giảng dạy khi bắt đầu lên lớp có trình độ từ Đại học trở lên, về ngoại ngữ, tin học, phƣơng pháp sƣ phạm đều đáp ứng các quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo.
- Xây dựng kế hoạch bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ kế cận và chiến lƣợc sử dụng cán bộ: có kế hoạch kèm cặp và bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ trẻ để lực lƣợng này nhanh chóng trƣởng thành, có thể kế tục đƣợc đội ngũ cán bộ có trình độ cao ngày càng thiếu hụt.
- Tận dụng mọi nguồn lực, tạo mọi điều kiện thuận lợi để ngày càng có nhiều cán bộ đi học tập nâng cao trình độ ở các địa chỉ có uy tín.
- Mời và tạo điều kiện thuận lợi cho các cán bộ có trình độ cao, có kinh nghiệm thực tiễn đang làm việc tại các cơ quan quản lý, các doanh nghiệp tham gia giảng dạy tại trƣờng
3.1.2.2. Chi phí dành cho phát triển đội ngũ cán bộ
Chi phí tiền lƣơng, thƣởng và phúc lợi cho cán bộ: đây là loại chi phí dành cho cán bộ đầu tiên cần quan tâm xem xét bởi tiền lƣơng là nguồn thu nhập chính nhằm duy trì và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đội ngũ cán bộ và gia đình họ. Sự phân phối công bằng, hợp lý hay không sẽ quyết định đến sự tận tâm, tận lực của ngƣời lao động đó đối với công việc nói chung. Trả đúng, trả đủ tiền lƣơng cho ngƣời lao động sẽ khuyến khích họ quan tâm đến hoạt động và gắn bó với công việc mà họ đảm nhận.
Trƣờng Cao đẳng Du lịch và Thƣơng mại trả lƣơng cho đội ngũ cán bộ dựa trên thang, bảng lƣơng, hệ số lƣơng cơ bản quy định chức danh, trình độ chuyên môn và thâm niên công tác. Khối lƣợng giảng dạy định mức đƣợc quy định cụ thể. Nếu hoàn thành định mức đƣợc hƣởng thêm mức trợ cấp 500.000đ/tháng. Ngoài ra là tiền lƣơng trả thêm cho khối lƣợng vƣợt giờ, tiền thƣởng và tiền phúc lợi.
Hiện nay tổng số cán bộ công nhân viên của nhà trƣờng là 185 ngƣời. Theo báo cáo thu chi tài chính của Phòng kế toán , thu nhập bình quân của năm 2012 vào khoảng 4.700.000 đ/ ngƣời/ tháng. Theo số liệu của tổng cục thống kê năm 2012, thu nhập bình quân của lao động trong khu vực nhà nƣớc khoảng 3,84 triệu đồng/tháng. Nhƣ vậy mức thu nhập cán bộ của trƣờng ở mức khá cao so với mặt bằng chung.
- Chi phí đầu tư đào tạo cán bộ, nghiên cứu khoa học.
Đây là chi phí liên quan đến công tác nâng cao trình độ chuyên môn, nâng cao các kỹ năng cần thiết trong công việc và khả năng nghiên cứu khoa học của đội ngũ cán bộ, cũng tức là chi phí có ảnh hƣởng quan trọng đến đảm bảo chất lƣợng đội ngũ cán bộ, đảm bảo chất lƣợng dạy và học. Đối với Cao đẳng Kỹ thuật Khách sạn & Du lịch, nguồn vốn của nhà trƣờng đƣợc phân bổ có trọng tâm là các hoạt động đào tạo cán bộ giảng dạy và nghiên cứu khoa học vì đây là chiến lƣợc trọng điểm của nhà trƣờng.
Bảng 3.3. Tỷ lệ kinh phí phân bố cho đào tạo và nghiên cứu khoa học của trƣờng Cao đẳng Du lịch và Thƣơng mại.
Đơn vị : 1000VNĐ
Năm 2011 2012 2013
Tổng kinh phí (không kể kinh
phí đầu tƣ xây dựng cơ bản) 2.392.340 2.669.452 2.919.313 Kinh phí phân bổ cho ĐT cán
bộ và NCKH
1.158.983 1.642.248 1.859.426
48,4% 61,5% 63,7%
(nguồn: Phòng tài chính )
Bảng 3.3 cho thấy kinh phí đƣợc phân bổ hàng năm cho đào tạo và nghiên cứu khoa học luôn chiếm một tỷ lệ khá cao và tăng hàng năm. Hàng năm trƣờng sử dụng một lƣợng kinh phí nhất định để hỗ trợ cho các hoạt động bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ cũng nhƣ tổ chức các lớp dạy ngoại ngữ cho cán bộ, hỗ trợ kinh phí cho cán bộ đi học sau đại học ở trong và ngoài nƣớc. Điều này đã góp phần tăng cƣờng năng lực và trình độ của đội ngũ cán bộ.
3.1.2.3.Cơ chế chính sách sử dụng bố trí sắp xếp nguồn nhân lực.
Tổ chức bộ máy quản lý của nhà trƣờng: Sơ đồ tổ chức của trƣờng cho thấy các cấp quản lý, việc quản lý cán bộ của nhà trƣờng đƣợc thực hiện theo hình thức nào. Sơ đồ tổ chức của trƣờng Cao đẳng Kỹ thuật Khách sạn & Du lịch đƣợc thể hiện trên hình 3.1.
- Hiệu trƣởng là ngƣời có thẩm quyền cao nhất, điều hành mọi hoạt động công tác của trƣờng cũng nhƣ mọi mối quan hệ giữa nhà trƣờng và các cơ quan hữu quan. Phó hiệu trƣởng là ngƣời giúp việc của hiệu trƣởng, đƣợc hiệu trƣởng phân công trực tiếp phụ trách và điều hành một số lĩnh vực công tác của nhà trƣờng.
- Các hội đồng tƣ vấn và các ban tƣ vấn giúp hiệu trƣởng xem xét các vấn đề cơ bản , quan trọng liên quan nhằm thực hiện tốt nhất nhiệm vụ chính trị của trƣờng. Hiệu trƣởng tùy theo tình nhiệm vụ và yêu cầu tƣ vấn mà ra quyết định
thành lập các Hội đồng và các Ban cấp trƣờng khác nhƣ: Hội đồng khoa học, hội đồng tuyển sinh, hội đồng tuyển dụng, hội đồng lƣơng, hội đồng thi đua khen thƣởng, ….
- Các phòng, ban chức năng có nhiệm vụ tham mƣu và giúp việc cho hiệu trƣởng trong quản lý, tổ chức và điều hành triển khai thực hiện công tác cụ thể của nhà trƣờng.
- Các khoa làm nhiệm vụ quản lý hành chính, quản lý đào tạo, nghiên cứu khoa học, liên kết đào tạo, quản lý cơ sở vật chất đƣợc giao và trực tiếp quản lý sinh viên trong quá trình đào tạo.
- Các trung tâm đƣợc hiệu trƣởng phân cấp, quản lý có nhiệm vụ cụ thể lãnh đạo nhà trƣờng quy định gồm trung tâm Khoa học công nghệ, trung tâm hợp tác đào tạo, trung tâm thƣ viện, phòng thí nghiệm…
Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức của trƣờng Cao đẳng Kỹ thuật Khách sạn & Du lịch
(Nguồn: Quy định về tổ chức và quản lý trường Cao đẳng Du lịch và Thương mại)
Các hội đồng tƣ vấn trƣờng Hiệu trƣởng và các phó hiệu trƣởng Các tổ chức đoàn thể Khoa Phòng ban Trung tâm Bộ môn Các quan hệ: : Quan hệ lãnh đạo và chấp hành : Quan hệ phối hợp : Quan hệ tƣ vấn
: Quan hệ phối hợp phát sinh
Các cán bộ sau khi đƣợc tuyển dụng về trƣờng tùy theo trình độ chuyên môn, vị trí thi tuyển mà đƣợc phân công về các khoa, các phòng ban và trung tâm. Khi này, việc đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ giảng dạy thuộc trách nhiệm chủ yếu của bộ môn, khoa cán bộ giảng dạy đó công tác còn đối với đội ngũ cán bộ phục vụ giảng dạy thì chịu sự quản lý của các phòng, ban. Mối quan hệ giữa các cấp quản lý và các khoa, phòng, ban, trung tâm của nhà trƣờng bao gồm các mối quan hệ lãnh đạo chấp hành, phối hợp, tƣ vấn, phối hợp phát sinh nhƣ thể hiện trong sơ đồ tổ chức của nhà trƣờng.
3.1.3. Thực trạng đội ngũ giảng viên của trƣờng Cao đẳng Du lịch và Thƣơng mại so với một số trƣờng Cao đẳng khác: mại so với một số trƣờng Cao đẳng khác:
3.1.3.1. Số lượng đội ngũ giảng viên.
Quy mô đào tạo của nhà trƣờng ngày một tăng, nhà trƣờng cũng có chính sách tăng cƣờng, mở rộng các loại hình đào tạo mới, các chƣơng trình hợp tác quốc tế, cũng tức là số lƣợng sinh viên, học viên trong tƣơng lai sẽ ngày một tăng. Điều này sẽ dẫn đến xu thế phải tăng lƣợng cán bộ giảng dạy để đảm bảo chất lƣợng đào tạo.
Bảng 3.4. Thống kê số lƣợng cán bộ giảng dạy và số lƣợng sinh viên trƣờng Cao đẳng Du lịch và Thƣơng mại một số năm học
Năm học Số lƣợng CBGD Số lƣợng SV chính quy Số lƣợng SV học ngắn hạn Tỉ lệ SV/GV 2011 113 4005 650 41,2 2012 125 4100 476 36,6 2013 135 4051 79 30,6
Bảng 3.5. Số liệu tham khảo về số lƣợng cán bộ giảng dạy của trƣờng Cao đẳng Du Lịch Hà Nội và Cao đẳng Du lịch TPHCM năm 2011
Trƣờng Tổng số CBGD Tổng sinh viên Tỷ lệ
SV/GV
CĐ Du Lịch Hà Nội 180 4700 26,1
CĐ Du Lịch TPHCM 190 5250 27,6
(nguồn: website của CĐ Du lịch Hà Nội và CĐ Du lịch TPHCM)
So sánh với các trƣờng Cao đẳng Du lịch Hà Nội và Cao đẳng Du lịch TPHCM, tỉ lệ cán bộ giảng dạy/ sinh viên của trƣờng Cao đẳng Du lịch và Thƣơng mại đều ở mức cao hơn cho thấy số lƣợng cán bộ giảng dạy của nhà trƣờng hiện nay là thiếu hơn so với các trƣờng cùng ngành nghề khác. Vì vậy để đạt đƣợc mục tiêu mà chiến lƣợc phát triển của nhà trƣờng đề ra là tỷ lệ sinh viên/1cán bộ giảng dạy: ≤ 15 thì ƣớc tính số lƣợng cán bộ giảng dạy trong thời gian tới phải đạt khoảng 270