Tổ chức thi tuyển

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng tại trường Cao đẳng Du lịch & Thương mại (Trang 28)

Mục đích thi tuyển là để lựa chọn đƣợc nhân sự tốt nhất có thể đảm nhận công việc mà doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng. Thi tuyển có thể tiến hành dƣới nhiều hình thức khác nhau tùy thuộc vào từng loại công việc và chức danh cần tuyển dụng.

Sau khi xử lý hồ sơ, doanh nghiệp đã loại bỏ những ứng viên không phù hợp các tiêu chuẩn tuyển dụng của doanh nghiệp. Số ứng viên còn lại đƣợc tiếp tục tham gia quá trình thi tuyển bằng hình thức thi viết, thi vấn đáp hoặc kết hợp cả hai với nội dung công việc phù hợp.

Thi viết đƣợc áp dụng chủ yếu với các nội dung kiến thức đánh giá trình độ của ứng viên về các lĩnh vực nhƣ: ngoại ngữ, kiến thức xã hội, pháp luật… Thi viết có thể dƣới hình thức trắc nghiệm hoặc tự luận.

Thi vấn đáp đƣợc tổ chức chủ yếu thông qua việc phỏng vấn các ứng viên. Phỏng vấn là cơ hội cho cả doanh nghiệp và ứng viên tìm hiểu thêm về nhau, và qua đó ngƣời phỏng vấn sẽ kiểm tra trực tiếp ứng viên thực tế có đủ kiến thức, trình độ so với yêu cầu công việc không, đồng thời đánh giá trực tiếp diện mạo, vóc dáng, khả năng ứng xử của ứng viên. Khi phỏng vấn cần quan sát các phản ứng của ứng viên với những câu hỏi và khả năng giao tiếp cá nhân, khả năng diễn đạt, ứng viên có thể hiểu biết hơn về doanh nghiệp và vị trí công việc. Ngƣời phỏng vấn trƣớc khi phỏng vấn cần nghiên cứu kỹ lý lịch của các ứng viên, trên cơ sở đó phát hiện các “dấu hiệu” cần lƣu ý và dự kiến trƣớc đƣợc nội dung cần phỏng vấn.

Ngƣời phỏng vấn mong muốn càng nắm đƣợc càng nhiều thông tin càng tốt về kiến thức, trình độ, kỹ năng và các năng lực ứng viên, đánh giá liệu ứng viên có những đặc điểm, cá tính cần thiết để đảm nhận tốt vị trí cần tuyển hay không và đánh giá tổng thể về con ngƣời ứng viên, xác định nguyện vọng nghề nghiệp, mục tiêu và khả năng phát triển của các ứng viên.

Ngƣời phỏng vấn cần xác định rõ những mong muốn và đòi hỏi đối với các ứng viên dựa trên vị thế công việc mà họ sẽ đƣợc tuyển vào. Cho dù ở vị trí nào trong doanh nghiệp, tất cả các nhân viên phải quan hệ tốt với đồng nghiệp, cung cấp các thông tin và giải thích rõ ràng…

Những ứng viên dự tuyển vào các vị trí cấp cao và chuyên viên phải xử lý tốt các tình huống và thể hiện đƣợc các kỹ năng giao tiếp truyền đạt tốt. Ngƣời phỏng vấn tìm hiểu cách giao tiếp tốt của ứng viên thông qua ánh mắt, các câu trả lời hợp lý và hoàn chỉnh.

Trong quá trình phỏng vấn cần chú ý các điểm sau:

* Nội dung của từng cuộc phỏng vấn cần đƣợc hoạch định trƣớc nhƣng cũng phải chủ động thay đổi nội dung cuộc phỏng vấn theo các câu trả lời của ứng viên.

* Không đặt các câu hỏi buộc các ứng viên chỉ có thể trả lời “ có ” hoặc “ không ”.

* Phải chú ý lắng nghe, tỏ ra tôn trọng các ứng viên trong một không khí tin cậy, thân mật và cởi mở.

* Tạo ra các cơ hội cho các ứng viên tranh luận hỏi lại mình.

Ngƣời phụ trách tuyển dụng có thể sử dụng hồ sơ của ứng viên và một số câu hỏi chuẩn bị trƣớc để tìm hiểu về năng lực, thái độ, ƣu nhƣợc điểm của các ứng viên. Nên sử dụng một bộ câu hỏi thống nhất để dễ dàng so sánh các ứng viên khác nhau. Câu hỏi nên tập trung vào các yêu cầu chính của các vị trí tuyển dụng, văn hóa và các giá trị cơ bản của doanh nghiệp.

Cần nhớ rằng chìa khóa của sự thành công của phỏng vấn là ở chỗ phải tạo điều kiện cho ứng viên nói một cách trung thực về bản thân, về công việc quá khứ của họ. Việc chú ý lắng nghe với một niềm thông cảm và hiểu biết, các câu hỏi đƣợc đặt ra hợp lý và đúng lúc góp phần đạt đƣợc kết quả mong đợi. Đặc biệt khi phỏng vấn tuyển dụng nhà quản trị cần đƣa ra tình huống kiểm tra khả năng tƣ duy sáng tạo của ứng viên giúp cho đánh giá ứng viên một cách khách quan và tìm đƣợc đúng ngƣời.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng tại trường Cao đẳng Du lịch & Thương mại (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)