Chuẩn bị trang thiết bị chăn nuôi chim bồ câu thịt

Một phần của tài liệu Giao trinh MD04 - Nuôi bồ câu thịt nghề nuôi chim cút chim bồ câu thương phẩm (Trang 28)

C. Ghi nhớ

3. Chuẩn bị trang thiết bị chăn nuôi chim bồ câu thịt

Để đảm bảo đủ ánh sáng cho chuồng nuôi, nên mắc các bóng điện chiếu sáng trong chuồng nuôi.

Chuồng có độ rộng dưới 8m, chỉ cần mắc một đường dây điện trung tâm chạy dọc suốt chiều dài chuồng nuôi với các ổ mắc bóng điện cách nhau 2,5 - 3m. Chuồng có độ rộng trên 8m nên mắc 2 đường điện chạy song song. Các ổ mắc bóng điện cách nhau 4 - 4, 5m. Độ cao của đèn cách mặt nền trung bình 2m.

3.2. Chuẩn bị hệ thống thông gió

- Thông gió tự nhiên: Để có được hệ thống thông gió tự nhiên, khi xây dựng chuồng nuôi phải có các lỗ thông hơi bố trí thêm trên tường và các lỗ thông kéo dài trên mái. Với các lỗ thông gió tự nhiên này có thể phần nào làm cho không khí trong chuồng nuôi được thoáng mát. Tuy nhiên nó chưa thể đảm bảo thông thoáng khí tốt cho chuồng nuôi, nhất là vào mùa hè.

- Vì vậy, cần sử dụng thêm hệ thống thông gió nhân tạo; đó là hệ thống quạt hút, kết hợp với hệ thống phun sương, hệ thống tấm làm mát, trần cách nhiệt…

Hình 4.2.19. Quạt hút gió cho chuồng nuôi

3.3. Chuẩn bị hệ thống làm mát

Ở nước ta, vào mùa nắng nóng nhiệt độ lên rất cao có thể lên đến 37 – 400

c, nếu như không có biện pháp làm mát cho chim bồ câu thì sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi. Vì vậy ngoài hệ thống thông gió cần có hệ thống làm mát chuồng nuôi. Hệ thống làm mát có thể sử dụng trần cách nhiệt, hệ thống tấm làm mát, hệ thống phun sương,...

Hình 4.2.20. Tấm làm mát Hình 4.2.21. Hệ thống phun sương

3.4. Chuẩn bị rèm che

- Rèm che dùng để che chắn phía bên ngoài chuồng nuôi theo phương thức thông thoáng tự nhiên, phần không xây tường mà chỉ được ngăn bằng lưới thép. Rèm che góp phần giữ nhiệt, bảo vệ đàn chim khi có những thay đổi về thời tiết như gió, bão, mưa lớn…

- Rèm che thường được làm bằng các nguyên liệu khác nhau như bạt, vải nhựa, bạt nilon, bao tải, cót ép… có hai loại rèm là rèm dài dùng cho các chuồng nuôi theo phương thức trên nền và rèm lửng dùng cho phương thức nuôi trên lồng.

B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi

1.1. Yêu cầu vệ sinh tiêu độc chuồng nuôi chim bồ câu.

1.2. Các dụng cụ, trang thiết bị cần thiết để nuôi chim bồ câu.

2. Bài tập thực hành

2.1. Bài tập thực hành 4.2.1. Thực hiện công việc vệ sinh tiêu độc chuồng nuôi.

2.2. Bài tập thực hành 4.2.2.Thực hiện công việc vệ sinh tiêu độc các dụng cụ chăn nuôi.

C. Ghi nhớ

1. Cần chuẩn bị lồng nuôi hoặc chuồng nuôi chim, chuồng nuôi hoặc lồng nuôi cần được vệ sinh tiêu độc sạch sẽ theo đúng kỹ thuật.

2. Cần chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ, thiết bị để nuôi chim bồ câu thịt. Các dụng cụ, thiết bị cũng phải được vệ sinh tiêu độc trước khi đưa vào sử dụng.

Bài 3. Chuẩn bị thức ăn cho chim bồ câu thịt Mã bài: MĐ04-03

Mục tiêu

- Mô tả được các bước công việc về nhận biết các loại thức ăn, lựa chọn, tính lượng thức ăn và bao gói, bảo quản thức ăn cho chim bồ câu thịt;

- Chuẩn bị đủ số lượng, chủng loại, chất lượng thức ăn cho chim bồ câu thịt theo yêu cầu kỹ thuật.

A. Nội dung

1. Nhận biết các loại thức ăn cho chim bồ câu thịt

1.1. Nhận biết thức ăn tinh

Bao gồm các thức ăn có hàm lượng gluxit 50% trở lên như các hạt ngũ cốc: hạt ngô, thóc, lúa mạch, lúa mì,... hoặc các loại củ: khoai lang, sắn,... Là các loại thức ăn giàu tinh bột và giàu năng lượng, tuy nhiên lại nghèo đạm và khoáng.

Trong tự nhiên, bồ câu là loại chim ăn hạt nên rất thích ăn các loại ngũ cốc. Ngũ cốc thì có mức độ đạm thấp và những đạm trong các loại ngũ cốc này thường kém chất lượng. Còn vitamin trong ngũ cốc thì không được nhiều, vitamin A trong hàm lượng ngũ cốc rất ít và hầu như là không có chứa vitamin D. Chúng chứa một số ít vitamin B1 và E nhưng lại không chứa nhiều vitamin B2. Các loại ngũ cốc cũng rất ít photpho và can xi. Nhưng bù lại, chúng là thực phẩm dễ tiêu, giàu tinh bột và dinh dưỡng nhất.

Ở nước ta, trong các loại thức ăn tinh trên thì ngô, lúa mì, thóc và cám gạo là thức ăn quan trọng đối với chim. Những thức ăn này rất dễ kiếm ở khu vực nông thôn.

- Ngô: là loại thức ăn chính cung cấp năng lượng cho chim. Hiện nay có nhiều giống ngô có màu sắc khác nhau như màu: vàng, đỏ và trắng. Ngô là thức ăn dễ tiêu hóa và có chất béo của tất cả các loại ngũ cốc khác; Tuy nhiên, hàm lượng đạm trong bắp không nhiều. Nhưng chúng lại có ưu điểm là có màu sắc và hình dạng mà chim rất thích, hơn nữa đây là nguồn thức ăn rất phong phú và rẻ tiền.

Hình 4.3.1. Ngô hạt

- Lúa mì: Chim bồ câu cũng rất là yêu thích lúa mì, nó có thành phần dinh dưỡng như ngô; tuy nhiên ở lúa mì có ít chất béo và thành phần nhiều đạm nhưng chất lượng sinh học của nó không phải là tốt.

Hình 4.3.2. Lúa mì

- Lúa gạo (thóc): Đây cũng là loại thức ăn thường dùng trong chăn nuôi chim, đặc biệt là chăn nuôi nông hộ qui mô nhỏ. Thóc có hàm lượng đạm, chất béo, năng lượng thấp hơn ngô, nhưng đây lại là nguồn thức ăn sẵn có và dễ kiếm hơn nữa giá thành lại không cao.

- Cám gạo: là phụ phẩm chính của ngành xay xát gạo. Cám gạo khó bảo quản và dự trữ vì dễ bị ôi mốc. Trong cám gạo còn có nhiều Vitamin nhóm B nhất là B1. Trong khẩu phần ăn có nhiều cám gạo thì dễ gây thiếu kẽm.

Hình 4.3.3. Lúa gạo Hình 4.3.4. Cám gạo

- Củ sắn: sắn thường được trồng rất nhiều ở nông thôn và miền núi. Củ sắn sau khi thu hoạch về phải rửa sạch, thái lát thành miếng và phơi khô.

- Củ khoai lang: khoai lang cũng được trồng râts nhiều ở nông thôn. Củ khoai lang có đặc điểm là nhiều nước, khó bảo quản do vậy không nên bảo quản lâu. Củ khoai lang nên rửa sạch, thái lát thành miếng và phơi khô.

1.2. Nhận biết thức ăn đạm

Bao gồm thức ăn có hàm lượng đạm 14% trở lên như đỗ tương, bột cá, bột thịt, bột thịt - xương,...

- Đỗ tương: là thức ăn nhiều đạm. Đây là nguồn thức ăn cung cấp nhiều đạm cho chim. Trong hạt đỗ tương sống có các chất làm giảm tỷ lệ tiêu hoá và giá trị dinh dưỡng của đạm. Do đó trước khi sử dụng làm thức ăn cho chim cần được sử lý nhiệt thích hợp như: nghiền, rang chín,... để phân huỷ các chất gây hại làm tăng tỷ lệ tiêu hoá và tăng giá trị dinh dưỡng của đạm.

- Khô dầu: là phụ phẩm của các loại hạt có dầu sau khi đã được ép lấy dầu. Các sản phẩm này bao gồm: khô dầu lạc, khô dầu đỗ tương, khô dầu hướng dương... Các loại khô dầu khi bảo quản dễ bị mốc, nấm mốc của các loại khô dầu thường sản sinh ra các độc tố nấm mốc (Mycotoxin) làm cho chim có thể bị ngộ độc, vì vậy khi sử dụng cho chim cần chú ý không bảo quản lâu.

- Bột cá: là một nguồn cung cấp đạm có chất lượng tốt nhất đối với chim. Đạm trong bột cá rất có giá trị dinh dưỡng, mà đạm giàu dinh dưỡng này thường thiếu ở hạt ngũ cốc. Hơn nữa, trong bột cá còn có hàm lượng khoáng cao và giầu các loại vitamin. Trong bột cá còn có các yếu tố làm chim sinh trưởng tốt hơn.

- Bột thịt xương: rất giàu đạm, giàu khoáng và giàu vitamin B1.

- Bột thịt: có màu nâu vàng và có mùi thịt đặc trưng. Trong bột thịt có nhiều đạm và có cả mỡ vì vậy rất khó bảo quản lâu.

Hình 4.3.5. Đỗ tương và khô dầu đỗ

Hình 4.3.7. Bột thịt xương Hình 4.3.8. Bột thịt

1.3. Nhận biết thức ăn bổ sung

Thức ăn bổ sung là một chất hoặc một hỗn hợp chất bổ sung vào khẩu phần ăn với một liều nhỏ nhưng làm tăng tốc độ sinh trưởng, tăng hiệu quả sử dụng thức ăn, phòng một số bệnh. Có nhiều loại thức ăn bổ sung khác nhau như thức ăn bổ sung đạm như nấm men, enzym; thức ăn bổ sung khoáng như bột sò, muối ăn; thức ăn bổ sung vitamin như B.complex, vitaminA, D, E, B,.. ; kháng sinh và các loại thức ăn bổ sung khác.

Hình 4.3.9. Premix-khoáng Hình 4.3.10. B.complex

Một phần của tài liệu Giao trinh MD04 - Nuôi bồ câu thịt nghề nuôi chim cút chim bồ câu thương phẩm (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)