C. Ghi nhớ
3. Chọn giống chim bồ câu thịt
3.1. Chọn qua bố mẹ
Phải biết rõ nguồn gốc, năng suất của đàn chim bố mẹ, thể hiện qua ngoại hình, màu sắc lông và khối lượng cơ thể. Chim bồ câu Pháp, con giống phải có khối lượng trên 600 g; chim Pháp lai có khối lượng trên 550 g, chim ta trên 200 – 250 gam. Kinh nghiệm của người nuôi chim lâu năm: muốn chim bố mẹ đẻ nhiều, nuôi con tốt, phải chọn con có lông bụng dày, mỏ xẻ, bởi con có mỏ trơn khi mớm mồi hay bị trượt, những con mắt treo, đuôi chim nhọn... thường dễ nuôi, chịu được hoàn cảnh khắc nghiệt.
3.2. Chọn cá thể
- Con giống được chọn phải là chim nhanh nhẹn khỏe mạnh, lông đều, không thương tích, không bệnh tật.
- Chim ỉa phải khô ráo, ko mùi thối nồng( ko nên chọn mua chim giống đang nhốt trong lồng - trừ chim đang sinh sản, vì khó có thể nhận biết chim khỏe hay yếu). Tuyệt đối ko chọn mua chim giống mà trong đàn có chim ỉa phân xanh, trắng, dạng nước... hoặc nếu thấy tình trạng chim ủ rũ, xù lông. Chim phải được phòng đầy đủ văcxin trước khi xuất chuồng ít nhất 2-3 ngày.
- Cầm chim chắc chắn, béo tốt, đẫy đà (chim Pháp thì phải đạt trong lượng tối thiểu 350gram trở lên), chim lông mượt, không ủ rũ, gục mỏ….
- Chim không bị dị tật như vẹo lườn, lồi rốn, cong vẹo mỏ...
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi
1.1. Các giống chim bồ câu thịt nuôi phổ biến ở nước ta, đặc điểm của các giống đó.
1.2. Kỹ thuật chọn giống bồ câu nuôi thịt.
1.3. Khi chọn chim bồ câu thịt cần chú ý những đặc điểm nào sau đây: a. Màu sắc lông;
b. Ngoại hình; c. Sức sản xuất; d. Thể chất;
e. Ngoại hình, sức sản xuất và thể chất.
2. Bài tập thực hành
2.1. Bài tập thực hành 4.5.1. Nhận biết đặc điểm các giống chim bồ câu. 2.2. Bài tập thực hành 4.5.2. Thực hiện chọn chim bồ câu thịt lúc 3 tuần tuổi.
C. Ghi nhớ
1. Có thể chọn nuôi các giống bồ câu nuôi thịt cho năng suất cao như bồ câu Pháp, bồ câu Vua.
2. Khi chọn giống chim nuôi thịt cần chú ý chọn qua bố mẹ và chọn bản thân.
Bài 6. Nuôi dưỡng chim bồ câu thịt Mã bài: MĐ04-06
Mục tiêu
- Trình bày được các bước công việc về kỹ thuật nuôi dưỡng chim bồ câu thịt;
- Thực hiện được quy trình nuôi chim bồ câu thịt đúng kỹ thuật và hiệu quả.
A. Nội dung
1. Xác định nhu cầu dinh dưỡng
- Nhu cầu về đạm cho chim bồ câu con: từ 7 đến 28 ngày tuổi có thể nuôi chim với mức đạm từ 18-24%, mức 20% là tối ưu.
- Nhu cầu năng lượng cho chim con: Mức năng lượng trong khẩu phần có một tầm quan trọng đặc biệt đối với chim bồ câu con, đặc biệt trong giai đoạn 7 – 21 ngày tuổi. Lúc 7 - 21 ngày tuổi nhu cầu năng lượng là 3.200 – 3.400 kcal, từ 21 – 28 ngày tuổi nhu cầu năng lượng là 2.800 – 3.000 kcal.
- Nhu cầu vitamin và khoáng: Cũng như các loại vật nuôi và gia cầm khác, chim bồ câu rất cần vitamin và khoáng. Chất khoáng phân chia ra làm 2 loại: chất khoáng đa lượng và vi lượng. Cùng với vitamin D3, canxi và phospho có vai trò thiết yếu trong sự cấu tạo các loại xương. Song, các chất này không có nhiều trong thực phẩm bình thường do vậy cần cung cấp thêm dưới dạng sỏi (sạn sỏi coi như “răng” của gia cầm trong đó có chim bồ câu). Người ta thường bổ sung các chất có hàm lượng nhỏ này vào một máng thức ăn bổ sung riêng, trong đó chứa vitamin và khoáng. Điều đặc biệt là loài bồ câu có nhu cầu về muối ăn (NaCl) cao hơn rất nhiều so với các gia cầm khác, nên trong máng thức ăn bổ sung cần có đủ muối ăn.
- Nhu cầu về nước uống: Trong các loài chim, bồ câu là một trong những loài chim tiêu thụ nhiều nước nhất, thông thường gấp 2 lần khối lượng thức ăn mà nó ăn. Cần có đủ nước để chim uống tự do. Nước phải sạch sẽ, không màu, không mùi, không vị và phải thay hằng ngày. Chim thường uống ngay sau khi ăn. Ngoài việc cung cấp nước uống, còn phải cung cấp nước chi chim tắm, đặc biệt trong thời gian thay lông. Chim non thích tắm quanh năm. Trung bình mỗi chim bồ câu cần 50-90 ml/ngày. Có thể bổ sung vào trong nước vitamin và kháng sinh để phòng bệnh khi cần thiết.