C. Ghi nhớ
4. Theo dõi khả năng tăng trọng
- Thông thường để theo dõi khả năng tăng khối lượng của chim thì cứ 6 đến 7 ngày cân kiểm tra một lần. Mục đích để biết chim có lớn và phát triển bình
thường hay không. Nếu như thấy chim còi cọc thì phải có biện pháp nuôi dưỡng và chăm sóc phù hợp.
- Chim mới nở nặng khoảng 12 – 16g (tùy thuộc vào giống), trong điều kiện nuôi tốt (nuôi dưỡng và thời tiết tốt) chim non lớn rất nhanh.
- Khối lượng trung bình của chim bồ câu qua các ngày tuổi như sau:
Tuổi chim (ngày) 0 6 12 18 24 30
Khối lượng chim (g) 16 105 215 278 334 351 - Sự sinh trưởng ở bồ câu chia làm 2 thời kỳ: sớm (thời kỳ đầu) và muộn (thời kỳ thứ hai).
- Thời kỳ đầu: từ lúc mới nở cho đến 12 ngày tuổi, chim lớn rất nhanh. Đến 6 ngày tuổi chim có thể nặng khoảng 105g và đến 12 ngày tuổi chim nặng khoảng 215g.
- Thời kỳ thứ hai: từ 13 ngày tuổi đến 35 ngày tuổi, tốc độ lớn của chim chậm lại và ở giai đoan này thịt chim bồ câu con mềm, nhão do chứa nhiều nước và rất ít bắp cơ.
- Chim bồ câu là một trong những loài có tốc độ lớn rất nhanh. Thật vậy, khi chim được 28 đến 30 ngày tuổi, chim non sẽ mọc bộ lông đầu tiên và lúc này nhìn chim non to gần bằng chim bố mẹ. Lúc này khối lượng của chim non cũng gần bằng khối lượng của chim bố mẹ, chỉ khác ở chỗ khối lượng cơ bắp ở ngực chim non còn nhỏ hơn. Nó sẽ phát triển rất nhanh khi chim non bắt đầu tập bay.
Như vậy sau 4 tuần tuổi, chim bồ câu con ra ràng đã có thể ăn thịt được (nhất là đối với giống chim bồ câu hướng thịt). Tuy vậy, vào lúc này thịt chim bồ câu còn mềm. Có thể cải thiện chất lượng thịt của chim câu ra ràng bằng cách nuôi thêm một số ngày nữa với thức ăn thích hợp, đó là quá trình “vỗ béo” chim câu con.