Vệ sinh chăn nuôi

Một phần của tài liệu Giao trinh MD04 - Nuôi bồ câu thịt nghề nuôi chim cút chim bồ câu thương phẩm (Trang 60)

C. Ghi nhớ

5. Vệ sinh chăn nuôi

- Chim bồ câu có sức đề kháng với bệnh dịch khá tốt, nhưng nếu nuôi theo đàn trong một không gian hẹp thì nguy cơ mắc bệnh rất lớn. Muốn cho chim bồ câu khoẻ mạnh, có sức đề kháng tốt thì trước hết chim phải được nuôi dưỡng trong môi trường tốt, thức ăn được cung cấp đầy đủ.

- Chim bố mẹ, một năm nên tiêm vắc xin phòng bệnh Newcastle từ 1-2 lần cho chim

- Loại bỏ thức ăn bị ôi mốc và lẫn tạp chất.

- Phải thay nước hằng ngày, nước phải sạch sẽ, không màu, không mùi. Có thể bổ sung vào trong nước vitamin và kháng sinh để phòng bệnh.

- Vệ sinh chuồng trại cho chim bồ câu sạch sẽ. Nên định kỳ 1 tháng dọn dẹp làm vệ sinh chuồng 2 lần, sửa chữa và làm mới chỗ hư hỏng, cạo sạch phân,

cần thay lót ổ thường xuyên (2-3 ngày/lần), để tránh sự tích tụ phân trong ổ vì đó là nơi lý tưởng cho ký sinh trùng, vi khuẩn và virus, phun thuốc sát trùng chuồng.

- Vệ sinh máng ăn, máng uống: Hàng ngày nên rửa máng uống để tránh cho chim uống nước bẩn, đã lên men do cặn thức ăn đọng lại trong máng

- Lồng vận chuyển chim bồ câu cũng là nguồn lây nhiễm bệnh cho chim, vì ở chuồng có chim bị bệnh và chết thì dễ dàng lây nhiễm bệnh sang chuồng khác. Vì thế lồng khi dùng để vận chuyển chim mới cần phải được lau rửa sát trùng cẩn thận.

- Hạn chế cho chim lạ vào chuồng. Tránh để phân chim vương vãi ra mọi nơi. Phòng tránh chuột, mèo, chó… tấn công chim.

- Một số bệnh thường gặp ở chim bồ câu như: bệnh cầu trùng, bệnh đậu mùa, bệnh đường hô hấp… Cần phải theo dõi kỹ nếu chim bị mắc các bệnh đó thì nên đến các cơ sở hỗ trợ chăn nuôi để được tư vấn loại thuốc chữa cho phù hợp.

B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi

1.1. Nêu mật độ nuôi và tiểu khí hậu chuồng nuôi phù hợp để nuôi chim bồ câu thịt.

1.2. Nêu phương pháp kiểm tra sức khỏe đàn chim và theo dõi khả năng tăng trọng của chim.

1.3. Hãy chọn đáp án đúng.

Chim bồ câu non được chăm sóc nuôi dưỡng tốt khi: a. 2 con chim con nhỏ và chậm mọc lông;

b. Có 2 con nhưng 1 con to và 1 con nhỏ; c. Diều 2 chim con no căng, hay đòi ăn.

2. Bài tập thực hành

2.1. Bài tậpt hực hành 4.7.1. Nhận biết mật độ nuôi và tiểu khí hậu chuồng nuôi phù hợp cho bồ câu

2.2. Bài tập thực hành 4.7.2. Quan sát, phát hiện tình trạng sức khỏe đàn bồ câu thịt.

Một phần của tài liệu Giao trinh MD04 - Nuôi bồ câu thịt nghề nuôi chim cút chim bồ câu thương phẩm (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)