Nhu cầu nước uống cho chim bồ câu thịt

Một phần của tài liệu Giao trinh MD04 - Nuôi bồ câu thịt nghề nuôi chim cút chim bồ câu thương phẩm (Trang 43)

C. Ghi nhớ

4. Nhu cầu nước uống cho chim bồ câu thịt

Trong chăn nuôi chim, người ta thường cho uống nước tự do. Trong điều kiện bình thường, lượng nước uống thường gấp 2-3 lần lượng thức ăn cho chim. Khi trời nóng, tỷ lệ này tăng lên rất nhiều, có thể là đến 4-5 lần. Vì vậy để đảm bảo nhu cầu nước uống cho chim bồ câu thịt, cần bố trí đầy đủ các máng uống để chim uống tự do cả ngày.

B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi

1.1. Đặc điểm của nước ở các nguồn nước cho chim bồ câu.

1.2. Cần phải vệ sinh nguồn nước uống cho chim bồ câu như thế nào? 1.3. Nên cho chim bồ câu uống các nguồn nước nào sau đây:

a. Nước sông, ngòi; b. Nước ao, hồ; c. Nước giếng ăn.

1.4. Đối với chim bồ câu, cho uống nước thế nào là tốt: a. Cho uống tự do cả ngày;

b. Cho uống hạn chế; c. Cho uống ngày 2 lần.

2. Bài tập thực hành

2.1. Bài tập thực hành 4.4.1. Kiểm tra chất lượng nước uống cho chim bồ câu thịt.

2.2. Bài tập thực hành 4.4.2. Nhận biết một số nguồn nước uống cho chim bồ câu thịt.

C. Ghi nhớ

1. Thường cho chim uống nước tự do cả ngày nên phải dự trữ và cung cấp đầy đủ nước uống cho chim.

2. Nước uống cho chim phải sạch và vệ sinh. Nước uống không sạch sẽ gây bệnh cho chim.

Bài 5. Chuẩn bị con giống chim bồ câu thịt Mã bài: MĐ04-05

Mục tiêu

- Trình bày được các bước công việc về chuẩn bị con giống chim bồ câu thịt;

- Chuẩn bị được con giống chim bồ câu thịt theo yêu cầu kỹ thuật.

A. Nội dung

1. Nhận biết đặc điểm các giống chim bồ câu

1.1. Nhận biết đặc điểm chim bồ câu Pháp

Tháng 9/1996, Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương đã nhập nội dòng chim bồ câu Pháp, gọi tắt là VN1. Đến tháng 5/1998 lại tiếp nhận tiếp hai dòng nữa là Titan và Mimas để khảo sát và nhân giống.

- Dòng VN1: Đây là dòng chim có màu lông đa dạng, ngoại hình thấp, béo, ức nở, vai rộng, chân bóng màu đỏ và không có lông chân, lông vũ dầy, thể hiện là dòng bồ câu hướng thịt. Đàn chim được ghép đôi nhân tạo ở thế hệ thứ 2; kết quả ghép thành công đến 97%. Ghép nhân tạo có thể tránh được đồng huyết và tạo ra đời con đồng nhất về màu lông. Chim trống và mái đều thay nhau ấp trứng. Bình thường chim mái đẻ 2 trứng, hai quả cách nhau từ 36-48 giờ. Sau khi đẻ xong hai quả chim mới ấp, nhưng cũng có một số đôi đẻ một trứng đã ấp. Chim mái và trống thay nhau ấp, chim mái ấp buổi sáng và đêm, chim trống ấp buổi chiều. Khi chim non nở ra, vào những ngày đầu chim mẹ mớm cho con chất dịch trắng, sau đó chim bố mẹ thay nhau mớm thức ăn từ diều lên, sau ba tuần chim non có thể tự mổ ăn được.

Hình 4.5.1. Bồ câu dòng VN1 màu khoang và màu nâu nhạt

Khả năng sinh trưởng: Chim non mới nở nặng 15g, đến 28 ngày tuổi nặng khoảng 566g, đến 6 tháng tuổi nặng 631g (con trống) và 602g (con mái). Đến tuổi trưởng thành, chim trống nặng 682g, chim mái nặng 611g. Một chu kỳ sinh sản bao gồm 2 ngày đẻ trứng, 17 ngày ấp, 28 ngày nuôi con, tổng là 47 ngày. Tuy nhiên, các chu kỳ chồng chéo nhau vì con mái thường đẻ sớm, khi con của nó mới được 10-18 ngày tuổi, do vậy khoảng cách trung bình

giữa hai lứa đẻ là 38 - 40 ngày. Hình 4.5.2. Bồ câu dòng VN1 màu trắng Đôi khi chim mái chỉ đẻ 1 trứng còn hầu hết chim mái đẻ hai trứng rồi ấp, như vậy tính cho cả đàn lớn, số quả đẻ trong một lứa bình quân là 1,96 quả. Trứng tương đối đồng đều, nặng bình quân là 21-22g, to hơn trứng của bồ câu ta. Tỉ lệ ấp nở bình quân là 78,8%, mùa đông tỷ lệ này cao hơn mùa hè khoảng 5%. Tỉ lệ nuôi sống chim non đến 28 ngày tuổi là 95%, số chim non do một đôi sản xuất ra là 13 con/năm. Mỗi đôi có thể đẻ 9 lứa/năm với 17-18 quả trứng, nhiều hơn chim nội (chỉ 12 quả). Tiêu tốn thức ăn cho 1 cặp chim nuôi nhốt từ 4,68-4,88 kg/lứa đẻ; 43 kg thức ăn hỗn hợp/năm/đôi. Tỉ lệ loại thải của chim sinh sản hàng năm là 2%. Thịt chim bồ câu ngon, ít mỡ, tỉ lệ thịt xẻ khoảng 74%. Tỉ lệ thịt đùi so với thịt xẻ khoảng 18%; thịt ngực là 38-40%. Tỉ lệ protein của thịt chim bồ câu VN1 là 18%.

- Dòng Titan và Mimas:

+ Chim bồ câu Pháp ti - tan (dòng “siêu nặng“) có bộ lông phong phú

đa dạng: Trắng, đốm, xám, nâu.

Giống Ngoại Tên tiếng Anh: Titan Tên khác: Bồ câu “Siêu nặng” Phân loại: Dòng Nguồn gốc: Từ Pháp nhập vào Việt Nam từ tháng 5 năm 1998. Phân bố: Trung tâm Nghiên cứu Gia cầm Thụy Phương – Hà Nội,Bắc Giang , Hưng Yên, Hà Tây, Hà Bắc, Vĩnh Phúc, Sơn La, Nghệ An, Quảng Ninh, Tp. Hồ Chí Minh… Hình thái: Lông đa màu: xám (chiếm 20%), màu trắng (chiếm 12%), nâu (12%) và đốm (4%). Chân ngắn, vai nở. Chim trống dài 19, cao 31 cm, chim mái dài 16,5, cao 28,5 cm. Chim mới nở nặng 17gam/con, lúc 28 ngày tuổi ~ 647gam. Lúc 6 tháng tuổi ~ 677gam/con, và 1 năm tuổi chim sinh sản: 691- 700gam/con. Năng suất, sản phẩm: Khoảng cách hai lứa đẻ là 40 - 45 ngày. Đẻ 12-13 chim non/cặp/năm. Tỷ lệ ấp nở/tổng trứng: 66-72%. Tỷ lệ nuôi sống: 90- 96%.

Hình 4.5.3. Chim bồ câu Pháp ti - tan

+ Chim bồ câu Pháp mi - mát (Dòng “siêu lợi“) có bộ lông đồng nhất

màu trắng

Giống Ngoại Năng suất, sản phẩm: Khoảng cách hai lứa đẻ là 38-42 ngày. Đẻ 16-17 chim non/cặp/năm. Tỷ lệ nở trên tổng trứng: 70-80%. Tỷ lệ nuôi sống: 85-95%. Tên tiếng Anh: Mimas Tên khác: Bồ câu “Siêu lợi” Phân loại: Dòng Nguồn gốc: Từ Pháp nhập vào Việt Nam từ tháng 5 năm 1998. Phân bố: Trung tâm Nghiên cứu Gia cầm Thụy phương – Hà Nội, Bắc Giang, Hưng Yên, Hà Tây, Vĩnh Phúc, Sơn La, Nghệ An, Quảng Ninh, Tp. Hồ Chí Minh… Hình thái: Lông màu trắng đồng nhất, chân đỏ hồng. Chăn ngắn, vai nở. Chim trống dài 18cm, cao 28cm, chim mái dài 16cm, cao 27cm. Khối lượng mới nở: 16gam/con, lúc 28 ngày tuổi: 500-855gam/con. 6 tháng tuổi chim nặng 653gam/con và 1 năm tuổi chim mái sinh sản nặng 690gam/con.

1.2. Nhận biết đặc điểm chim bồ câu vua

Loài này có tên gọi là bồ câu K (king) hoặc bồ câu Hoàng, được tạo ra từ việc lai tạo giống chim bồ câu địa phương, năm 1890.

Bồ câu vua là loài chim cho thịt cao, ngoại hình thấp béo, ức nở, vai rộng, đuôi ngắn vểnh lên, đầu bằng, chân bóng, lông vũ dày, hình dáng đẹp. Hiện nay loài bồ câu này chủ yếu chỉ còn màu

trắng. Hình 4.5.5. Chim bồ câu Vua

Từ 5 – 6 tháng tuổi thì coi là trưởng thành, con trống nặng từ 800 – 1100g, con mái nặng từ 700 – 800g. Mỗi năm có thể cho từ 6 – 9 cặp chim bồ câu sữa. Bồ cau sữa 4 tuần tuổi có thể nặng 600 – 800g. Mỗi năm một cặp trống mái ăn hết 41,2kg thức ăn, mỗi con bồ câu sữa ăn hết 0,379 kg thức ăn (thời gian 25 ngày), tuổi thọ trung bình của loài chim bồ câu này từ 5 – 7 năm.

1.3. Nhận biết đặc điểm chim bồ câu lai

Trên cơ sở các giống bồ câu nội, ngoại, các nhà khoa học Viện Chăn nuôi đã tiến hành nhiều công thức lai giữa trống nội với mái ngoại, trống ngoại với mái nội… đã cho nhiều kết quả khả quan. Nếu chi phí cho 1 lứa đẻ chim nội là 4,66 kg thì cho chim lai chỉ còn 4,0kg. Chi phí thức ă/1kg hơi của chim nội khoảng 8 kg, chim ngoại là 6,55 kg, chim lai chỉ là 6,1-7,6 kg. Công thức lai trống nội x mái ngoại cho kết quả tốt hơn.

Bồ câu lai có nhiều màu lông khác nhau như: xám, nâu, trắng, khoang,… khối lượng cơ thể, khả năng đẻ và khả năng cho thịt tốt hơn Bồ câu ta. Lúc mới nở chim non nặng khoảng 19g, lúc 1 tuần tuổi nặng khoảng 152g, lúc 2 tuần tuổi nặng khoảng 362g, lúc 3 tuần tuổi nặng khoảng 462g, lúc 4 tuần tuổi nặng khoảng 545g.

Hình 4.5.7. Bồ câu lai, màu trắng Hình 4.5.8. Bồ câu lai, màu nâu

Một phần của tài liệu Giao trinh MD04 - Nuôi bồ câu thịt nghề nuôi chim cút chim bồ câu thương phẩm (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)