Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Phân tích báo cáo tài chính tại Công ty CP que hàn điện Việt Đức (Trang 61)

- Đặc điểm bộ máy quản lý tại công ty CP que hàn điện Việt Đức

d)Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí

Bảng 2.8: Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí

TT Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Chênh

lệch

1 Tỷ suất lợi nhuận kế toán trước thuế so với giá vốn hàng bán

6,15 14,63 + 8,48

2 Tỷ suất lợi nhuận kế toán trước thuế so với chi phí bán hàng

198,12 497,89 + 299,77 3 Tỷ suất lợi nhuận kế toán trước thuế

so với chi phí quản lý doanh nghiệp

285,82 545,77 + 259,95 4 Tỷ suất lợi nhuận kế toán trước thuế so

với tổng chi phí

6,03 13,81 + 7,78

Qua bảng phân tích 2.8 ta thấy: Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận so với giá vốn hàng bán năm 2008 là 6,15, năm 2009 là 14,63 tăng 8,48; tức là năm 2008 công ty đầu tư 100 đồng giá vốn hàng bán thì thu được 6,15 đồng lợi nhuận, còn năm 2009 công ty đầu tư 100 đồng giá vốn hàng bán thì thu được 14,63 đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này tăng chứng tỏ mức lợi nhuận trong giá vốn hàng bán tăng.

Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận so với chi phí bán hàng: năm 2008 công ty đầu tư 100 đồng chi phí bán hàng thì thu được 198,12 đồng lợi nhuận, năm 2009 công ty đầu tư 100 đồng chi phí bán hàng thì thu được 497,89 đồng lợi nhuận. Như vậy, năm 20009 chỉ tiêu này tăng mạnh so với năm 2008 chứng tỏ mức lợi nhuận trong chi phí bán hàng càng lớn, doanh nghiệp đã tiết kiệm được nhiều chi phí bán hàng.

Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận so với chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2008 công ty đầu tư 100 đồng chi phí quản lý doanh nghiệp thì thu được 285,82 đồng lợi nhuận, năm 2009 công ty đầu tư 100 đồng chi phí quản lý doanh nghiệp thì thu được 545,77 đồng

lợi nhuận. Chỉ tiêu này tăng gần gấp đôi năm 2008 cho thấy lợi nhuận trong chi phí quản lý công ty tăng, công ty đã tiết kiệm được nhiều chi phí quản lý doanh nghiệp.

Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận kế toán trước thuế so với tổng chi phí: năm 2008 là 6,03 tức công ty đầu tư 100 đồng chi phí thì thu được 6,03 đồng lợi nhuận kế toán trước thuế, năm 2009 tăng lên 13,81 tức là công ty đầu tư 100 đồng chi phí thì thu được 13,81 đồng lợi nhuận kế toán trước thuế. Chỉ tiêu này tăng chứng tỏ lợi nhuận trong chi phí năm 2009 tăng so với 2008, như vậy công ty đã tiết kiệm được các khoản chi phí chi ra trong năm.

Ngoài ra, cơ cấu chi phí sản xuất của Công ty trong 3 năm 2007, 2008, 2009 được thể hiện qua bảng 2.9 sau:

Bảng 2.9: Cơ cấu chi phí sản xuất của Công ty TT

Yếu tố chi phí

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Giá trị (triệu đồng ) Tỷ lệ Giá trị (triệu đồng ) Tỷ lệ Giá trị (triệu đồng ) Tỷ lệ 1 Giá vốn bán hàng 153.831 93,0% 250.658 94,0% 192.846 94,12% 2 Chi phí tài chính 945 0,6% 2.738 1,0% 1.207 0,6% 3 Chi phí bán hàng 5.305 3,2% 7.780 2,9% 5.668 2,76% 4 Chi phí QLDN 5.242 3,2% 5.393 2,0% 5.170 2,52% Tổng cộng 165.323 100% 266.569 100% 204.891 100%

(Nguồn: Công ty CP Que hàn điện Việt Đức)

Giá vốn hàng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu chi phí trên bình quân khoảng 93- 94% trong giai đoạn 2007 – 2009. Năm 2008, tổng chi phí giá vốn tăng đột biến so với năm 2007 do sản lượng sản xuất tăng 6,4% so với năm 2007 và giá vốn/đơn vị. Sản phaamr tăng 50% (vì giá cả nguyên vất liệu tăng đột biến so với năm 2007, cụ thể giá thép tăng khoảng 60%, giá Feromangan trên 70%).

Tổng chi phí tài chính năm 2008 cũng tăng đột biến so với năm 2007 do tổng tiền vay ngắn hạn, dài hạn của Công ty tăng 2,4 lần từ 13,75 tỷ đồng trong năm 2007 lên 47,011 tỷ đồng năm 2008.

Mặt khác, trong năm 2008, lãi suất biến động thất thường và tăng mạnh trong giai đoạn cuối năm 2008 đã làm cho chi phí tài chính của Công ty tăng đột biến.

Để đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm trong điều kiện nền kinh tế khoa khăn, chi phí bán hàng trong năm 2008 cũng tăng đáng kể so với năm 2007, tăng 46%. Chi phí quản lý doanh nghiệp ở mức ổn định. Nhìn chung, do việc tăng cường sản xuất sản phẩm và do những biến động của giá cả nguyên vật liệu, lãi suất, tỷ giá… chi phí sản xuất trong năm 2008 đã tăng 59% so với năm 2007.

Năm 2009, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế nên giá nguyên vật liệu đầu vào ở mức thấp chỉ tương đương giá năm 2007 nhưng đã có xu hướng tăng trở lại khi nền kinh tế có những dấu hiệu phục hồi. Năm 2009, chi phí sản xuất của Công ty giữ ở mức ổn định.

Nhìn chung, chi phí sản xuất của Công ty ở mức thấp, đặc biệt là giá thành sản xuất sản phẩm do máy móc, thiết bị phần lớn đã được khấu hao gần hết. Mặt khác, do có kinh nghiệm lâu năm và ưu thế về công nghệ nên Công ty cũng tiết kiệm được thời gian sản xuất, hạn chế tối đa những hao hụt trong quá trình sản xuất sản phẩm.

2.2.2.5. Phân tích rủi ro tài chính

Rủi ro tài chính gắn với mức độ sử dụng nợ, với cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp và mức độ tăng rủi ro cùng với mức độ tăng của nợ. Ngoài ra, rủi ro tài chính còn được phản ánh qua khả năng thanh toán cũng như tình hình quản lý hàng tồn kho , tình hình thu hồi và thanh toán công nợ ở Công ty.

Phân tích rủi ro tài chính ở Công ty được tiến hành thông qua nghiên cứu diễn biến của các chỉ tiêu phản ánh cấu trúc tài chính, tình hình và khả năng thanh toán, các tỷ số hoạt động. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 2.10: Các chỉ tiêu phân tích rủi ro tài chính

Chỉ tiêu Công thức tính Đầu năm Cuối năm Chênh lệch

1. Hệ số khả năng thanh Tổng số tài sản 1,69 1,50 -0,19 Tổng số nợ phải trả

toán tổng quát 2. Hệ số nợ ngắn hạn trên tổng tài sản Tổng nợ ngắn hạn 0,5819 0,5147 -0,0672 Tổng tài sản 3. Hệ số nợ dài hạn so với tổng tài sản Tổng nợ dài hạn 0,0074 0,151 +0,1463 Tổng tài sản

(Nguồn: Công ty CP que hàn điện Việt Đức)

Qua bảng số liệu trên cho thấy, nhìn chung tình hình rủi ro về tài chính của Công ty cuối năm 2009 giảm so với đầu năm 2009.

- Hệ số khả năng thanh toán tổng quát cuối năm là 1,50 giảm so với đầu năm 1,69 nhưng vẫn > 1 nên công ty đảm bảo được khả năng thanh toán.

- Hệ số nợ ngắn hạn trên tổng tài sản giảm 0,0672 lần; chứng tỏ Công ty đã chủ động, tích cực huy động mọi nguồn lực để thanh toán các khoản nợ, nhất là các khoản nợ dài hạn, nhằm tăng cường sự tín nhiệm trong vay vốn giữa Công ty với các tổ chức tín dụng.

- Hệ số nợ dài hạn so với tổng tài sản: đầu năm là 0,0074 cuối năm tăng lên đáng kể là 0,151.Chỉ tiêu này thấp chứng tỏ các tài sản của doanh nghiệp không được tài trợ nhiều từ vốn vay dài hạn.

Như vậy, có thể thấy mức độ rủi ro về tài chính của Công ty không cao, tạo được sự tin tưởng cho các cổ đông góp vốn.

2.2.3. Tổ chức phân tích BCTC tại Công ty

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Phân tích báo cáo tài chính tại Công ty CP que hàn điện Việt Đức (Trang 61)