Chi phí trong kỳ của doanh nghiệp chi ra thường bao gồm: Giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính, chi phí khác. Đó là các khoản chi phí bỏ ra để thu lợi nhuận trong kỳ. Để đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí các nhà phân tích thường xác định các chỉ tiêu sau:
- Tỷ suất lợi nhuận so với giá vốn hàng bán
Lợi nhuận thuần từ HĐKD
Tỷ suất lợi nhuận so với = x 100 (1.23) giá vốn hàng bán Giá vốn hàng bán
Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích doanh nghiệp đầu tu 100 đồng giá vốn hàng bán thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ mức lợi nhuận trong giá vốn hàng bán càng lớn, thể hiện các mặt hàng kinh doanh lời nhất, do vậy doanh nghiệp càng đẩy mạnh khối lượng tiêu thụ.
- Tỷ suất lợi nhuận so với chi phí bán hàng
Lợi nhuận thuần từ HĐKD
Tỷ suất lợi nhuận so với = x 100 (1.24) chi phí bán hàng Chi phí bán hàng
Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích doanh nghiệp đầu tư 100 đồng chi phí bán hàng thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ mức lợi nhuận trong chi phí bán hàng càng lớn, doanh nghiệp đã tiết kiệm được chi phí bán hàng.
- Tỷ suất lợi nhuận so với chi phí quản lý doanh nghiệp Lợi nhuận thuần từ HĐKD
Tỷ suất lợi nhuận so với = x 100 (1.25) chi phí quản lý DN Chi phí quản lý DN
Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích doanh nghiệp đầu tư 100 đồng chi phí quản lý doanh nghiệp thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ mức lợi nhuận trong chi phí quản lý doanh nghiệp càng lớn, doanh nghiệp đã tiết kiệm được chi phí quản lý.
- Tỷ suất lợi nhuận kế toán trước thuế so với tổng chi phí Tỷ suất lợi nhuận Lợi nhận kế toán trước thuế
kế toán trước thuế so với = x 100 (1.26) tổng chi phí Tổng chi phí
Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích doanh nghiệp đầu tư 100 đồng chi phí thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận kế toán trước thuế. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ mức lợi nhuận trong chi phí càng lớn, doanh nghiệp đã tiết kiệm được các khoản chi phí chi ra trong kỳ.
1.3.5. Phân tích dấu hiệu rủi ro tài chính doanh nghiệp [7, tr.310 – 311]
Rủi ro tài chính (financial risk) là phần rủi ro mà các chủ sở hữu phải gánh chịu thêm do doanh nghiệp sử dụng các khoản nợ. Rủi ro tài chính là các biến động thêm của tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) và lợi nhuận trên cổ phiếu (EPS) do doanh nghiệp sử dụng các khoản nợ vay.
Để lượng hóa rủi ro tài chính ta sử dụng khái niệm độ lớn đòn bẩy tài chính. Đòn bẩy kinh doanh ảnh hưởng tới lợi nhuận trước thuế và lãi vay, còn đòn bẩy tài chính ảnh hưởng tới lợi nhuận sau thuế và lãi vay, hay lợi nhuận ròng sẵn có để chia cho các chủ sở hữu. Như vậy, đòn bẩy tài chính kế tục đòn bẩy kinh doanh, phản
ánh những thay đổi của mức độ tiêu thụ ảnh hưởng tới lợi nhuận trên cổ phiếu. Do vậy, đòn bẩy kinh doanh có thể còn được gọi là đòn bẩy giai đoạn một và đòn bẩy tài chính được gọi là đòn bẩy giai đoạn hai.
Độ lớn của đòn bẩy tài chính (DFL) được định nghĩa là tỷ lệ % thay đổi của lợi nhuận sau thuế (EAT) hoặc lợi nhuận trên cổ phiếu (EPS) khi có một tỷ lệ % thay đổi của lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT).
% EAT % EPS EBIT
DEL = = = (1.27) %EBIT % EBIT EBIT - I
(I là chi phí lãi vay) Từ công thức trên ta thấy độ lớn đòn bẩy tài chính sẽ bằng I nếu doanh nghiệp không sử dụng các khoản vay nợ, khi đó nếu EBIT tăng 100% thì EPS cũng tăng 100%. Như vậy, 1 là giá trị tối thiểu của độ lớn đòn bẩy tài chính và khi đó không có rủi ro tài chính. Khi doanh nghiệp càng sử dụng nhiều nợ vay thì độ lớn đòn bẩy tài chính càng cao và có ý nghĩa là mức độ rủi ro tài chính càng lớn.
Ngoài ra, rủi ro tài chính còn được phản ánh qua khả năng thanh toán cũng như tình hình quản lý hàng tồn kho và tình hình thu hồi và thanh toán công nợ ở doanh nghiệp. Phân tích rủi ro tài chính được tiến hành thông qua nghiên cứu biến động của các chỉ tiêu phản ánh cấu trúc tài chính, tình hình và khả năng thanh toán, các tỷ số hoạt động.
1.4. Tổ chức phân tích BCTC trong doanh nghiệp
Tổ chức phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp là việc thiết lập trình tự các bước công việc cần tiến hành trong quá trình phân tích, vận dụng tổng hợp các phương pháp phân tích để đánh giá đúng kết quả, chỉ rõ những sai lầm và kiến nghị biện pháp khắc phục những thiếu sót trong hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
Việc phân tích báo cáo tài chính phải được tổ chức khoa học, hợp lý, phù hợp với đặc điểm kinh doanh, cơ chế hoạt động, cơ chế quản lý kinh tế - tài chính
của doanh nghiệp, phù hợp với mục tiêu quan tâm của từng đối tượng sử dụng thông tin.
1.4.1. Lập kế hoạch phân tích
Xây dựng chương trình phân tích là công việc đầu tiên của tổ chức phân tích. Do đó, chương trình phân tích được xây dựng càng tỉ mỉ và chi tiết bao nhiêu thì kết quả của phân tích càng cao bấy nhiêu. Khi xây dựng chương trình phân tích, cần nêu rõ những vấn đề cơ bản sau:
- Xác định rõ mục tiêu phân tích: cung cấp những thông tin gì, cho đối tượng sử dụng thông tin nào cần.
- Xác định nội dung phân tích: nội dung phân tích cần được xác định rõ những vấn đề cần được phân tích dựa trên mục tiêu phân tích đã đề ra.
- Phạm vi phân tích: tuỳ theo yêu cầu và thực tiễn của các đối tượng sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính để xác định nội dung và phạm vi phân tích phù hợp.
- Thời gian ấn định trong chương trình phân tích: bao gồm thời gian chuẩn bị, thời gian tiến hành phân tích và thời gian kết thúc phân tích để báo cáo kết quả phân tích cho các đối tượng sử dụng thông tin.
- Sưu tầm và kiểm tra tài liệu.
- Xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân tích
- Lựa chọn hệ thống phương pháp phân tích thích hợp.
- Tổ chức lực lượng cán bộ và phương tiện thực hiện mục tiêu phân tích, trong đó cần phân công rõ trách nhiệm của từng người, từng bộ phận,…
- Tiến độ phận tích…
1.4.2. Trình tự phân tích