Khả năng thanh toán của doanh nghiệp cho biết năng lực tài chính trước mắt và lâu dài của doanh nghiệp. Do đó, khi phân tích khả năng thanh toán các nhà quản lý đánh giá được sức mạnh tài chính hiện tại, tương lai cũng như dự đoán được tiềm lực trong thanh toán và an ninh tài chính của doanh nghiệp.
Các nhà phân tích thường sử dụng những chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán chủ yếu sau:
Bảng 1.1: Chỉ tiêu phân tích khả năng thanh toán của Doanh nghiệp
Chỉ tiêu Công thức tính Ý nghĩa
1. Hệ số khả năng thanh toán ngay
Tiền và các khoản tương đương tiền
Khả năng thanh toán ngay các khoản công nợ ngắn hạn Nợ ngắn hạn 2. Hệ số khả năng thanh toán nhanh Tài sản ngắn hạn – hàng tồn kho
Mức độ thanh toán nhanh của các tài sản dễ chuyển đổi thành tiền đối với các khoản nợ ngắn hạn
Nợ ngắn hạn 3. Hệ số khả năng thanh
toán nợ ngắn hạn Tài sản ngắn hạnNợ ngắn hạn Mức độ đáp ứng nợ ngắn hạncủa tài sản ngắn hạn 4. Hệ số khả năng thanh
toán tổng quát Tổng số tài sản Khả năng trang trải cáckhoản nợ bằng tổng số tài sản hiện có
Tổng số nợ phải trả 5. Hệ số khả năng thanh
toán nợ dài hạn Tài sản dài hạn Khả năng thanh toán nợ dàihạn đối với toàn bộ giá trị thuần của TSCĐ và đầu tư dài hạn…
Nợ dài hạn
- Chỉ tiêu “Hệ số khả năng thanh toán ngay” cao thì chứng tỏ khả năng thanh toán của doanh nghiệp dồi dào, tuy nhiên nếu chỉ tiêu này cao quá và kéo dài có thể dẫn tới vốn bằng tiền của doanh nghiệp nhàn rỗi, ứ đọng, dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn thấp. Nếu chỉ tiêu này quá thấp, kéo dài chứng tỏ doanh nghiệp không có đủ khả năng thanh toán các khoản công nợ ngắn hạn, dấu hiệu rủi ro tài chính xuất hiện, nguy cơ phá sản có thể xảy ra.
- “Hệ số khả năng thanh toán nhanh”: Nếu chỉ tiêu này cao quá, kéo dài cũng không tốt, có thể dẫn tới hiệu quả sử dụng vốn giảm. Chỉ tiêu này thấp quá, kéo dài càng không tốt, xuất hiện rủi ro tài chính, nguy cơ phá sản có thể xảy ra.
- “Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn”: Chỉ tiêu này càng cao khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp càng tốt và ngược lại. Chỉ tiêu này cao chứng tỏ một bộ phận của tài sản ngắn hạn được đầu tư từ nguồn vốn ổn định, đây là nhân tố làm tăng tính tự chủ trong hoạt động tài chính. Nếu chỉ tiêu này thấp, kéo dài có thể dẫn đến doanh nghiệp phụ thuộc tài chính, ảnh hưởng không tốt đến hoạt động kinh doanh.
- “Hệ số khả năng thanh toán tổng quát” càng cao càng tốt, đó là nhân tố quan trọng hấp dẫn các tổ chức tín dụng cho vay tiền. Khả năng thanh toán tổng quát quá thấp kéo dài có thể dẫn tới doanh nghiệp bị giải thể hoặc phá sản.
- “Hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn”: Chỉ tiêu này càng cao khả năng thanh toán dài hạn trong tương lai của doanh nghiệp càng tốt sẽ góp phần ổn định tình hình tài chính.
1.3.4. Phân tích hiệu quả kinh doanh
Hiệu quả kinh doanh là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh trình độ sử dụng các nguồn vật lực, tài chính của doanh nghiệp để đạt hiệu quả cao nhất.
Phân tích hiệu quả kinh doanh cần phải kết hợp nhiều chỉ tiêu hiệu quả ở các bộ phận, các mặt của quá trình kinh doanh như chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn, tài sản ngắn hạn, nguồn vốn chủ sở hữu, nguồn vốn vay, chi phí…. Ta cũng có thể phân tích từ chỉ tiêu tổng hợp đến chỉ tiêu chi tiết, từ đó khái quát hóa để đưa ra các thông tin hữu ích là cơ sở đưa ra các quyết định phục vụ quá trình kinh doanh.
Nội dung và các chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh bao gồm: