- Đặc điểm bộ máy quản lý tại công ty CP que hàn điện Việt Đức
a) Phân tích tình hình công nợ của Công ty
55.997.634.003
Tỷ lệ các khoản nợ phải thu = x 100 = 65,29% so với các khoản nợ phải trả 85.773.650.046
Chỉ tiêu này phản ánh quan hệ giữa các khoản phải thu so với nợ phải trả của doanh nghiệp.Trị số của chỉ tiêu này nhỏ hơn 100%, chứng tỏ doanh nghiệp chiếm dụng vốn nhiều. Thực tế cho thấy số đi chiếm dụng lớn hơn hay nhỏ hơn đều phản ánh tình hình tài chính không lành mạnh và đều ảnh hưởng đến uy tín, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
- Số vòng quay phải thu của khách hàng:
27.236.238.848 + 55.997.634.003
Số dư bình quân = = 41.616.936.426 phải thu của khách hàng 2
232.886.778.277 Số vòng quay = = 5,60 phải thu của khách hàng 41.616.936.426
“Số vòng quay phải thu của khách hàng” cho biết trong kỳ phân tích các khoản phải thu quay được bao nhiêu vòng, chỉ tiêu này tương đối lớn là 5,60 chứng tỏ công ty thu hồi tiền hàng kịp thời, ít bị chiếm dụng vốn.
Bên cạnh đó ta còn xác định thời gian của một vòng quay phải thu của khách hàng:
365
Thời gian của 1 vòng quay = = 65 phải thu của khách hàng 5,60
Thời gian của 1 vòng quay phải thu của khách hàng là 65, chứng tỏ tốc độ thu hồi tiền hàng của công ty ở mức trung bình, số vốn công ty bị chiếm dụng ít.
- Số vòng quay phải trả người bán:
44.515.562.655 + 85.773.650.046
phải trả người bán 2 192.845.620.780
Số vòng quay = = 3,00 phải trả người bán 65.144.606.350
“Số vòng quay phải trả người bán” cho biết trong kỳ phân tích các khoản phải trả quay được bao nhiêu vòng, chỉ tiêu này là 3,00 chứng tỏ công ty thanh toán tiền hàng chậm, chiếm dụng vốn nhiều.
Bên cạnh đó ta còn xác định thời gian của một vòng quay phải trả người bán: 365
Thời gian của 1 vòng quay = = 122 phải trả người bán 3,00
Thời gian của 1 vòng quay phải trả người bán tương đối dài là 122, chứng tỏ tốc độ thanh toán tiền hàng của công ty chậm, công ty đi chiếm dụng vốn nhiều.
Ngoài việc phân tích các chỉ tiêu trên, khi phân tích tình hình công nợ phải thu, công nợ phải trả trong kỳ của doanh nghiệp, các nhà phân tích còn tiến hành so sánh các khoản nợ phải thu, nợ phải trả giữa cuối kỳ với đầu kỳ, chỉ tiêu tổng hợp cũng như các chỉ tiêu chi tiết và số tiền phải thu, phải trả quá hạn theo thời hạn để từ đó nhận xét sự biến động của mỗi chỉ tiêu.
b) Phân tích khả năng thanh toán
Bảng 2.4: Phân tích khả năng thanh toán ĐVT: lần
Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm Chênh
lệch
1. Hệ số khả năng thanh toán ngay 0,04 0,08 + 0,04 2. Hệ số khả năng thanh toán nhanh 0,67 0,96 0,29 3. Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn 1,45 1,58 + 0,13 4. Hệ số khả năng thanh toán tổng quát 1,69 1,50 - 0,19
5. Hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn 22,13 1,2 - 20,93
- Hệ số khả năng thanh toán ngay đầu năm là 0,04 cuối năm tăng lên 0,08 nhưng <0,5 nên công ty gặp khó khăn trong việc thanh toán công nợ, chỉ tiêu này thấp quá ảnh hưởng đến uy tín của công ty.
- Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn đầu năm là 1,45 cuối năm tăng lên 1,58 cho biết với tổng giá trị thuần của tài sản ngắn hạn hiện có Công ty đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn
- Nếu hệ số khả năng thanh toán tổng quát cuối năm là 1,50 giảm so với đầu năm 1,69 nhưng vẫn > 1 nên công ty đảm bảo được khả năng thanh toán.
- Hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn đầu năm rất cao, cuối năm giảm mạnh xuống còn 1,2 do cuối năm nợ dài hạn tăng mạnh nhưng chỉ tiêu này vẫn >1 nên khả năng thanh toán dài hạn của công ty vẫn đảm bảo.