Thực trạng thi hành pháp luật về quy hoạch đô thị trên địa bàn thành phố Vĩnh

Một phần của tài liệu Pháp luật về quy hoạch đô thị ở Việt Nam và thực tiễn áp dụng tại thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc Luận văn ThS. Luật (Trang 68)

bàn thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

2.2.1. Điều kiện tự nhiên, lịch sử và kinh tế - xã hội của thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

2.2.1.1. Lịch sử hình thành và điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

Vĩnh Yên là thành phố của tỉnh Vĩnh Phúc, ở miền Bắc Việt Nam và là tỉnh lỵ của tỉnh. Đây cũng là nơi từng diễn ra trận đối đầu đầu tiên của tướng Võ Nguyên Giáp và tướng Jean de Lattre de Tassigny: Trận Vĩnh Yên (tháng 1 năm 1951). Lịch sử ra đời thành phố Vĩnh Yên được ghi nhận bằng sự kiện: Ngày 01/12/2006, Chính phủ ban hành Nghị định số 146/2006/NĐ-CP thành lập thành phố Vĩnh Yên trực thuộc tỉnh Vĩnh Phúc. Trước năm 1997, Vĩnh Yên là thị xã. Thời điểm đó, khu vực đô thị của thị xã Vĩnh Yên chủ yếu nằm ở khu vực phía bắc Đầm Vạc thuộc phường Ngô Quyền. Sau khi tái lập tỉnh Vĩnh Phúc (01/01/1997), Vĩnh Yên được lựa chọn là tỉnh lỵ - nơi đặt trung tâm chính trị - hành chính và các cơ quan đầu não, các sở, ban, ngành của tỉnh Vĩnh Phúc. Kể từ khi được thành lập, thành phố Vĩnh Yên không ngừng phát triển và mở rộng địa giới hành chính ra khu vực ngoại thành. Hiện nay, thành phố Vĩnh Yên có diện tích tự nhiên bao gồm 5.080,21 ha đất và 122.568 nhân khẩu (tháng 12 năm 2006); có chín đơn vị hành chính gồm các phường và xã: i) Ngô Quyền; ii) Liên Bảo; iii) Tích Sơn; iv) Đồng Tâm; v) Hội Hợp; vi) Khai Quang; vii) Đống Đa; viii) Xã Định Trung; ix) Xã Thanh Trù.

Về vị trí địa lý, địa giới hành chính thành phố Vĩnh Yên được phân bố như sau: Phía đông giáp huyện Bình Xuyên; phía tây và phía bắc giáp huyện Tam Dương; phía nam giáp huyện Yên Lạc; đều thuộc tỉnh Vĩnh Phúc.

63

Vĩnh Yên là một địa phương có bề dày truyền thống lịch sử lâu đời của vùng trung du Bắc Bộ. Theo dòng lịch sử, Vĩnh Yên trước khi có tên gọi như ngày nay đã là một vùng đất được hình thành từ lâu đời với 3 vùng sinh thái: Vùng núi, Vùng đồi xâm thực bóc màu, và vùng rìa đồng bằng châu thổ. Đây là nơi từ ngàn xưa đã có con người sinh sống. Thời Hùng Vương thế kỷ thứ VII đến năm 210 trước công nguyên, khu vực Vĩnh Yên thuộc Bộ Văn Lang. Thời Thục An Dương Vương năm 210 đến năm 179 trước công nguyên thuộc Bộ Mê Linh. Trong thời kỳ phong kiến phương bắc đô hộ thuộc Quận Giao Chỉ, sau đó thuộc Quận Phong Châu. Đến thời kỳ Nhà Trần, thế kỷ XIII - XIV thuộc huyện Tam Dương, Trấn Tuyên Quang. Thời nhà Lê thuộc phủ Đoan Hùng, Trấn Sơn Tây. Thời Nhà Nguyễn, phần lớn Vĩnh Yên thuộc phủ Tam Đái, một phần nhỏ thuộc phủ Đoan Hùng, đều thuộc trấn Sơn Tây. Ngày 20 tháng 10 năm 1890 đến tháng 4 năm 1891, Vĩnh Yên thuộc địa phận Đạo Vĩnh Yên. Ngày 12 tháng 4 năm 1891, đạo Vĩnh Yên giải thể. Ngày 29 tháng 12 năm 1899, tỉnh Vĩnh Yên được thành lập, trung tâm tỉnh lỵ được đặt tại một vùng đất thuộc xã Tích Sơn: Núi An Sơn (Khu đồi cao ngày nay) được gọi là Vĩnh Yên, cái tên Vĩnh Yên chính thức có từ đó (Tên gọi Vĩnh Yên là tên ghép bởi hai chữ đầu của phủ Vĩnh Tường và huyện Yên Lạc. Nơi đặt trung tâm tỉnh lỵ lúc đó là xã Tích Sơn thuộc huyện Tam Dương, xã có 5 làng cổ là: Đậu - Dẩu, Khâu, Tiếc, Hạ, Sậu. Năm 1903, đô thị Vĩnh Yên được xác lập gồm 2 phố: Vĩnh Thành, Vĩnh Thịnh và 10 làng cổ là: Cổ Độ, Bảo Sơn, Đạo Hoằng, Hán Lữ, Định Trung, Đôn Hậu, Khai Quang, Nhân Nhũng, Xuân Trừng và làng Vĩnh Yên. Năm 1968, hai tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ hợp nhất thành tỉnh Vĩnh Phú, thị xã Vĩnh Yên thuộc tỉnh Vĩnh Phú. Sau năm 1975, thị xã Vĩnh Yên có 4 phường: Ngô Quyền, Đống Đa, Liên Bảo, Tích Sơn. Năm 1977, sáp nhập 2 xã Định Trung và Khai Quang thuộc huyện Tam Dương và thị trấn Tam Đảo vào thị xã Vĩnh Yên. Ngày 26 tháng 11 năm 1996, tỉnh Vĩnh Phúc được tái lập từ tỉnh Vĩnh Phú, thị xã Vĩnh Yên trở lại là tỉnh lỵ tỉnh Vĩnh

64

Phúc. Ngày 18 tháng 8 năm 1999, Chính phủ ra Nghị định điều chỉnh địa giới, mở rộng thị xã Vĩnh Yên như sau:

- Sáp nhập thôn Lai Sơn (xã Thanh Vân, huyện Tam Dương), khu đồi Son (xã Vân Hội, huyện Tam Dương), thôn Lạc Ý (xã Đồng Cương, huyện Yên Lạc) vào thị trấn Tam Dương.

- Sáp nhập thị trấn Tam Dương (thuộc huyện Tam Dương) vào thị xã Vĩnh Yên; trên cơ sở diện tích và dân số thị trấn Tam Dương, chia thị trấn Tam Dương thành 2 phường: Đồng Tâm và Hội Hợp.

- Thành lập xã Thanh Trù trên cơ sở diện tích và dân số hai thôn Vị Thanh, Vị Trù (xã Quất Lưu, huyện Bình Xuyên tách ra).

- Sáp nhập xã Thanh Trù vào thị xã Vĩnh Yên.

Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, thị xã Vĩnh Yên có 5.079,27 ha diện tích tự nhiên và 65.727 nhân khẩu, gồm 10 đơn vị hành chính trực thuộc là các phường: Ngô Quyền, Đống Đa, Liên Bảo, Tích Sơn, Đồng Tâm, Hội Hợp, các xã: Định Trung, Khai Quang, Thanh Trù và thị trấn Tam Đảo. Ngày 9 tháng 12 năm 2003, thị trấn Tam Đảo được tách khỏi thị xã Vĩnh Yên để sáp nhập vào huyện Tam Đảo. Sau lần điều chỉnh địa giới hành chính này, diện tích tự nhiên thị xã Vĩnh Yên là 60,08 km2, dân số trên 10 vạn người. Ngày 23 tháng 11 năm 2004, chuyển xã Khai Quang thành phường Khai Quang. Tháng 12 năm 2004, thị xã Vĩnh Yên được công nhận là đô thị loại 3. Ngày 1 tháng 12 năm 2006, chuyển thị xã Vĩnh Yên thành thành phố trực thuộc tỉnh Vĩnh Phúc.Theo lộ trình quy hoạch giai đoạn 2016-2020, Vĩnh Yên sẽ trở thành đô thị loại 2.

Hiện nay, thành phố có 1.159 cơ sở sản xuất công nghiệp, trong đó có trên 30 dự án vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tập trung chính ở hai khu công nghiệp là Khai Quang và Lai Sơn, giải quyết hàng vạn lao động trên địa bàn và các vùng lân cận với thu nhập bình quân 900.000 đồng/tháng. Ngoài ra, còn các cụm phát triển kinh tế nằm rải rác ở các xã, phường: Tích Sơn, Đồng Tâm,

65

Hội Hợp phục vụ cho các dự án có quy mô vừa và nhỏ. Bên cạnh đó, hoạt động thương mại đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh, đầu tư xây dựng cải tạo các chợ trung tâm thị xã, nâng cấp, hệ thống cơ sở hạ tầng để thu hút đầu tư vào các dự án lớn như: Khu dịch vụ Trại ổi, khu vui chơi giải trí Nam đầm Vạc, khu đô thị chùa Hà Tiên, khu du lịch Bắc đầm Vạc…

2.2.1.2. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đối với việc thực thi pháp luật quy hoạch đô thị trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên

Tìm hiểu lịch sử hình thành, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Vĩnh Yên cho thấy những yếu tố này có tác động, ảnh hưởng nhất định đến quá trình thực thi pháp luật về quy hoạch sử dụng đất. Những tác động này bao gồm:

i) Những tác động tích cực

Với vị trí là thành phố, tỉnh lỵ của tỉnh Vĩnh Phúc; việc thực thi pháp luật về quy hoạch đô thị trên địa bàn gặp những mặt tích cực do tác động của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Vĩnh Yên; cụ thể:

- Nhận thức được vị trí và vai trò của trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc, công tác thực hiện pháp luật về quy hoạch đô thị trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của tỉnh Ủy, sự lãnh đạo sát sao của UBND tỉnh Vĩnh Phúc . Để tổ chức triển khai thực hiện pháp luật về quy hoạch đô thị tại địa phương, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành các văn bản tổ chức thực hiện.

- Với vị trí và vai trò của trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc nên so với các huyện khác trong tỉnh, người dân sinh sống trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên đã nhận thức được ý nghĩa của pháp luật về quy hoạch độ thị trong đời sống kinh tế, xã hội. Trên cơ sở đó, họ có ý thức chấp hành các quy định về quy hoạch đô thị do các cơ quan trung ương và địa phương ban hành.

66

- Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nâng cao nhận thức của người dân về pháp luật nói chung và pháp luật về quy hoạch đô thị nói riêng được cấp Uỷ và chính quyền thành phố Vĩnh Yên chú trọng quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo thường xuyên, liên tục. Điều này đã góp phần không nhỏ vào việc nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật về quy hoạch đô thị.

- Do tỉnh Vĩnh Phúc nói chung và thành phố Vĩnh Yên nói riêng nằm trong vùng không gian Hà Nội, với vị trí địa lý tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội - Trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội lớn nhất cả nước nên thành phố Vĩnh Yên có sự gắn kết về không gian quy hoạch phát triển vùng, đóng vai trò là khu vực kinh tế vệ tinh góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế của Thủ đô Hà Nội. Ngược lại, sự phát triển năng động của Thủ đô Hà Nội có sức lan toả mạnh mẽ đến việc phát triển của thành phố Vĩnh Yên. Trong thực hiện pháp luật về quy hoạch đô thị, thành phố Vĩnh Yên đã học hỏi những kinh nghiệm, bài học tham khảo bổ ích của Thủ đô Hà Nội trong lĩnh vực này.

- Tỉnh Vĩnh Phúc nói chung và thành phố Vĩnh Yên nói riêng là địa phương thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào hàng tốp đầu của cả nước. Với vị trí địa lý tiếp giáp Thủ đô Hà Nội, có cơ sở hạ tầng giao thông đồng bộ và sự năng động, sáng tạo của chính quyền, nhân dân địa phương, trong những năm qua, thành phố Vĩnh Yên có sự chuyển dịch mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp, thương mại, dịch vụ, nông nghiệp; tốc độ phát triển kinh tế nhanh và bền vững. Điều này đã tạo những tiền đề vật chất thuận lợi cho việc thực thi pháp luật về quy hoạch đô thị v.v..

ii) Những tác động tiêu cực

- Từ thị xã Vĩnh Yên chuyển lên thành thành phố Vĩnh Yên đã khiến cho giá đất tăng cao và làm gia tăng dân số; do nơi đây là tỉnh lỵ của tỉnh Vĩnh Phúc nên người dân có nhiều điều kiện tiếp cận trong buôn bán, tìm kiếm việc làm, sinh sống thuận lợi. Điều này tạo áp lực cho việc thực hiện quy hoạch đô thị; bởi lẽ, tình trạng xây dựng, cơi nơi, sửa chữa nhà ở; phát

67

triển các khu công nghiệp, khu đô thị mới, xây dựng các trung tâm thương mại v.v. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thời gian qua, thành phố Vĩnh Yên là địa bàn “nóng” về tình trạng mua bán, chuyển nhượng, đất đai; lấn, chiếm đất đai, xây dựng nhà cửa, công trình xây dựng trái phép v.v.. Điều này có nguyên nhân do địa giới của thành phố mở rộng, nhiều xã trước đây là khu vực nông thôn nay trở thành khu vực đô thị. Giá đất ở khu vực này không ngừng tăng đã kéo theo tình trạng mua bán đất , xây dựng , cơi nới nhà cửa trái phép v .v. Điều này gây áp lực cho công tác quản lý quy hoạch đô thị.

- Do mở rộng địa giới hành chính của thành phố Vĩnh Yên mà một số xã thuộc khu vực nông thôn đã “đô thị hoá” trở thành phường. Tuy nhiên, bộ máy, phương thức lãnh đạo, quản lý; đội ngũ cán bộ ở các phường đô thị hoá đã không theo kịp sự thay đổi và phát triển nhanh chóng của tình hình kinh tế - xã hội dẫn đến việc quản lý nhà nước về đô thị nói chung và quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị nói riêng còn bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém. Đây là một trở ngại cho quá trình thực thi pháp luật về quy hoạch đô thị trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên v.v.

2.2.2. Thực trạng thi hành pháp luật về quy hoạch đô thị trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

2.2.2.1. Những kết quả đạt được

Tìm hiểu thực trạng thi hành pháp luật về quy hoạch đô thị trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên cho thấy công tác này đã đạt được những kết quả tích cực được ghi nhận ở một số nội dung cơ bản sau đây:

Thứ nhất, công tác quy hoạch được xã hội đánh giá ngày càng cao, nội dung quy hoạch ngày càng hoàn thiện, chất lượng quy hoạch được nâng cao. Trong giai đoạn 2006 - 2010, đánh dấu nhiều đổi mới, toàn diện trong công tác quy hoạch từ nhận thức đến tổ chức thực hiện. Tính pháp lý của quy hoạch từng bước được hình thành khá rõ nét.

68

Thứ hai, nhiều quy hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt và thực hiện quy hoạch đã đạt được nhiều kết quả khả quan.

- Đã quy hoạch chi tiết khu công trình công cộng, quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch khu dân cư, khu tái định cư... Hoàn thành quy hoạch sử dụng đất cấp xã, phường giai đoạn 2001- 2010, đồng thời hoàn thành quy hoạch các khu dân cư xen ghép.

- Khu công nghiệp Khai Quang có tỷ lệ lấp đầy 79%. Quy hoạch khu công nghiệp gắn với phát triển công nghiệp, phát triển đô thị và dịch vụ, đảm bảo được sự đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội trong và bên ngoài hàng rào khu công nghiệp.

- Về giao thông: Trong giai đoạn từ năm 2006 - 2010 đã thực hiện quy hoạch và triển khai xây dựng hệ thống đường vành đai của Thành phố, cải tạo và nâng cấp đường quốc lộ 2A, 2B, 2C, đường vành đai phía bắc, đường quốc lộ được thực hiện xây dựng theo hình thức BOT, đường tránh Vĩnh Yên, các nút giao thông nhà thi đấu, nút giao thông Rừng Lim, xây dựng mới tuyến đường đôi chùa Hà Tiên, đường vào khu công nghiệp, đường trong các khu dân cư, cải tạo các tuyến đường nội thị.

69

- Đã thực hiện các dự án xây dựng: Khu đô thị chùa Hà Tiên, khu chung cư cho người thu nhập thấp, khu vui chơi giải trí Nam Đầm Vạc và đang triển khai các dự án xây dựng các khu trung tâm thương mại, khu đô thị nam Vĩnh Yên, khu đô thị Bắc Vĩnh Yên.

- Chợ trung tâm thương mại: Các trung tâm thương mại có quy mô lớn, hiện đại, phạm vi phục vụ rộng được bố trí ở thành phố Vĩnh Yên.

Thứ ba, trong giai đoạn 2006 - 2010 công tác triển khai thực hiện kế hoạch chỉnh trang đô thị đã đạt được nhiều kết quả, đáp ứng nhu cầu mở rộng và nâng cấp dịch vụ công cộng. Thực hiện kế hoạch chỉnh trang đô thị các dự án do UBND thành phố Vĩnh Yên và các đơn vị trực thuộc làm chủ đầu tư là 152 dự án.

Công tác chỉnh trang đô thị đã được các ngành của tỉnh và thành phố tập trung triển khai thực hiện một cách tích cực, đồng bộ…

2.2.2.2. Những hạn chế, tồn tại

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác thực thi pháp luật về quy

Hộp 1

Dự án Khu đô thị mới Nam thành phố Vĩnh Yên có diện tích 446,92, nằm ở cửa ngõ thành phố. Sáng 17/12/2009, Tổng công ty Đầu tư phát triển Xây dựng - DIC đã tổ chức Lễ Khởi công.

Giai đoạn 2010 - 2013: Hoàn thành giai đoạn I với diện tích khoảng 180 – 200 ha. Giai đoạn 2014 - 2017: Hoàn thành giai đoạn II với diện tích khoảng 100 - 120ha (bắt đầu từ ranh giới phía Tây của dự án, giáp với Viện Quân y 109).

Giai đoạn 2017 - 2023: Hoàn thành giai đoạn III với diện tích 150 - 170ha và là Khu trung tâm của dự án. Quy mô xây dựng dự án: Đầu tư xây dựng hoàn chỉnh, đồng bộ

Một phần của tài liệu Pháp luật về quy hoạch đô thị ở Việt Nam và thực tiễn áp dụng tại thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc Luận văn ThS. Luật (Trang 68)