Ở bất kỳ giai đoạn nào trong lịch sử phát triển xã hội loài người thì các đô thị luôn được coi là trung tâm quyền lực chính trị, kinh tế, văn hóa quan
28
trọng của xã hội và có sức chi phối mạnh mẽ, ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của các vùng, miền và sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đô thị đóng vai trò trung tâm và là động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng hoặc của cả nước. Trong xu thế toàn cầu hiện nay, trên thế giới hình thành các trung tâm đô thị lớn được mệnh danh là “thành phố toàn cầu” chi phối nền kinh tế thế giới như Luân đôn, Pa-ri, Niu- óc - nơi tập trung các nguồn lực tài chính, các công ty xuyên quốc gia, các tập đoàn kinh tế khổng lồ với những chi nhánh ở khắp các lục địa: Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Á, Châu Phi và Châu Đại Dương. Ở Việt Nam, các đô thị lớn đóng vai trò đầu tàu kinh tế của cả nước như thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng…Chỉ tính riêng thành phố Hồ Chí Minh, GDP của thành phố này chiếm khoảng 20% GDP/năm của cả nước. Bên cạnh đó, các đô thị còn là trung tâm chính trị, hành chính của quốc gia, của một tỉnh hoặc của một huyện. Chính vì vậy, việc định hướng phát triển đô thị và không gian đô thị có ý nghĩa rất quan trọng góp phần không nhỏ cho sự phát triển của đất nước. Chúng ta có thể khẳng định quy hoạch đô thị có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc định hướng phát triển đất nước hôm nay và tương lai. Bởi lẽ, đô thị là bộ mặt của đất nước. Vì vậy, quy hoạch đô thị luôn là mối quan tâm hàng đầu của các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương. Quy hoạch đô thị đóng góp công sức không nhỏ vào sự phát triển diện mạo của Việt Nam. Kể từ khi Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), là Ủy viên không thường trực của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc và tham gia các tổ chức quốc tế khác như Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn hợp tác kinh tế Á - Âu (ASEM) v.v..; chúng ta đã và đang khẳng định được vị trí của mình trong khu vực và trên thế giới. Việt Nam là một trong những điểm hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Phần lớn các dự án đầu tư nước ngoài đăng ký đầu tư vào khu vực đô thị. Để đón dòng đầu tư
29
nước ngoài vào khu vực này thì việc quy hoạch đô thị phải được thực hiện trước một bước.
Mặt khác, sự tăng trưởng kinh tế ngày càng mạnh mẽ thì tốc độ đô thị hóa diễn ra càng nhanh. Điều này đòi hỏi phải có sự quy hoạch để các thành phố và các khu dân cư mới ngày càng trở nên đẹp đẽ, văn minh và hiện đại hơn. Bản thân các nhà quy hoạch phải thấy được trách nhiệm của mình trong thiết kế, quy hoạch, xây dựng phát triển đô thị bền vững. Nhưng để làm được điều này lại không hề đơn giản. Trước hết người làm quy hoạch phải điều tra, nghiên cứu kỹ những điều kiện về địa hình, khí hậu, kinh tế, văn hóa, giá trị lịch sử v.v.. để thiết kế, xây dựng quy hoạch. Tiếp đó là phải dự báo được xu hướng phát triển của các đô thị trong tương lai. Tuy nhiên, đây lại là tồn tại, là điểm yếu mà chúng ta chưa thể khắc phục được.