Theo quy định tại Khoản 7, 8, 9 Điều 3 Luật Quy hoạch đô thị năm 2009, quy hoạch đô thị được phân thành các loại sau đây:
- Quy hoạch chung: Quy hoạch chung là việc tổ chức không gian, hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở cho một đô thị phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của đô thị, bảo đảm quốc phòng, an ninh và phát triển bền vững. Quy hoạch chung được lập cho các thành phố trực thuộc trung ương, thành phố thuộc tỉnh, thị xã, thị trấn và khu đô thị mới.
26
i) Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên và hiện trạng của đô thị, xác định thế mạnh và động lực chính phát triển đô thị.
ii) Xác định tính chất quy mô, cơ sở kinh tế - kĩ thuật và các chỉ tiêu quy hoạch xây dựng và phát triển đô thị.
iii) Định hướng phát triển không gian kiến trúc, môi trường và cơ sở hạ tầng đô thị.
iv) Quy hoạch xây dựng đợt đầu từ 5 - 10 năm và hình thành các cơ sở để lập các đồ án quy hoạch chi tiết và dự án đầu tư xây dựng.
v) Xác định các căn cứ pháp lý để quản lý xây dựng đô thị.
Đồ án quy hoạch chung được nghiên cứu theo từng giai đoạn từ 15 - 20 năm cho quy hoạch dài hạn và từ 5 - 10 năm cho quy hoạch ngắn hạn.
- Quy hoạch phân khu: Quy hoạch phân khu là việc phân chia và xác định chức năng, chỉ tiêu sử dụng đất, quy hoạch đô thị các khu đất, mạng lưới công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội trong một khu vực đô thị nhằm cụ thể hóa nội dung quy hoạch chung. Quy hoạch phân khu được lập cho các khu vực trong thành phố, thị xã và khu đô thị mới .
Nhiệm vụ chủ yếu của quy hoạch phân khu là: i) Tạo cơ sở cho việc lập quy hoạch chi tiết.
ii) Xác định các nguyên tắc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan cho toàn khu vực lập quy hoạch.
iii) Xác định chỉ tiêu dân số, sử dụng đất, hạ tầng kỹ thuật.
iv) Bố trí công trình hạ tầng kỹ thuật; đánh giá môi trường chiến lược.
- Quy hoạch chi tiết: Quy hoạch chi tiết là việc phân chia và xác định chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị, yêu cầu quản lý kiến trúc, cảnh quan của từng lô đất, bố trí công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội nhằm cụ thể hóa nội dung của quy hoạch phân khu hoặc quy hoạch chung. Quy
27
hoạch chi tiết được lập theo yêu cầu phát triển, quản lý đô thị hoặc nhu cầu đầu tư xây dựng.
Nhiệm vụ chủ yếu của quy hoạch chi tiết gồm:
i) Cụ thể hóa và làm chính xác những quy định của quy hoạch chung. ii) Đánh giá thực trạng xây dựng, khả năng sử dụng và phát triển quỹ đất hiện có.
iii) Tập hợp và cân đối các yêu cầu đầu tư xây dựng.
iv) Nghiên cứu và đề xuất các định hướng kiến trúc và bảo vệ cảnh quan môi trường đô thị….
Luật Quy hoạch đô thị năm 2009 đã xây dựng các tiêu chí riêng cho mỗi loại quy hoạch. Tuy nhiên qua các quy định trên thấy rằng Luật Quy hoạch đô thị năm 2009 đã không xuất hiện tiêu chí về kiến trúc, cảnh quan đô thị; mặc dù vậy nhưng theo quy định tại Thông tư số 10/2010/TT-BXD ngày 11/8/2010 quy định hồ sơ của từng loại quy hoạch đô thị lại yêu cầu thể hiện các bản vẽ liên quan đến kiến trúc, cảnh quan đô thị, cụ thể: trong quy hoạch chung yêu cầu có sơ đồ định hướng phát triển không gian toàn đô thị; trong quy hoạch phân khu thì yêu cầu sơ đồ tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan; còn trong quy hoạch chi tiết yêu cầu có sơ đồ tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan của đô thị. Luật không đặt ra tiêu chí về kiến trúc, cảnh quan đô thị nhưng trong hồ sơ về quy hoạch đô thị thì lại yêu cầu có những nội dung liên quan đến kiến trúc, cảnh quan đô thị. Hơn nữa, Nghị định số 42/2009/NĐ-CP có quy định cụ thể về tiêu chí kiến trúc, cảnh quan đô thị và hiện nay thực tiễn áp dụng khi xét quyết định công nhận đô thị vẫn xét tiêu chí này. Từ những quy định trên đã phản ánh những văn bản quy định về quy hoạch đô thị thiếu sự chặt chẽ và không thống nhất với nhau.