Khái niệm quy hoạch đô thị

Một phần của tài liệu Pháp luật về quy hoạch đô thị ở Việt Nam và thực tiễn áp dụng tại thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc Luận văn ThS. Luật (Trang 27)

1.2.1.1. Khái niệm quy hoạch

Trước khi giải mã khái niê ̣m về quy hoạch đô thị , chúng ta cần tìm hiểu khái niệm quy hoạch; bởi lẽ, quy hoạch đô thị là một dạng cụ thể của quy hoạch. Thuật ngữ quy hoạch được sử dụng phổ biến trong đời sống xã hội. Nó hiện diện ở nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội như quy hoạch cán bộ , quy hoạch nguồn nhân lực, quy hoạch xây dựng, quy hoạch khu dân cư, quy hoạch đất đai, quy hoạch kiến trúc, quy hoạch phát triển vùng, quy hoạch mạng lưới

22

giáo dục, quy hoạch ma ̣ng lưới y tế , quy hoạch cảng biển và quy hoạch lâm nghiệp v.v. Vậy quy hoạch là gì?

Xét về mặt thuật ngữ, quy hoạch nói chung được hiểu là sự sắp xếp , bố trí theo một trật tự hợp lý nhằm đưa ra những dự kiến có tầm chiến lược theo một ý tưởng nhất định. [18,tr 625]

Từ định nghĩa nêu trên, chúng ta có thể rút ra một số đặc điểm cơ bản của quy hoạch như sau:

Một là, quy hoạch là sản phẩm do con người tạo ra nên nó mang ý chí chủ quan của người lập quy hoa ̣ch . Tuy nhiên, không phải khi nào ý chí chủ quan của người xây dựng quy hoạch cũng phù hợp với các đòi hỏi khách quan. Vì vậy, nó đòi hỏi người lập quy hoạch phải có năng lực, trình độ, kỹ năng nhạy bén trong việc phát hiện, nắm bắt những đòi hỏi của thực tiễn và khi các điều kiện khách quan thay đổi đòi hỏi quy hoạch cũng phải được điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

Hai là, quy hoạch là sự bố trí, sắp xếp mang tính chiến lược của con người. Điều này có nghĩa là quy hoạch là sự định hướng, dự báo mang tính dài hạn. Nó có thời gian lên đến 10 năm, 20 năm, 50 năm hoặc lâu hơn nữa. Việc quy hoạch của ngày hôm nay là sự sắp xếp, chuẩn bị cho các công việc trong tương lai.

Ba là, quy hoạch là hoạt động mang tính chủ quan của con người trong việc sắp xếp, định hướng chiến lược của một công việc nhất định nhằm đạt được mục đích đề ra. Điều này có nghĩa là quy hoạch là sự chuẩn bị, sắp xếp, định hướng chiến lược cho tương lai cho mục đích xác định. Như vậy, trước khi lập quy hoạch, con người đã phải xác định rõ ràng, cụ thể mục đích của việc làm này.

23

Quy hoạch đô thị là bộ môn khoa học và nghệ thuật về tổ chức không gian cho các đô thị và các khu vực đô thị. Nó liên quan đến nghệ thuật sắp xếp các hình thái không gian, kiến trúc trong đô thị, khoa học tính toán các nhu cầu và nguồn lực trong đô thị, khoa học nghiên cứu văn hóa, lối sống của xã hội dân cư đô thị. Quy hoạch đô thị được tiếp cận nghiên cứu, tìm hiểu bởi nhiều ngành khoa học khác nhau.

Theo tác giả KTS.Tô Văn Hùng - Đại học Đà Nẵng, quy hoạch đô thị là quy hoạch không gian đô thị nghiên cứu hệ thống những phương pháp để bố trí hợp lý các thành phần của đô thị, phù hợp với nhu cầu của con người và điều kiện tự nhiên, đồng thời đề ra các giải pháp kỹ thuật để thực hiện các phương pháp bố trí đó. [8,tr 15]

Dưới góc độ pháp luật, Luật Quy hoạch đô thị năm 2009 định nghĩa quy hoạch đô thị như sau: “Quy hoạch đô thị là việc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở để tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân sống trong đô thị, được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch đô thị” (Khoản 4 Điều 3 ).

Như vậy, từ các quan niệm nêu trên, chúng ta có thể thấy phạm vi của quy hoạch đô thị rất rộng. Nó không chỉ dừng lại ở việc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị mà còn hướng đến hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở nhằm đạt được mục đích tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân. Đối tượng mà quy hoạch đô thị hướng tới chính là nhu cầu ở của người dân. Nhu cầu này càng cao thì việc quy hoạch đô thị càng phải phát triển để thỏa mãn nhu cầu của họ.

Xây dựng và phát triển đô thị là quá trình lâu dài, ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường và cảnh quan thiên nhiên. Đô thị còn là một thực thể xã hội rộng lớn, vận động không ngừng với những quy luật đặc thù của từng địa

24

phương, từng thời kỳ, từng giai đoạn. Mỗi đô thị là một sản phẩm riêng biệt, không thể trộn lẫn, lắp ghép với nhau. Tổng thể kiến trúc đô thị còn là một công trình nghệ thuật khổng lồ tác động đến mỹ cảm, đời sống tinh thần của từng con người và cả cộng đồng. Vì vậy việc nghiên cứu quy hoạch đô thị là một quá trình dày công về nhiều mặt.

Từ các định nghĩa trên có thể đưa ra nhiệm vụ và mục tiêu của quy hoạch đô thị như sau:

- Về tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị. Đây là một nhiệm vụ quan trọng của quy hoạch đô thị nhằm cụ thể hóa công tác xây dựng đô thị mang đặc trưng và hình thái kiến trúc đẹp, hài hòa với thiên nhiên, môi trường và cảnh quan. Quy hoạch đô thị cần xác định được hướng bố cục không gian kiến trúc, xác định vị trí và hình khối kiến trúc các công trình chủ đạo, xác định tầng cao và màu sắc và một số chỉ tiêu trong cơ bản nhằm cân đối việc sử dụng đất đai cho phù hợp với điều kiện tự nhiên, điều kiện địa phương, phong tục, tập quán và truyền thống của đô thị.

- Về tổ chức các hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật. Quy hoạch đô thị phải bảo đảm phân bố hợp lý khu vực sản xuất trong đô thị, khu vực sản xuất công nghiệp tập trung, các xí nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ, các cơ sở thủ công nghiệp và các loại hình sản xuất đặc trưng khác. Quy hoạch đô thị cần phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa hoạt động sản xuất của các khu công nghiệp với bên ngoài và các hoạt động khác của các khu chức năng trong đô thị. Đó là mối liên hệ trực tiếp với các khu nhà ở của dân cư nhằm đảm bảo sự hoạt động bình thường và nhu cầu phát triển không ngừng của cơ sở sản xuất với việc làm của người dân đô thị.

- Bên cạnh đó, quy hoạch đô thị còn phải tổ chức hệ thống công trình hạ tầng xã hội và nhà ở để tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân sống trong đô thị. Nhiệm vụ này tạo điều kiện tổ chức tốt cuộc sống và mọi hoạt

25

động hàng ngày của người dân đô thị, tạo cơ cấu hợp lý trong việc phân bố dân cư và sử dụng đất đai đô thị, tổ chức việc xây dựng các khu nhà ở, khu trung tâm và dịch vụ công cộng, khu nghỉ ngơi, giải trí, cũng như việc đi lại giao tiếp của người dân đô thị. Ngoài ra, nó còn tạo môi trường sống trong sạch, an toàn; tạo điều kiện hiện đại hóa cuộc sống của người dân đô thị, phục vụ con người phát triển một cách toàn diện.

Cơ sở của quy hoạch đô thị là hệ thống các tiêu chuẩn và nguyên tắc tổ chức xây dựng đô thị. Dựa vào hệ thống các nguyên tắc này, theo điều kiện thực tế và chính sách, mục tiêu phát triển ngắn hạn và dài hạn, nhóm đối tượng tác động chính đến kết quả của đồ án quy hoạch là: các nhà quy hoạch, các nhà quản lý, các nhà đầu tư, những người trực tiếp chịu ảnh hưởng quy hoạch đề xuất ra các giải pháp, mục đích, thời gian, nguồn lực cụ thể để thực hiện. Hiện nay, ở Việt Nam quy hoạch chưa được tổ chức thực hiện đúng nguyên tắc do năng lực chuyên môn hạn chế và sự can thiệp tùy tiện của nhiều cơ quan, tổ chức cũng như các yếu tố khác. Khung pháp luật cho quy hoạch hiện nay còn thiếu hụt trong khi việc quản lý lập và thực thi quy hoạch lại khá lỏng lẻo.

Một phần của tài liệu Pháp luật về quy hoạch đô thị ở Việt Nam và thực tiễn áp dụng tại thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc Luận văn ThS. Luật (Trang 27)