Hoàn thiện các quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Luật sƣ để nâng cao

Một phần của tài liệu Pháp luật về công ty luật ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 111)

Luật sƣ để nâng cao trách nhiệm nghề nghiệp của các luật sƣ và tổ chức hành nghề luật sƣ

Luật sƣ không chỉ mang trên vai mình trách nhiệm theo quy định của pháp luật trong hoạt động nghề nghiệp, mà còn có trách nhiệm đạo đức đối với khách hàng và xã hội. Trách nhiệm nghề nghiệp của luật sƣ đƣợc thể hiện bởi sự giới hạn những hành vi của luật sƣ trong hoạt động nghề nghiệp, điều đó có nghĩa là luật sƣ phải tuân thủ các quy định của pháp luật điều chỉnh hoạt động hành nghề luật sƣ. Nếu luật sƣ không tuân thủ đi ngƣợc lại quy tắc hành nghề đã đƣợc pháp luật quy định, thì phải chịu trách nhiệm pháp lý về hành vi vi phạm, sẽ bị trừng phạt và bồi thƣờng cho những hành vi trái pháp luật đó. Trách nhiệm nghề nghiệp của luật sƣ bao gồm trách nhiệm đạo đức và trách nhiệm pháp lý. Trách nhiệm đạo đức thể hiện lƣơng tâm nghề nghiệp, đạo đức nghề nghiệp của luật sƣ, còn trách nhiệm pháp lý là trách nhiệm luật sƣ phải chịu khi vi phạm các quy định của pháp luật về hành nghề luật sƣ. Để

nâng cao trách nhiệm nghề nghiệp của luật sƣ và tổ chức hành nghề luật sƣ, trƣớc hết cần hoàn thiện các quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Luật sƣ một cách đầy đủ, đồng bộ và thống nhất.

Thứ nhất, hoàn thiện các quy định của pháp luật về quản trị công ty.

Đây là một nội dung quan trọng của Luật Doanh nghiệp đƣợc thể hiện bằng số lƣợng lớn các quy định trong luật. Các nguyên tắc quản trị doanh nghiệp đƣợc xây dựng tƣơng ứng theo các loại hình doanh nghiệp, cụ thể: Doanh nghiệp tƣ nhân, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần. Tuy nhiên, thực tế triển khai cho thấy, rất nhiều quy định của Luật Doanh nghiệp, đặc biệt là các nguyên tắc quản trị công ty trách nhiệm hữu hạn và cổ phần, vô tình hoặc cố tình không tuân thủ đúng hoặc không đầy đủ.

Thứ hai, hoàn thiện quy định pháp luật về xử lý vi phạm đối với luật sƣ

và tổ chức hành nghề luật sƣ. Luật Luật sƣ cần phân định rõ việc xử lý kỷ luật đối với luật sƣ, xử lý vi phạm hành chính đối với luật sƣ, tổ chức hành nghề luật sƣ và giải quyết tranh chấp liên quan đến hoạt động hành nghề luật sƣ.

Luật Luật sƣ cần quy định cụ thể hình thức và thẩm quyền xem xét, xử lý kỷ luật của đoàn luật sƣ theo hƣớng xem xét, xử lý kỷ luật đối với luật sƣ do đoàn luật sƣ thực hiện. Trong trƣờng hợp luật sƣ bị xử lý kỷ luật bằng hình thức xoá tên khỏi danh sách luật sƣ của đoàn luật sƣ, thì đoàn luật sƣ phải thông báo bằng văn bản với Sở Tƣ pháp và đề nghị Bộ Tƣ pháp thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sƣ, đề nghị tổ chức luật sƣ toàn quốc thu hồi thẻ luật sƣ. Ban thƣờng vụ tổ chức luật sƣ toàn quốc có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định xử lý kỷ luật của Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sƣ.

Luật Luật sƣ cần quy định cụ thể việc xử lý vi phạm hành chính đối với luật sƣ, tổ chức hành nghề luật sƣ, những hành vi vi phạm của luật sƣ, tổ chức hành nghề luật sƣ. Cá nhân luật sƣ, tổ chức hành nghề luật sƣ vi phạm pháp luật nghiêm trọng sẽ bị thu hồi chứng chỉ hành nghề, giấy phép hành nghề

hoặc Giấy đăng ký hoạt động. Có nhƣ vậy mới đảm bảo sự chính xác, khách quan của việc xử lý vi phạm hành chính, đồng thời tăng cƣờng vai trò quản lý nhà nƣớc đối với hành nghề luật sƣ, góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm, tuân thủ pháp luật của luật sƣ trong hành nghề.

Tiểu kết Chƣơng 3

Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật luôn là vấn đề đƣợc Ðảng và Nhà nƣớc ta dành sự quan tâm đặc biệt, nhất là hiện nay chúng ta đang tiến hành xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Đổi mới tổ chức và hoạt động của các công ty luật không những phải theo định hƣớng phục vụ tốt hơn yêu cầu của hoạt động tƣ pháp nói chung, của hoạt động hành nghề luật sƣ nói riêng, mà còn là nhân tố quan trọng hỗ trợ các quan hệ kinh tế thị trƣờng phát triển. Trƣớc yêu cầu của tình hình mới, đặc biệt là khi Việt Nam là thành viên của WTO, việc hoàn thiện pháp luật về công ty luật, một hệ thống pháp luật điều chỉnh trực tiếp hoạt động hành nghề luật sƣ là một yêu cầu cấp thiết. Trong định hƣớng hoàn thiện pháp luật về công ty luật, cần đáp ứng yêu cầu của công cuộc cải cách tƣ pháp và hội nhập quốc tế, tạo điều kiện để các luật sƣ hoàn thành sứ mệnh bảo vệ quyền con ngƣời và quyền công dân. Pháp luật về công ty luật đƣợc điều chỉnh bởi Luật Doanh nghiệp, Luật Luật sƣ và một số văn bản pháp luật liên quan. Tuy nhiên, hiện nay pháp luật về công ty luật còn nhiều bất cập, thiếu thống nhất giữa quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Luật sƣ, cần đƣợc sửa đổi hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Để hoàn thiện pháp luật về công ty luật, đáp ứng yêu cầu công cuộc cải cách tƣ pháp, trƣớc hết chúng ta phải tiến hành rà soát lại các quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Luật sƣ liên quan trực tiếp đến tổ chức và hoạt động của công ty luật, từ đó đƣa ra các

KẾT LUẬN

Trong điều kiện xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa, thì các nguyên tắc về tôn trọng và bảo vệ quyền con ngƣời bình đẳng, công bằng trong hoạt động tƣ pháp cần đƣợc tôn trọng hơn bao giờ hết. Để đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nâng cao năng lực, hiệu quả, hiệu lực của hoạt động tƣ pháp, Nhà nƣớc ta đã từng bƣớc thể chế hoá các quan điểm của Đảng về cải cách tƣ pháp trong các văn bản pháp luật nhƣ: Luật Tổ chức Toà án nhân dân, Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Luật Luật sƣ… Cùng với sự phát triển của hệ thống pháp luật, cải cách tổ chức và hoạt động của các cơ quan tƣ pháp, tổ chức bổ trợ tƣ pháp, trong đó có luật sƣ đặc biệt đƣợc quan tâm từ khi bắt đầu công cuộc đổi mới với việc ban hành Pháp lệnh Tổ chức luật sƣ năm 1987 và hiện nay là Luật Luật sƣ. Nhà nƣớc đã bƣớc đầu thể chế hóa các quan điểm của Đảng về tổ chức và hoạt động của luật sƣ, xây dựng hệ thống pháp luật về công ty luật nhằm tạo môi trƣờng pháp lý thuận lợi cho sự phát triển đội ngũ luật sƣ và hoạt động nghề nghiệp của họ. Trên thực tế, pháp luật về công ty luật ở Việt Nam hiện nay đáp ứng đƣợc yêu cầu của công cuộc cải cách tƣ pháp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển đội ngũ luật sƣ cả về số lƣợng và chất lƣợng. Hệ thống pháp luật về công ty luật hiện nay đƣợc quy định tƣơng đối cụ thể ở các luật chuyên ngành và các văn bản dƣới luật. Tuy nhiên, trƣớc yêu cầu của tình hình mới, pháp luật về công ty luật còn có nhiều vấn đề bất cập nhƣ thiếu tính thống nhất, đồng bộ giữa luật chuyên ngành và các văn bản dƣới luật, vừa yếu về chất lƣợng và chƣa ngang tầm với nhiệm vụ, chƣa đáp ứng đầy đủ yêu cầu của xã hội.

Cùng với sự tăng trƣởng kinh tế của đất nƣớc và hội nhập kinh tế quốc tế, nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý của các cơ quan, tổ chức, cá nhân, nhất là doanh nghiệp cũng gia tăng nhanh chóng; số lƣợng vụ việc, khách hàng của luật sƣ sẽ nhiều hơn, đa dạng hơn. Phạm vi hoạt động hành nghề của luật sƣ

ngày càng đƣợc mở rộng. Bên cạnh đó, yêu cầu của xã hội về chất lƣợng dịch vụ, trách nhiệm pháp lý, kỷ luật hành nghề đối với luật sƣ ngày càng cao; với việc thực hiện cam kết gia nhập Tổ chức Thƣơng mại Thế giới (WTO), sự cạnh tranh trên thị trƣờng dịch vụ pháp lý trong nƣớc và quốc tế ngày càng gay gắt. Để tạo điều kiện cho luật sƣ đáp ứng đƣợc yêu cầu trên, pháp luật về công ty luật cần đƣợc hoàn thiện một cách đồng bộ, thống nhất, mang tính khả thi cao, đảm bảo đầy đủ cả về số lƣợng và chất lƣợng; tạo điều kiện cho các công ty luật đƣợc thành lập và hoạt động một các hiệu quả, phù hợp với đặc thù của nghề luật sƣ và thông lệ quốc tế.

Trên quan điểm đó, Luận văn đi vào nghiên cứu đề tài này với các nhiệm vụ chủ yếu là phân tích về mặt lý luận, các đặc điểm pháp lý chủ yếu của pháp luật về công ty luật, từ đó nêu lên những mặt mạnh, ƣu thế của các loại hình công ty này so với các loại hình công ty khác. Đồng thời, trên cơ sở phân tích đánh giá thực trạng pháp luật cũng nhƣ thực tiễn hoạt động của các loại hình công ty luật để chỉ ra những hạn chế, bất cập trong các quy định của pháp luật hiện hành, từ đó đề xuất một số giải pháp cụ thể cho việc hoàn thiện khung pháp lý về pháp luật luật sƣ nói chung và pháp luật về công ty luật nói riêng.

Mặc dù Luận văn đã có sự so sánh, nghiên cứu với pháp luật trong nƣớc và thế giới, cũng nhƣ tìm hiểu thực tiễn hoạt động của các công ty luật ở Việt Nam, nhƣng do điều kiện tiếp cận cả về tài liệu lẫn thực tiễn còn nhiều hạn chế, nên Luận văn khó tránh khỏi những khiếm khuyết. Tuy nhiên, tác giả mong muốn đóng góp một phần nỗ lực nhỏ bé của mình để góp phần hoàn thiện hơn nữa các quy định của pháp luật về luật sƣ nói chung và pháp luật về công ty luật nói riêng. Rất mong nhận đƣợc sự chia sẽ và đóng góp ý kiến của các thầy cô, đồng nghiệp và bạn bè./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Chấp hành Trung ƣơng (2005), Nghị quyết của Bộ Chính trị về Chiến

lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, tr. 5, Hà Nội.

2. Ban Chấp hành Trung ƣơng (2005), Nghị quyết của Bộ Chính trị về Chiến

lược cải cách tư pháp đến năm 2020, tr. 3, Hà Nội.

3. Ban Cán sự Đảng Bộ Tƣ pháp (2014), Dự thảo Báo cáo tình hình quán triệt, triển khai thực hiện Kết luận số 92-KL/TW ngày 12/3/2014 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Chiến lược Cải cách tư pháp đến năm 2020 của Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp, Hà Nội.

4. Bộ Tƣ pháp (2011), Số chuyên đề Pháp luật về luật sư, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Hà Nội.

5. Bộ Tƣ pháp (2012), Tổng thuật pháp luật một số nước về luật sư, Hà Nội. 6. Bộ Tƣ pháp (2012), Báo cáo tổng kết 5 năm thi hành Luật Luật sư, tr. 6-7,

Hà Nội.

7. Bộ Tƣ pháp (2014), Tổng hợp số liệu thống kê về kết quả hoạt động của luật sư sáu tháng năm 2014 (từ 01/01/2014 đến 30/6/2014), Biểu mẫu số 18,

Hà Nội.

8. Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Đình Cung (2008), Công ty vốn, quản lý &

tranh chấp theo Luật Doanh nghiệp 2005, Nxb Tri Thức, Hà Nội.

9. Chính phủ (2010), Nghị định số 102/2012/NĐ-CP ngày 01/10/2010 hướng

dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp, Hà Nội.

10. Chính phủ (2013), Nghị định số 123/2013/NĐ – CP ngày 14/10/2013 quy

định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật luật sư, Hà Nội.

11. Chính phủ (2013), Báo cáo về một số hoạt động bổ trợ tư pháp (luật sư,

12. Hoàng Duy Đƣợc (2012), Một số suy nghĩ về việc nâng cao chất lượng luật sư, tính chuyên nghiệp của luật sư trong tiến trình cải cách tư pháp tại Việt Nam, Tham luận Hội thảo đóng góp ý kiến về dự án sửa đổi, bổ sung một

số điều của Luật Luật sƣ, Hà Nội.

13. Trần Minh Hà (1996), Luật công ty trách nhiệm hữu hạn của các nước

Đức – Áo – Hung – Pháp trong so sánh luật, tr. 18, Nxb ORAC – Viên, Bản

dịch, Hà Nội.

14. Dƣơng Văn Hậu (2011), Hành nghề luật sư tại Công hòa Liên bang Đức.

Số chuyên đề: Pháp luật về luật sư, Tạp chí Dân chủ & Pháp luật, tr. 194, Hà

Nội.

15. Hội đồng Nhà nƣớc (1987), Pháp lệnh Tổ chức luật sư, Hà Nội. 16. Quốc hội (2005), Luật Doanh nghiệp, Hà Nội.

17. Quốc hội (2006), Luật Luật sư, Hà Nội.

18. Quốc hội (2012), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư, Hà Nội. 19. F. Kubler, J. Simon (1992), Mấy vấn đề về pháp luật kinh tế Cộng hòa

Liên bang Đức, tr. 29, Nxb. Pháp lý, Hà Nội.

20. Nguyễn Hà Trang (2011), Hình thức hành nghề luật sư. Số chuyên đề: Pháp luật về luật sư, Tạp chí Dân chủ & Pháp luật, tr. 80-81, Hà Nội.

21. Nguyễn Phƣơng Trinh (2012), Luật sư Việt Nam & công ty luật Việt Nam trước thách thức: Tồn tại và pháp triển trong môi trường cạnh tranh, Tham luận

Hội thảo góp ý luật sửa đổi Luật Luật sƣ tại Nha Trang, Khánh Hòa.

22. Thủ tƣớng Chính phủ (2011), Quyết định phê duyệt chiến lược phát triển

nghề luật sư đến năm 2020, Hà Nội.

23. Trƣờng Đại học Luật Hà Nội (2007), Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật, tr. 66, Nxb Tƣ pháp, Hà Nội.

24. Trƣờng Đại học Luật Hà Nội (2014), Giáo trình Luật thương mại tập I, tr. 140, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

25. Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC) (2010), Cẩm nang quản trị công ty, tr. 6, In tại Hà Nội.

26. Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội (2001), Pháp lệnh luật sư, Hà Nội.

27. UBND TP Hồ Chí Minh (2011), Báo cáo tổng kết 5 năm thi hành Luật Luật sư trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, tr. 4, TP Hồ Chí Minh.

28. M.Cozian. A.Viandier (1989), Tổ chức công ty, Tập 1, tr. 7, Viện nghiên cứu khoa học pháp lý, Bộ Tƣ pháp, Hà Nội.

29. Nguyễn Văn Thảo (2003), Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hoàn thiện

pháp luật về tổ chức và hành nghề luật sư trong điều kiện mới ở Việt Nam, Đề

tài khoa học cấp Bộ, Hà Nội.

30. Phan Trung Hoài (2003), Hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hành nghề luật sư trong điều kiện mới ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ, TP HCM.

31. Nguyễn Văn Tuân (2005), Dịch vụ pháp lý ở Việt Nam, thực trạng, nhu cầ

và định hướng phát triển, Đề tài khoa học cấp Bộ, Hà Nội.

32. Nguyễn Anh Minh (2009), Luật sư và tổ chức hành nghề luật sư ở Việt Nam hiện nay, Luận văn Thạc sĩ, Hà Nội.

33. Nguyễn Thị Thùy Giang (2012), Pháp luật Việt Nam về công ty hợp danh, Luận văn Thạc sĩ, Hà Nội.

Một phần của tài liệu Pháp luật về công ty luật ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)