* Tổ chức quản lý công ty
Có thể nói, thủ tục thành lập công ty luật là thủ tục khai sinh ra một pháp nhân. Pháp nhân đó muốn đi vào hoạt động phải đƣợc tổ chức chặt chẽ, có sự kiểm soát, điều hành của một bộ máy thống nhất. Tổ chức, hoạt động của công ty luật tùy thuộc vào hình thức công ty mà nó đƣợc thiết lập bộ máy tổ chức phù hợp. Mỗi quốc gia có một hệ thống pháp luật riêng, do vậy, pháp luật quy định về loại hình công ty luật cũng có sự khác nhau. Trên thế giới tồn tại phổ biến nhất là công ty luật hợp danh, công ty luật trách nhiệm hữu hạn.
- Công ty luật hợp danh:
Công ty luật hợp danh là công ty luật đối nhân, chỉ có thành viên hợp danh, không có thành viên góp vốn. Thành viên hợp danh chịu trách nhiệm vô hạn về toàn bộ nghĩa vụ của công ty. Công ty luật hợp danh đƣợc tổ chức dƣới hình thức một hãng luật chung. Hãng này thƣờng mang tên của một thành viên hoặc tất cả các thành viên. Hầu hết pháp luật các nƣớc đều quy định công ty luật hợp danh không có tƣ các pháp nhân, một số nƣớc nhƣ Việt Nam quy định công ty luật hợp danh có tƣ các pháp nhân. Xuất phát từ đặc trƣng này có thể thấy công ty luật hợp danh đƣợc tổ chức, quản lý nhƣ sau:
Hội đồng thành viên là cơ quan quản lý cao nhất trong công ty luật hợp danh. Hội đồng thành viên bầu một thành viên hợp danh làm chủ tịch đồng thời kiêm giám đốc hoặc tổng giám đốc (nếu điều lệ công ty không có quy
định khác). Việc tiến hành họp hội đồng thành viên do chủ tịch hội đồng thành viên triệu tập hoặc theo yêu cầu của thành viên hợp danh. Trƣờng hợp chủ tịch hội đồng thành viên không triệu tậo họp theo yêu cầu của thành viên hợp danh, thì thành viên đó có quyền triệu tập họp hội đồng. Cuộc họp của hội đồng thành viên phải đƣợc ghi vào sổ biên bản của công ty. Hội đồng thành viên có quyền quyết định tất cả các công việc liên quan đến hoạt động của công ty.
Nhƣ vậy, trong công ty hợp danh, hội đồng thành viên là cơ quan có quyền hạn cao nhất, trong đó, các thành viên hợp danh nắm giữ mọi quyền hành đối với việc quản lý và điều hành các công việc kinh doanh của công ty. Vai trò của ngƣời đứng đầu công ty luật hợp danh cũng có sự khác biệt so với vị trí, vai trò của ngƣời đứng đầu trong công ty luật trách nhiệm hữu hạn. Nếu chủ tịch, giám đốc hoặc tổng giám đốc của công ty luật trách nhiệm hữu hạn có một vị trí quan trọng so với các thành viên khác trong công ty, có quyền thực hiện những công việc liên quan đến hoạt động của công ty nhân danh chức vụ của bản thân, thì chủ tịch, giám đốc hoặc tổng giám đốc trong công ty luật hợp danh là một thành viên hợp danh và không có quyền cao hơn các thành viên hợp danh còn lại, không có quyền tự quyết định một vấn đề gì nếu không có sự thông qua của hội đồng thành viên.
Chủ tịch hội đồng thành viên, giám đốc hoặc tổng giám đốc của công ty luật hợp danh chỉ có quyền điều phối các hoạt động vạch sẵn, sự thoả thuận và nhất trí của tất cả các thành viên hợp danh. Nói cách khác, ngƣời nắm giữ các chức vụ quản lý trong công ty luật hợp danh đơn giản chỉ là một thành viên hợp danh với những quyền và nghĩa vụ nhƣ bao thành viên hợp danh khác.
Chủ tịch hội đồng thành viên, giám đốc hoặc tổng giám đốc có nhiệm vụ quản lý và điều hành hoạt động hàng ngày của công ty với tƣ cách là thành
viên hợp danh; phân công, phối hợp công việc giữa các thành viên hợp danh; đại diện cho công ty trong quan hệ với cơ quan nhà nƣớc; đại diện cho công ty với tƣ cách là bị đơn hoặc nguyên đơn trong các vụ kịên, tranh chấp thƣơng mại hoặc các tranh chấp khác.
Việc điều hành các hoạt động của công ty, các thành viên hợp danh có quyền đại diện theo pháp luật và tổ chức điều hành hoạt động hàng ngày của công ty. Mọi hạn chế đối với thành viên hợp danh trong thực hiện các hoạt động hàng ngày của công ty chỉ có hiệu lực đối với bên thứ ba khi ngƣời đó biết đƣợc về hạn chế đó. Trong khi điều hành, các thành viên hợp danh phân công nhau đảm nhận các chức danh quản lý và kiểm sát công ty. Khi một số hoặc tất cả các thành viên hợp danh cùng thực hiện những công việc hàng ngày, thì quyết định đƣợc thông qua theo nguyên tắc đa số. Hoạt động do thành viên hợp danh thực hiện ngoài phạm vi hoạt động đã đăng ký của công ty đều không thuộc trách nhiệm của công ty, trừ trƣờng hợp đã đƣợc các thành viên còn lại chấp thuận.
Pháp luật Việt Nam thừa nhận công ty luật hợp danh đƣợc thực hiện các hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý, tƣ vấn pháp luật và cung cấp dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực tranh tụng.
Ở Anh, luật sƣ đƣợc chia làm hai loại là luật sƣ tƣ vấn và luật sƣ tranh tụng. Công ty luật hợp danh ở Anh chỉ hoạt động trong lĩnh vực tƣ vấn. Hiện nay, có khoảng 9.800 hãng luật của luật sƣ tƣ vấn đƣợc thành lập ở Anh và xứ Wales. “Luật sƣ tranh tụng của Anh không thể hành nghề dƣới hình thức hãng luật cá nhân hay hãng luật hợp danh, mà chỉ đƣợc hành nghề độc lập với tƣ cách của chính bản thân họ mà thôi. Các luật sƣ tranh tụng ở Anh có thể cùng nhau làm việc trong một phòng luật sƣ (chamber) thuộc Toà án, nơi họ đăng ký hành nghề, nhƣng thực chất họ hành nghề một cách độc lập và không có
nghĩa vụ, trách nhiệm với nhau. Các luật sƣ tranh tụng cũng phải đóng một khoản phí nhất định cho chamber, nơi họ hành nghề”.[5]
- Công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên: Theo pháp luật của nhiều nƣớc, hình thức tổ chức hành nghề luật sƣ
phổ biến là: (i) Văn phòng luật hành nghề độc lập (sole practitioner/principal) (ii) Công ty hợp danh (partnership). Ngoài ra, thì ở nhiều nƣớc cho phép luật sƣ thành lập công ty luật trách nhiệm hữu hạn (Mỹ, Pháp, Canada, Bỉ, Singapore, Thái Lan, Đức). Bên cạnh đó, một số nƣớc nhƣ Hy Lạp, Arhentina, Italia, Mexico, Đài Loan, Brazil, Thuỵ Sỹ, Nhật Bản, hình thức công ty luật trách nhiệm hữu hạn không đƣợc chấp nhận, vì không phù hợp với chế độ trách nhiệm vô hạn đối với luật sƣ trong hoạt động nghề nghiệp. Còn ở Anh, Mỹ, thì hình thức công ty luật hợp danh lại rất phổ biến.
Công ty luật trách nhiệm hữu hạn là loại hình công ty đối vốn, trong đó các thành viên chỉ chịu trách nhiệm về mọi khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn mà họ đã góp vào công ty. Luật của các nƣớc còn thừa nhận công ty luật trách nhiệm hữu hạn một chủ. Công ty một chủ là kết quả pháp lý đặc biệt của quá trình phát triển. Các công ty đối vốn vẫn có khả năng tồn tại và phát triển khi toàn bộ tài sản của công ty chuyển về tay một thành viên duy nhất và trở thành công ty một ngƣời. Ở Việt Nam, pháp luật thừa nhận công ty luật trách nhiệm hữu hạn (gồm công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên).
Tổ chức, quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên gồm các cơ quan sau: Hội đồng thành viên, chủ tịch hội đồng thành viên, giám đốc hoặc tổng giám đốc. Khi công ty có trên mƣời một thành viên, thì phải có ban kiểm soát. Trƣờng hợp có ít hơn mƣời một thành viên, có thể thành lập ban kiểm soát phù hợp với yêu cầu quản trị công ty.
+ Hội đồng thành viên: Là cơ quan có quyền quyết định cao nhất của công ty, bao gồm tất cả các thành viên công ty. Là cơ quan tập thể, hội đồng thành viên không làm việc thƣờng xuyên, mà chỉ tồn tại trong thời gian họp và ra quyết định trên cơ sở biểu quyết tại cuộc họp hoặc lấy ý kiến của các thành viên bằng văn bản. Với tƣ cách là cơ quan quyết định cao nhất của công ty, hội đồng thành viên có quyền xem xét và quyết định những vấn đề chủ yếu, quan trọng nhất của công ty nhƣ: Phƣơng hƣớng phát triển công ty, tăng, giảm vốn điều lệ, cơ cấu tổ chức quản lý công ty, chuyển đổi, chấm dứt hoạt động của công ty…
Ở Đức và Hungari, hội đồng thành viên có tên gọi là hội nghị các thành viên công ty. Ở Pháp, đƣợc gọi là phiên họp toàn thể các thành viên công ty, là cơ quan tối cao, hội nghị các thành viên công ty TNHH thể hiện sự tập trung thống nhất ý nguyện, ý chí của toàn thể các thành viên tham gia công ty. Bên cạnh lãnh đạo quản lý hoạt động hàng ngày của công ty, chức năng nhiệm vụ của hội nghị các thành viên công ty còn đƣợc cụ thể hóa trong luật của mỗi nƣớc.
Ở Pháp, các nghị quyết, phán quyết của công ty TNHH, về cơ bản cũng đƣợc thực hiện trong khuôn khổ hội nghi toàn thể các thành viên công ty. Nếu nhƣ trong hợp đồng công ty không có quy định gì khác, thì các phán quyết của hội nghị toàn thể các thành viên công ty đó đƣợc quy tụ dƣới hình thức các văn bản mới đƣợc coi là hợp lệ. Đối với việc phán xét, phê chuẩn báo cáo tổng kết năm bao giờ cũng đƣợc thực hiện trong hội nghị. Hội nghị đƣợc tiến hành với sự triệu tập đƣợc tất cả các thành viên. Một hoặc nhiều thành viên đại diện của 1/3 số vốn kinh doanh hay thấp nhất là 1/4 số thành viên công ty cũng có thể đủ yêu cầu để triệu tập hội nghị toàn thể các thành viên công ty. Tất cả mọi sự chống đối lại các quy định trên đây đều coi là không hợp pháp. Ban lãnh đạo điều hành hội nghị toàn thể các thành viên công ty theo luật đã
đƣợc quy định trƣớc. Ngƣời có thẩm quyền ký vào các văn bản phán quyết của hội nghị phải có đăng ký chữ ký chuẩn tại cơ quan tòa án có thẩm quyền. Việc ký kết các hợp đồng chịu sự chi phối chặt chẽ bởi sự biểu quyết của hội nghị. Các vấn đề về báo cáo tổng kết năm trong vòng 6 tháng sau khi kết thúc kỳ hoạt động năm phải đƣợc hội nghị xem xét và phê chuẩn. Nghị quyết về việc sửa đổi điều lệ phải đƣợc ít nhất 3/4 đại đa số các thành viên nhất trí tán thành, trƣờng hợp ngoại lệ phải sửa đổi vì yếu tố Nhà nƣớc.
Ở Đức, trong thực tế, các công ty TNHH hình thành một tiểu ban của các thành viên công ty, có chức năng lập các chƣơng trình nghị sự cũng nhƣ các hoạt động khác liên quan của hội nghị các thành viên công ty, tiểu ban này nhiều khi cũng đóng vai trò tƣ vấn cho lãnh đạo trong hoạt động của công ty, nhất là lập các chƣơng trình bảo đảm sự ổn định và an toàn nội bộ.
+ Chủ tịch Hội đồng thành viên: Hội đồng thành viên bầu một thành viên làm chủ tịch. Chủ tịch hội đồng thành viên có thể kiêm giám đốc hoặc tổng giám đốc công ty. Nhiệm kỳ của chủ tịch hội đồng thành viên không quá 05 năm. Chủ tịch hội đồng thành viên có thể đƣợc bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Chủ tịch hội đồng thành viên có thể là ngƣời đại diện theo pháp luật của công ty nếu điều lệ công ty quy định. Trong trƣờng hợp này các giấy tờ giao dịch của công ty phải ghi rõ tƣ cách đại diện theo pháp luật cho công ty của chủ tịch hội đồng thành viên. Chủ tịch hội đồng thành viên có các quyền và nhiệm vụ sau đây: Chuẩn bị hoặc tổ chức việc chuẩn bị chƣơng trình, kế hoạch hoạt động của hội đồng thành viên; chuẩn bị hoặc tổ chức việc chuẩn bị chƣơng trình, nội dung, tài liệu họp hội đồng thành viên hoặc để lấy ý kiến các thành viên; triệu tập và chủ trì cuộc họp hội đồng thành viên hoặc tổ chức việc lấy ý kiến các thành viên; giám sát hoặc tổ chức giám sát việc thực hiện các quyết định của hội đồng thành viên; thay mặt hội đồng thành
viên ký các quyết định của hội đồng thành viên; các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của điều lệ công ty.
+ Giám đốc hoặc tổng giám đốc: Giám đốc hoặc tổng giám đốc là ngƣời điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty do hội đồng thành viên bổ nhiệm và chịu trách nhiệm trƣớc hội đồng thành viên về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ của mình. Giám đốc hoặc tổng giám đốc là ngƣời đại diện theo pháp luật của công ty, trừ trƣờng hợp điều lệ công ty quy định chủ tịch hội đồng thành viên là đại diện theo pháp luật của công ty.
Ở Đức và Hungari, chủ tịch hội đồng thành viên hay giám đốc công ty đƣợc gọi là lãnh đạo công ty. Ở Pháp, Luật Công ty TNHH không quy định hình thức ngƣời đại diện duy nhất của công ty. Lãnh đạo kinh doanh là ngƣời đại diện của công ty TNHH (SARL). Theo luật của Pháp, trong công ty có nhiều lãnh đạo kinh doanh, song quyền lực cá nhân bao giờ cũng đƣợc đề cao. Tuy vậy, trong sổ quản lý đăng ký kinh doanh, thì lại không có chi tiết nào nói về quyền lực của các nhà lãnh đạo kinh doanh công ty. Đối với quan hệ nội bộ của công ty, thì việc phân quyền quản lý của các nhà lãnh đạo kinh doanh đƣợc quy định cụ thể và chi tiết. Song có điểm đặc biệt là một khi ngƣời lãnh đạo nào đó thực hiện các phƣơng pháp kinh doanh đối lập với cách thức kinh doanh của các lãnh đạo kinh doanh khác trong công ty hay trong trƣờng hợp ngƣời đó đã thực hiện các giao dịch vƣợt quá thẩm quyền của mình, thì hậu quả pháp lý phát sinh sẽ không thuộc về trách nhiệm của công ty trƣớc các khách hàng.
Những quy định về lãnh đạo công ty TNHH ở Đức đƣợc quy định tại Điều 6, Điều 35 đến Điều 44 Luật Công ty TNHH. Trong công ty TNHH có thể có từ một đến nhiều ngƣời trong ban lãnh đạo công ty. Lãnh đạo công ty đƣợc tiến cử thông qua nghị quyết chung của các thành viên công ty hoặc chiểu theo quy định đƣợc ghi trong điều lệ. Trong trƣờng hợp một lãnh đạo
công ty bị bãi miễn, thì ngƣời lãnh đạo thay thế có thể đƣợc tiến cử theo con đƣờng Tòa án. Lãnh đạo công ty TNHH ở Đức đƣợc tiến cử theo con đƣờng tòa án, tập hợp thành cơ quan và là ngƣời đại diện hợp pháp của công ty. Lãnh đạo công ty là ngƣời đại diện cho công ty theo kiện trƣớc tòa án và các hoạt động bên ngoài không liên quan đến tòa án. Về cơ bản, quyền lực đại diện của lãnh đạo công ty đối với công ty là không có giới hạn (trừ các vấn đề thuộc về văn kiện xã hội của các thành viên công ty). Lãnh đạo công ty sẽ phải chịu trách nhiệm trƣớc các thành viên công ty về việc thực hiện các nghĩa vụ và chức trách kinh doanh của công ty.
+ Ban kiểm soát: Về mặt pháp lý, ban kiểm soát là cơ quan thay mặt các thành viên công ty kiểm soát các hoạt động của công ty. Pháp luật chỉ bắt buộc công ty trách nhiệm hữu hạn trên 11 thành viên phải có ban kiểm soát. Quyền, nghĩa vụ, tiêu chuẩn, điều kiện và chế độ làm việc của ban kiểm soát, trƣởng ban kiểm soát do điều lệ công ty quy định.
Pháp luật các nƣớc gọi là hội đồng giám sát. Ở Pháp, không bắt buộc có hội đồng giám sát trong các công ty TNHH cỡ nhỏ, còn việc tiến cử hội đồng giám sát vào hệ thống cơ cấu của công ty TNHH hoàn toàn không bắt buộc phải có. Ở Pháp có quy định khống chế số thành viên công ty là 50 ngƣời và trong một số văn bản có liên quan đề cập đến hội đồng giám sát, thì trong luật công ty TNHH hoàn toàn không có quy định nào về hội đồng giám sát. Trong luật của Đức và Hungaria quy định rất cụ thể về hội đồng giám sát đối với công ty TNHH.
Ở Đức, trƣớc hết cần phân biệt hội đồng giám sát mang tính chính quy