Thành lập công ty luật

Một phần của tài liệu Pháp luật về công ty luật ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 33)

Ở hầu hết các nƣớc phát triển, việc thành lập công ty luật hoàn toàn là quyền của luật sƣ. Đó là quyền tự do lập hội và họ thực hiện quyền này theo quy định của pháp luật. Pháp luật chỉ điều chỉnh hoạt động của công ty từ giai đoạn đăng ký thành lập. Để công ty luật ra đời và đi vào hoạt động, thì một

trong những vấn đề quan trọng mà các luật sƣ không thể bỏ để tạo nên tính hợp pháp cho công ty, đó là tiến hành thực hiện thủ tục thành lập công ty.

Thành lập công ty luật là một thủ tục pháp lý đƣợc thực hiện tại cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền. Tuỳ thuộc vào loại hình công ty (công ty đó thuộc sở hữu nhà nƣớc hay sở hữu tƣ nhân); tuỳ thuộc vào mức độ cải cách hành chính và thái độ của nhà nƣớc đối với quyền tự do kinh doanh của công dân, mà thủ tục pháp lý này đơn giản hay phức tạp. Theo đó, thủ tục thành lập công ty luật bao gồm thủ tục cho phép thành lập công ty và thủ tục đăng ký hoạt động hoặc chỉ một thủ tục duy nhất là đăng ký hoạt động. Việc đăng ký hoạt động là thủ tục bắt buộc, nó cho phép xác lập tƣ cách pháp lý của công ty luật.

Chủ thể muốn thành lập công ty luật phải đáp ứng một số điều kiện nhất định về mục đích hoạt động, chủ thể, trụ sở và tên công ty.

* Về chủ thể

Đa số các nƣớc trên thế giới đều quy định, ngƣời muốn thành lập công ty luật hoặc tham gia thành lập, thì phải là luật sƣ. Điều này xuất phát từ đặc điểm của nghề luật sƣ là hành nghề độc lập và chịu trách nhiệm cá nhân. Ở Việt Nam, ngoài điều kiện trên, luật sƣ thành lập hoặc tham gia thành lập công ty luật phải có ít nhất hai năm hành nghề liên tục làm việc theo hợp đồng lao động cho tổ chức hành nghề luật sƣ hoặc hành nghề với tƣ cách cá nhân theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức. Một luật sƣ chỉ đƣợc thành lập hoặc tham gia thành lập một công ty luật. Trong trƣờng hợp luật sƣ ở các đoàn luật sƣ khác nhau cùng tham gia thành lập một công ty luật, thì có thể lựa chọn thành lập và đăng ký hoạt động tại địa phƣơng nơi có đoàn luật sƣ mà một trong các luật sƣ đó là thành viên.

Tuy nhiên, một số nƣớc nhƣ Trung Quốc, Đức quy định điều kiện chủ thể thành lập hoặc tham gia thành lập công ty luật có những điểm khác so với

các nƣớc. Tại Chƣơng 3 Luật về Luật sƣ năm 1996 của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, sửa đổi ngày 28/10/2007 quy định về việc thành lập và hoạt động của công ty luật, theo đó, công ty luật có thể thành lập dƣới hình thức công ty tƣ nhân, công ty luật hợp danh và công ty luật có vốn đầu tƣ nhà nƣớc. Nhƣ vậy, có thể thấy, ở Trung Quốc chủ thể tham gia thành lập công ty luật có cả sự đóng góp vốn của nhà nƣớc.

Theo pháp luật của Đức, các cổ đông muốn tham gia thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn luật chỉ có thể là luật sƣ hoặc chuyên gia tƣ vấn về thuế, ngƣời đƣợc ủy quyền về thuế, kế toán, kiểm toán đã tuyên thệ.

* Về điều kiện về trụ sở và tên công ty

Luật sƣ hành nghề và chịu trách nhiệm cá nhân về hoạt động của mình, nghề luật sƣ là một nghề tự do. Tuy nhiên, hầu hết pháp luật các nƣớc trên thế giới đều quy định, khi các luật sƣ liên kết lại với nhau thành lập một công ty luật, thì công ty luật đó phải có địa chỉ và trụ sở làm việc trên thực tế. Quy định về điều kiện phải có trụ sở làm việc là nhằm tránh các công ty luật hoạt động động nhỏ lẻ, manh mún, không bảo đảm chất lƣợng dịch vụ khi cung cấp cho khách hàng. Điều này ảnh hƣởng không nhỏ đến chất lƣợng và tính chuyên nghiệp của nghề luật sƣ.

Ở Đức, “theo khoản 1 câu 1 Điều 3 Luật Công ty TNHH Đức, thì trụ sở công ty phải đƣợc ghi trong hợp đồng công ty. Việc ghi rõ trụ sở trong điều lệ công ty là nhu cầu tất yếu cho việc xác định cơ quan tòa án có thẩm quyền, cũng nhƣ thông lệ tƣ pháp quốc tế (Điều 7 Luật Công ty TNHH và Luật Tố tụng dân sƣ Đức). Trụ sở phải là địa điểm trên lãnh thổ Đức, tất cả các trƣờng hợp khác với quy định này tất yếu sẽ không đƣợc vào sổ đăng ký hoạt động. Việc lựa chọn địa điểm đặt trụ sở không do luật điều chỉnh, mà do lãnh đạo công ty và thông lệ hành chính quyết định. Mỗi công ty chỉ có một trụ sở,

những địa điểm khác để thực hiện hoạt động sẽ áp dụng theo các quy định tại Điều 12 Luật Công ty TNHH.”[13]

Tên công ty thể hiện loại hình công ty luật, vì vậy pháp luật các nƣớc trên thế giới quy định công ty luật phải có tên cụ thể. Quy định này xuất phát từ tính chất pháp lý của từng loại hình công ty luật. Thông qua tên công ty, khách hàng có thể biết đƣợc trách nhiệm pháp lý của công ty đối với khác hành đến đâu. Tùy theo hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia, quy định về điều kiện về trụ sở làm việc và tên công ty khác nhau. Theo pháp luật Việt Nam, thì ngoài điều kiện về chủ thể, luật sƣ muốn thành lập công ty luật phải có trụ sở làm việc và tên công ty. Trụ sở làm việc phải có địa chỉ rõ ràng trên thực địa, tên công ty phải bao gồm cụm từ "công ty luật hợp danh" hoặc "công ty luật trách nhiệm hữu hạn", không đƣợc trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của tổ chức hành nghề luật sƣ khác đã đƣợc đăng ký hoạt động.

Điều 4 Luật Công ty TNHH của Cộng hòa Liên bang Đức quy định việc đặt tên hãng có thể căn cứ vào đối tƣợng kinh doanh, tên gọi của các thành viên công ty hay tên tƣơng xứng với mảng quan hệ kinh doanh có ý nghĩa nhất định. Song bất luận tên hãng nhƣ thế nào, cũng phải kèm theo đuôi là “chịu trách nhiệm hữu hạn”.

Ngoài điều những điều kiện trên, pháp luật một số nƣớc còn quy định ngƣời muốn thành lập công ty luật còn phải có một tải sản nhất định. Ví dụ nhƣ Trung Quốc quy định, ngƣời muốn thành lập công ty luật phải có tài sản từ 100.000 nhân dân tệ trở lên.

* Trình tự, thủ tục, thành lập công ty luật

Trình tự, thủ tục thành lập công ty luật là các quy định của pháp luật quy định về hồ sơ, thủ tục và cơ quan có thẩm quyền tiến hành đăng ký thành lập công ty luật.

- Về hồ sơ đề nghị thành lập công ty luật, đó là những giấy tờ, văn bản, tài liệu để chứng mình cho chủ thể có đủ điều kiện thành lập công ty luật. Tùy theo pháp luật của các nƣớc, mà thành phần hồ sơ đề nghị thành lập công ty luật là khác nhau. Hồ sơ đề nghị thành lập công ty luật có thể khái quát một cách chung nhất gồm: (i) Giấy đề nghị đăng ký hoạt động; (ii) Dự thảo điều lệ của công ty luật; (iii) Bản sao chứng chỉ hành nghề luật sƣ, bản sao thẻ luật sƣ của luật sƣ thành lập hoặc tham gia thành lập công ty luật; (iv) Giấy tờ chứng minh về trụ sở của công ty luật.

- Về trình tự thành lập và cơ quan có thẩm quyền đăng ký thành lâp: Chủ thể muốn thành lập công ty luật phải nộp hồ sơ đề nghị thành lập công ty luật tại cơ quan có thẩm quyền. Trong một khoảng thời gian do luật quy định, cơ quan có thẩm quyền xem xét, nếu đủ điều kiện, thì cấp giấy phép hoạt động cho công ty luật.

Pháp luật các nƣớc quy định cơ quan có thẩm quyền cấp giấy đăng ký hoạt động công ty luật là khác nhau. Ở Việt Nam, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy đăng ký hoạt động là Sở Tƣ pháp ở địa phƣơng nơi có đoàn luật sƣ mà giám đốc công ty luật là thành viên. Công ty luật do luật sƣ ở các đoàn luật sƣ khác nhau cùng tham gia thành lập, thì đăng ký hoạt động tại Sở Tƣ pháp ở địa phƣơng nơi có trụ sở của công ty.

Theo Luật về Luật sƣ năm 1996 của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, sửa đổi ngày 28/10/2007, thì việc cấp giấy phép thành lập công ty luật do Sở Tƣ pháp tỉnh, khu tự trị, thành phố trực thuộc trung ƣơng thực hiện trên cơ sở xem xét các điều kiện: (i) Có tên gọi, trụ sở thƣờng trú, điều lệ hoạt động; (ii) Có tài sản từ 100.000 nhân dân tệ trở lên; (iii) Có luật sƣ đủ điều kiện hành nghề theo quy định của Luật về Luật sƣ. Sở Tƣ pháp còn có chức năng xử lý vi phạm đối với luật sƣ và công ty luật. Hình thức xử lý vi phạm đối với luật sƣ bao gồm: Cảnh cáo, đình chỉ hành nghề, huỷ bỏ chứng chỉ hành nghề. Đối

với công ty luật, hình thức xử lý vi phạm bao gồm: Buộc sửa chữa vi phạm, tịch thu khoản thu bất hợp pháp, phạt tiền, đình chỉ hoạt động, huỷ bỏ giấy phép thành lập. Trƣờng hợp không đồng ý với quyết định xử lý vi phạm của Sở Tƣ pháp, đƣơng sự có thể khiếu nại lên Bộ Tƣ pháp. Nếu vẫn không đồng ý với quyết định của Bộ Tƣ pháp, đƣơng sự có thể khiếu kiện ra Toà án nhân dân.

Một phần của tài liệu Pháp luật về công ty luật ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)