Nguyên nhân những bất cập pháp luật về công ty luật

Một phần của tài liệu Pháp luật về công ty luật ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 98)

Pháp luật về công ty luật ở Việt Nam còn một số nhƣợc điểm xuất phát từ các nguyên nhân chủ yếu sau đây:

Một là, do pháp luật về công ty luật ở nƣớc ta hình thành muộn, nên

chƣa có đủ thời gian để tổng kết thực tiễn.

Hai là, nhận thức của các cơ quan nhà nƣớc, tổ chức, ngƣời dân, cộng

đồng doanh nghiệp về vị trí, vai trò của công ty luật chƣa đầy đủ, toàn diện, do đó chƣa có sự quan tâm sâu sắc việc hoàn thiện pháp luật về công ty luật.

Ba là, có nhiều văn bản quy phạm pháp luật cùng điều chỉnh pháp luật về

công ty luật, do đó có sự không thống nhất, đồng bộ giữa quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Luật sƣ và các văn bản hƣớng dẫn thi hành, một số quy định của Luật Luật sƣ, Luật Doanh nghiệp đã bộc lộ bất cập so với thực tiễn.

Bốn là, việc ban hành và sửa đổi luật và các văn bản hƣớng dẫn thi hành

liên quan đến pháp luật về công ty luật còn chậm; quá trình triển khai thi hành Luật Doanh nghiệp, Luật Luật sƣ chƣa kịp thời, chƣa phát hiện những bất cập, chƣa chủ động tháo gỡ một số vƣớng mắc, khó khăn trong quá trình thực thi pháp luật.

Tiểu kết Chƣơng 2

Pháp luật về công ty luật ở Việt Nam tuy mới hình thành nhƣng nhìn chung đã quy định tƣơng đối đồng bộ và đầy đủ, phần lớn các quy định về tổ chức, hoạt động và quản trị của công ty luật đƣợc quy định trong Luật Doanh nghiệp. Luật Luật sƣ chỉ quy định những vấn đề chung mang tính đặc thù về hoạt động nghề nghiệp của luật sƣ nhƣ hình thức

công ty, tổ chức lại công ty luật… Tuy nhiên, qua hoạt động thực tiễn có thể thấy, nhiều quy định của pháp luật về công ty luật còn nhiều bất cập, thiếu tính thống nhất giữa Luật Doanh nghiệp và Luật Luật sƣ, dẫn đến quá trình áp dụng pháp luật trong thực tiễn gặp nhiều khó khăn, ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động của các công ty luật.

Mặc dù có một số bất cập, nhƣng nhìn chung tổ chức và hoạt động của các công ty luật ở Việt Nam trong những năm gần đây và hiện nay đã có những bƣớc phát triển không ngừng. Đa số các công ty luật Việt Nam đăng ký thành lập dƣới hình thức công ty luật trách nhiệm hữu hạn, có rất ít công ty luật hợp danh đƣợc thành lập. Các công ty luật hoạt động chủ yếu vẫn tập trung vào các lĩnh vực tố tụng và dịch vụ pháp lý khác. Số lƣợng vụ việc, cũng nhƣ sự chuyển biến tích cực về chất lƣợng hoạt động hành nghề, tính chuyên nghiệp trong hoạt động của các công ty luật ngày càng cao. Theo đó, số lƣợng vụ việc và doanh thu của các công ty luật có chiều hƣớng tăng lên theo từng năm. Hoạt động của các công ty luật đã có những đóng góp quan trọng trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của ngƣời dân, đồng thời hỗ trợ hiệu quả cho các doanh nghiệp, góp phần tạo lập môi trƣờng pháp lý thuận lợi và tin cậy cho việc thu hút đầu tƣ, kinh doanh và thƣơng mại. Ngoài lĩnh vực truyền thống nhƣ hình sự, dân sự, lao động, hôn nhân gia đình, các công ty luật đã mở rộng và phát triển tƣ vấn pháp luật trong các lĩnh vực kinh tế, đầu tƣ, thƣơng mại quốc tế, đã tham gia tƣ vấn những hợp đồng thƣơng mại, dự án đầu tƣ lớn đạt kết quả tốt. Qua đó, nhiều công ty luật đã phát triển nhanh chóng, đƣợc khách hàng trong nƣớc và ngoài nƣớc hài lòng và tin tƣởng, tạo đƣợc sự tín nhiệm trên thị trƣờng dịch vụ pháp lý trong khu vực và quốc tế.

Chƣơng 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN

PHÁP LUẬTVỀ CÔNG TY LUẬT Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Pháp luật về công ty luật ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 98)