Công ty luật trong mối liên hệ với Tổ chức xã hộ i nghề nghiệp của luật sƣ

Một phần của tài liệu Pháp luật về công ty luật ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 60)

nghiệp của luật sư

Tổ chức xã hội – nghề nghiệp của luật sƣ (tổ chức luật sƣ toàn quốc) có vai trò rất quan trọng và liên quan rất nhiều đến mỗi luật sƣ cũng nhƣ công ty luật. Ở nƣớc ta Tổ chức luật sƣ toàn quốc sẽ ban hành Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sƣ (thay thế Quy tắc mẫu do Bộ Tƣ pháp ban hành nhƣ hiện nay ); phối hợp với Bộ Tƣ pháp trong việc ban hành quy chế tập sự hành nghề luật sƣ, đào tạo nghề luật sƣ, kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sƣ. Tổ chức luật sƣ toàn quốc cấp, thu hồi Thẻ luật sƣ, quy định mẫu trang phục luật sƣ tham gia phiên toà... Việc tổ chức bồi dƣỡng thƣờng xuyên về kiến thức pháp luật, kỹ năng hành nghề và tổng kết, trao đổi kinh nghiệm hành nghề luật sƣ trong cả nƣớc cũng thuộc thẩm quyền của Tổ chức luật sƣ toàn quốc. Việc giải quyết khiếu nại đối với quyết định kỷ luật và các quyết định khác của Ban chủ nhiệm các Đoàn luật sƣ cũng đƣợc giao cho Tổ chức luật sƣ toàn quốc.

Công ty luật tham gia xây dựng chính sách, đóng góp các kiến nghị góp phần để Tổ chức luật sƣ toàn quốc hoạt động hiệu quả. Giữa công ty luật và Tổ chức luật sƣ toàn quốc có mối quan hệ mật thiết với nhau, trong đó Tổ

chức luật sƣ toàn quốc đóng vai trò quyết định đến hiệu quả hoạt động của công ty luật nói chung và luật sƣ thành viên nói riêng.

Ở các nƣớc khác nhau, tên gọi của tổ chức luật sƣ toàn quốc cũng rất khác nhau, phổ biến nhất là: Hiệp hội luật sƣ (ở Trung Quốc, Thái Lan, Singapore, Hoa Kỳ), hoặc Liên đoàn luật sƣ (ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Thụy Điển), Hội đồng quốc gia các Đoàn luật sƣ (Pháp). Đây là tổ chức đại diện cho các Đoàn luật sƣ/Hội luật sƣ và luật sƣ trong phạm vi toàn quốc; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên; thực hiện một số chức năng quản lý luật sƣ và hành nghề luật sƣ đƣợc pháp luật quy định nhằm thúc đẩy việc thực thi sứ mạng của luật sƣ; hỗ trợ phát triển nghề luật sƣ nhằm tăng cƣờng vai trò của luật sƣ trong xã hội. Mối liên hệ giữa Tổ chức luật sƣ toàn quốc với tổ chức hành nghề luật sƣ là giống nhau. Trong đó tổ chức luật sƣ toàn quốc đóng vai tro quan trọng đối với tổ chức hành nghề luật sƣ.

Tiểu kết Chƣơng 1

Trong thời kỳ đổi mới, hệ thống pháp luật về công ty luật ở nƣớc ta đã từng bƣớc đƣợc xây dựng và hoàn thiện. Các đạo luật nhƣ: Luật Doanh nghiệp, Luật Luật sƣ và nhiều đạo luật khác đƣợc ban hành và đi vào cuộc sống, tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động của các doanh nghiệp, luật sƣ, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời dân.

Lý luận pháp luật về công ty luật là những vấn đề chung nhất, cơ bản nhất về công ty luật và pháp luật về công ty luật. Qua việc nghiên cứu các khái niệm, đặc điểm công ty luật và pháp luật về công ty luật sẽ cho chúng ta cái nhìn đúng đắn, khoa học về công ty luật và pháp luật về công ty luật. Những vấn đề pháp luật về công ty luật nhƣ: Khái niêm, tổ chức, hoạt động, quản trị và tổ chức lại công ty luật đƣợc luận giải, có so sánh với pháp luật của một số nƣớc trên thế giới là cơ sở khoa học để hoàn thiện pháp luật về công ty luật Việt Nam hiện nay. Công cuộc xây dựng và hoàn thiện hệ thống

pháp luật về công ty luật yêu cầu các nhà làm luật phải nghiên cứu các vấn đề lý luận khoa học một cách có hệ thống, có đánh giá, so sánh với pháp luật các nƣớc trên thế giới, từ đó xây dựng hệ thống pháp luật về công ty luật đảm bảo chất lƣợng cao, mang tính đồng bộ, thống nhất, đáp ứng đƣợc yêu cầu của công cuộc cải cách tƣ pháp.

Chƣơng 2

Một phần của tài liệu Pháp luật về công ty luật ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 60)