Quản trị công ty luật

Một phần của tài liệu Pháp luật về công ty luật ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 49)

Theo IFC, quản trị công ty là “những cơ cấu và những quá trình để định hƣớng và kiểm soát công ty”. Vào năm 1999, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD - Organization for Economic Co-operation and Development) đã xuất bản một tài liệu mang tên “Các nguyên tắc quản trị công ty” (OECD Principles of Corporate Governance), trong đó đƣa ra một định nghĩa chi tiết hơn về quản trị công ty nhƣ sau:

“Quản trị công ty là những biện pháp nội bộ để điều hành và kiểm soát công ty [….], liên quan tới các mối quan hệ giữa ban giám đốc, hội đồng quản trị và các cổ đông của một công ty với các bên có quyền lợi liên quan. Quản trị công ty cũng tạo ra một cơ cấu để đề ra các mục tiêu của công ty và xác định các phƣơng tiện để đạt đƣợc những mục tiêu đó, cũng nhƣ để giám sát kết quả hoạt động của công ty. Quản trị công ty chỉ đƣợc cho là có hiệu quả khi khích lệ đƣợc ban giám đốc và hội đồng quản trị theo đuổi các mục tiêu vì lợi ích của công ty và của các cổ đông, cũng nhƣ phải tạo điều kiện thuận lợi cho việc giám sát hoạt động của công ty một cách hiệu quả, từ đó khuyến khích công ty sử dụng các nguồn lực một cách tốt nhất”.[25]

Khái niệm quản trị công ty khác với khái niệm quản lý công ty. Quản trị công ty tập trung vào các cơ cấu và quy trình của công ty nhằm đảm bảo sự công bằng, tính minh bạch, tính trách nhiệm và tính giải trình. Trong khi đó, quản lý công ty tập trung vào các công cụ cần thiết để điều hành doanh nghiệp. Quản trị công ty đƣợc đặt ở một tầm cao hơn nhằm đảm bảo rằng, công ty sẽ đƣợc quản lý theo một cách sao cho nó phục vụ lợi ích của các cổ đông. Có một mạng chung giữa hai lĩnh vực này là mạng chiến lƣợc, một vấn đề đƣợc xem xét cả ở cấp độ quản trị công ty và quản lý công ty.

Nhƣ vậy, khái niệm quản trị công ty ở trên chỉ nói đến quản trị công ty cổ phần. Xét về bản chất, quản trị công ty là những biện pháp nội bộ để điều

hành và kiểm soát giữa các cơ quan quản lý và điều hành trong công ty. Yêu cầu quản trị công ty đặt ra đối với công ty đối vốn, khi mà các nhà đầu tƣ bỏ vốn ra để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, thì phải có cơ quan điều hành và phải có sự kiểm soát đối với nguồn vốn đó.

Dựa vào đặc trƣng của nghề luật sƣ, mà pháp luật các nƣớc không thừa nhận công ty luật đƣợc thành lập dƣới hình thức công ty cổ phần. Vậy quản trị công ty luật đƣợc thiết lập nhƣ thế nào? Có thể dựa vào quy tắc chung về quản trị công ty để đƣa ra một mô hình quản trị công ty luật (công ty luật hợp danh và công ty luật trách nhiệm hữu hạn).

Có thể thấy, hệ thống quản trị công ty luật đƣợc thiết lập qua các cơ quan quản lý giám sát, điều hành sau:

- Hội đồng thành viên (đại diện cho các thành viên, đƣa ra các quyết

định quan trọng nhƣ chiến lƣợc phát triển công ty…): Là cơ quan có quyền quyết định cao nhất của công ty luật (công ty luật hợp danh và công ty luật TNHH), bao gồm tất cả các thành viên công ty. Là cơ quan tập thể, hội đồng thành viên không làm việc thƣờng xuyên, mà chỉ tồn tại trong thời gian họp và ra quyết định trên cơ sở biểu quyết tại cuộc họp hoặc lấy ý kiến của các thành viên bằng văn bản.

Hội đồng thành viên là cơ quan có quyền xem xét, quyết định và giám sát những vấn đề chủ yếu, quan trọng nhất của công ty nhƣ: Quyết định chiến lƣợc phát triển và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty; quyết định tăng hoặc giảm vốn điều lệ, quyết định thời điểm và phƣơng thức huy động thêm vốn; thông qua hợp đồng vay, cho vay, bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản đƣợc ghi trong báo cáo tài chính tại thời điểm công bố gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại điều lệ công ty; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm chủ tịch hội đồng thành viên; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký và chấm dứt hợp đồng đối với giám đốc

hoặc tổng giám đốc, kế toán trƣởng và ngƣời quản lý khác quy định tại điều lệ công ty; quyết định mức lƣơng, thƣởng và lợi ích khác đối với chủ tịch hội đồng thành viên, giám đốc hoặc tổng giám đốc, kế toán trƣởng và ngƣời quản lý khác quy định tại điều lệ công ty; thông qua báo cáo tài chính hằng năm, phƣơng án sử dụng và phân chia lợi nhuận hoặc phƣơng án xử lý lỗ của công ty; quyết định cơ cấu tổ chức quản lý công ty; quyết định thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện; sửa đổi, bổ sung điều lệ công ty; quyết định tổ chức lại công ty; quyết định tạm ngừng hoạt động, chấm dứt hoạt động của công ty; các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của điều lệ công ty.

Nhƣ vậy có thể thấy Hôi đồng thành viên là cơ quan tập thể của công ty, quyết định những vấn đề quan trọng nhất của công ty và giám sát thực thi những quyết định đó.

- Chủ tịch Hội đồng thành viên (chịu trách nhiệm chỉ đạo và giám sát

chung, đề ra chiến lƣợc và giám sát giám đốc hoặc tổng giám đốc): Để thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình, hội đồng thành viên bầu một thành viên làm chủ tịch. Chủ tịch hội đồng thành viên có thể kiêm giám đốc hoặc tổng giám đốc công ty và có thể là ngƣời đại diện theo pháp luật của công ty nếu điều lệ công ty quy định.

Chủ tịch hội đồng thành viên thực hiện các quyền và nhiệm vụ sau đây: Giám sát hoặc tổ chức giám sát việc thực hiện các quyết định của hội đồng thành viên; chuẩn bị hoặc tổ chức việc chuẩn bị chƣơng trình, kế hoạch hoạt động của hội đồng thành viên; chuẩn bị hoặc tổ chức việc chuẩn bị chƣơng trình, nội dung, tài liệu họp hội đồng thành viên hoặc để lấy ý kiến các thành viên; triệu tập và chủ trì cuộc họp hội đồng thành viên hoặc tổ chức việc lấy ý kiến các thành viên; thay mặt hội đồng thành viên ký các quyết định của hội đồng thành viên; các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của điều lệ công ty.

- Giám đốc hoặc Tổng giám đốc: Là ngƣời điều hành hoạt động kinh

doanh hàng ngày của công ty do hội đồng thành viên bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trƣớc hội đồng thành viên về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ của mình. Là ngƣời đại diện theo pháp luật của công ty, trừ trƣờng hợp điều lệ công ty quy định chủ tịch hội đồng thành viên là đại diện theo pháp luật của công ty. Là ngƣời điều hành hoạt động hàng ngày của công ty, giám đốc có quyền và nghĩa vụ: Tổ chức thực hiện các quyết định của hội đồng thành viên; quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty; tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phƣơng án đầu tƣ của công ty; ban hành quy chế quản lý nội bộ công ty; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của hội đồng thành viên; ký kết hợp đồng nhân danh công ty (trừ trƣờng hợp thuộc thẩm quyền của chủ tịch hội đồng thành viên); kiến nghị phƣơng án cơ cấu tổ chức công ty; trình báo cáo quyết toán tài chính hằng năm lên hội đồng thành viên; kiến nghị phƣơng án sử dụng lợi nhuận hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh; tuyển dụng lao động; các quyền và nhiệm vụ khác đƣợc quy định tại điều lệ công ty.

- Ban kiểm soát (áp dụng đôi với công ty luật TNHH hai thành viên trở

lên) là cơ quan thay mặt các thành viên công ty kiểm soát các hoạt động của công ty. Pháp luật chỉ bắt buộc công ty trách nhiệm hữu hạn trên 11 thành viên phải có ban kiểm soát. Ban kiểm soát kiểm soát các hoạt động của công ty nhƣ: Thu chi, sổ sách kế toán, trích lập các loại quỹ… Trƣởng ban kiểm soát có trách nhiệm báo cáo về kết quả kiểm soát cho hội đồng thành viên về việc thực hiện nhiệm vụ của mình.

Nhƣ vậy, có thể thấy quản trị công ty luật đƣợc thiết lập trên một hệ thống gồm các cơ quan có chức năng nhiệm vụ riêng. Các cơ quan này thực

hiện nhiệm vụ và kiểm soát lẫn nhau để đi đến mục tiêu chung là khuyến khích công ty sử dụng các nguồn lực một cách tốt nhất.

1.2.2.4. Hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi và chấm dứt hoạt động công

ty luật

* Hợp nhất công ty luật

“Hợp nhất công ty là biện pháp tổ chức lại công ty đƣợc áp dụng cho tất cả các loại hình công ty, theo đó hai hoặc một số công ty cùng loại (gọi là công ty bị hợp nhất) hợp thành một công ty mới (gọi là công ty hợp nhất), bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty hợp nhất đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các công ty bị hợp nhất”. [24] Sau khi đăng ký hoạt động các công ty bị hợp nhất chấm dứt sự tồn tại. Công ty hợp nhất đƣợc hƣởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chƣa thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản khác của các công ty bị hợp nhất.

Nhƣ vậy, có thể nói, hợp nhất công ty luật là một cách tổ chức lại công ty. Điều kiện để có thể hợp nhất phải là công ty cùng loại. Theo đó, hai hoặc nhiều công ty luật trách nhiệm hữu hạn có thể thỏa thuận hợp nhất thành một công ty luật trách nhiệm hữu hạn mới bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty luật hợp nhất, đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty luật bị hợp nhất. Hai hoặc nhiều công ty luật hợp danh có thể thỏa thuận hợp nhất thành một công ty luật hợp danh mới bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty luật hợp nhất, đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty luật bị hợp nhất.

Về quyền và nghĩa vụ của công ty luật hợp nhất: Sau khi công ty luật hợp nhất đƣợc cấp giấy đăng ký hoạt động, các công ty luật bị hợp nhất chấm dứt hoạt động. Công ty luật hợp nhất đƣợc hƣởng các quyền và lợi ích hợp

pháp, chịu trách nhiệm về toàn bộ các khoản nợ chƣa thanh toán, các hợp đồng dịch vụ pháp lý đang thực hiện, hợp đồng lao động đã ký với luật sƣ, ngƣời lao động khác và các nghĩa vụ tài sản khác của các công ty luật bị hợp nhất.

Về thủ tục tiến hành hợp nhất: Các công ty luật muốn hợp nhất phải làm thủ tục gửi cơ quan có thẩm quyền. Hồ sơ hợp nhất công ty luật đƣợc gửi đến Sở Tƣ pháp nơi công ty luật đăng ký hoạt động, bao gồm: Giấy đề nghị hợp nhất công ty luật; hợp đồng hợp nhất, trong đó phải quy định rõ về thủ tục, thời hạn và điều kiện hợp nhất; phƣơng án sử dụng lao động; việc kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của các công ty luật bị hợp nhất; giấy đăng ký hoạt động của các công ty luật bị hợp nhất; điều lệ của công ty luật hợp nhất. Hầu hết pháp luật các nƣớc trên thế giới đều thừa nhận việc hợp nhất công ty luật. Điều kiện và thủ tục để hợp nhất về cơ bản nhƣ quy định của pháp luật Việt Nam.

Ở Mỹ, nhiều công ty luật rất lớn có tới hàng ngàn luật sƣ. Các công ty này hiện nay có xu hƣớng hợp nhất với nhau thành những công ty khổng lồ không chỉ ở phạm vi một quốc gia, mà còn mang tính toàn cầu. Với xu hƣớng nhƣ vậy, dễ xảy ra nguy cơ các công ty lớn không muốn nhận các vụ việc nhỏ, những vụ việc mang lại ít lợi nhuận và điều đó dễ dẫn đến tình trạng nền công lý mất cân đối. Công lý của những ngƣời nhiều tiền và công lý của những ngƣời nghèo không có cùng chuẩn mực, nhƣng phải chăng nguy cơ này không tồn tại ở các nƣớc phát triển khác?

* Sáp nhập công ty luật (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sáp nhập công ty là biện pháp tổ chức lại công ty đƣợc áp dụng cho tất cả các loại hình công ty, theo đó một hoặc một số công ty cùng loại (gọi là công ty bị sáp nhập) sáp nhập vào một công ty khác (gọi là công ty nhận sáp nhập), bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp

sang công ty nhận sáp nhập đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập. Sau khi đăng ký hoạt động, công ty nhận sáp nhập đƣợc hƣởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chƣa thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị sáp nhập. Theo khái niệm chung đó, có thể khái quát về sáp nhập công ty luật nhƣ sau: (i) Một hoặc nhiều công ty luật trách nhiệm hữu hạn có thể sáp nhập vào một công ty luật trách nhiệm hữu hạn khác bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập; (ii) Một hoặc nhiều công ty luật hợp danh có thể sáp nhập vào một công ty luật hợp danh khác bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.

Về quyền và nghĩa vụ của công ty nhận sáp nhập: Sau khi công ty luật nhận sáp nhập đƣợc cấp giấy đăng ký hoạt động, các công ty luật bị sáp nhập chấm dứt hoạt động.

Về thủ tục tiến hành sáp nhập: Khi có kế hoạc sáp nhập, đại diện các công ty bị sáp nhập và công ty nhận sáp nhập phải tiến hành họp và lập hợp đồng sáp nhập công ty. Hoàn thiện hồ sơ sáp nhập gửi cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền. Tuỳ theo quy định của pháp luật các nƣớc, mà hồ sơ và thủ tục, cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục sáp nhập là khác nhau. Theo pháp luật Việt Nam, hồ sơ sáp nhập công ty luật đƣợc gửi đến Sở Tƣ pháp nơi công ty luật nhận sáp nhập đăng ký hoạt động, gồm có: Giấy đề nghị sáp nhập công ty luật; hợp đồng sáp nhập công ty luật, trong đó phải quy định rõ về thủ tục, thời hạn và điều kiện sáp nhập; phƣơng án sử dụng lao động; việc kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của các công ty luật bị sáp nhập; giấy đăng ký hoạt động của các công ty luật bị sáp nhập và công ty luật nhận sáp nhập.

* Chuyển đổi công ty luật

Chuyển đổi công ty là một biện pháp tổ chức lại công ty đƣợc áp dụng cho công ty luật trách nhiệm hữu hạn và công ty luật hợp danh.

Công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên (gọi là công ty đƣợc chuyển đổi) có thể chuyển đổi sang hình thức công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên (gọi là công ty chuyển đổi) hoặc ngƣợc lại. Công ty luật trách nhiệm hữu hạn (gọi là công ty đƣợc chuyển đổi) có thể chuyển đổi sang hình thức công ty luật hợp danh (gọi là công ty chuyển đổi) hoặc ngƣợc lại.

Nhƣ vậy, có thể thấy chuyển đổi công ty luật là chuyển đổi hình thức công ty, công ty mới đƣợc chuyển đổi sẽ phải thực hiện quy chế pháp lý riêng cho từng loại hình công ty. Sau khi đăng ký hoạt động công ty đƣợc chuyển đổi chấm dứt tồn tại. Công ty chuyển đổi đƣợc hƣởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chƣa thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty đƣợc chuyển đổi. Trƣớc khi chuyển đổi, công ty muốn chuyển đổi phải có phƣơng án chuyển đổi, trong đó

Một phần của tài liệu Pháp luật về công ty luật ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 49)