Luật Luật sƣ đã tiến một bƣớc dài theo hƣớng đƣa các tổ chức hành nghề luật sƣ xích lại gần với các loại hình doanh nghiệp. Theo quy định của Luật Luật sƣ thì tổ chức hành nghề luật sƣ bao gồm: (i) Văn phòng luật sƣ là tổ chức hành nghề luật sƣ do một luật sƣ thành lập đƣợc tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tƣ nhân; (ii) Công ty luật bao gồm công ty luật hợp danh và công ty luật trách nhiệm hữu hạn. So với Pháp lệnh Luật sƣ năm 2001, Luật Luật sƣ đã quy định thêm loại hình công ty luật trách nhiệm hữu hạn. Hơn nữa, để phù hợp với quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Luật sƣ còn quy định công ty luật trách nhiệm hữu hạn có thể là công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Văn phòng luật sƣ, công ty luật có các quyền, nghĩa vụ theo quy định của Luật Luật sƣ, Luật Doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Tuy nhiên, quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Luật sƣ liên quan đến hình thức tổ chức hành nghề luật sƣ còn nhiều bất cập, cần đƣợc tiếp tục hoàn thiện, cụ thể:
Thứ nhất, Có sự không thống nhất, mâu thuận giữa Luật Luật sƣ, Nghị định hƣớng dẫn thi hành Luật Luật sƣ và Luật Doanh nghiệp. Theo quy định tại Điều 14 Nghị định 123/2013/NĐ-CP ngày 14/10/2013 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật luật sƣ thì “Công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên có thể chuyển đổi sang hình thức công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. Công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có thể chuyển đổi sang hình thức công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Công ty luật trách nhiệm hữu hạn có thể chuyển đổi sang hình thức công ty luật hợp danh. Công ty luật hợp danh có thể chuyển đổi sang hình thức công ty luật trách nhiệm hữu hạn”. Trong khi đó Luật Doanh nghiệp không cho phép chuyển đổi công ty hợp danh thành công ty trách nhiệm hữu hạn và ngƣợc lại, đây là mâu thuận nghiêm trọng cần đƣợc sửa đổi.
Từ những vƣớng mắc trên, trong thời gian tới sửa đổi quy định của pháp luật theo hƣớng: Sửa đổi những quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Luật sƣ và các văn bản pháp luật liên quan một cách thống nhất, đồng bộ.
Thứ hai, Luật Doanh nghiệp quy định công ty hợp danh có tƣ cách
pháp nhân, khác với Doanh nghiệp tƣ nhân. Nhờ đó, một loại hình doanh nghiệp đã ra đời. Trên thực tế, dù không có nhiều công ty đƣợc thành lập theo hình thức công ty hợp danh nhƣng vẫn có những công ty hợp danh trong lĩnh vực kiểm toán, pháp luật, khám chữa bệnh, tƣ vấn thiết kế... đang hoạt động có hiệu quả. Trong một số trƣờng hợp, những ngƣời hành nghề độc lập lại rất cần hình thức hợp danh để hoàn toàn chủ động đối với hoạt động của mình. Chẳng hạn, ba bác sĩ, có thể thành lập một công ty hợp danh khám chữa bệnh
và mỗi ngƣời mở một phòng khám riêng với danh nghĩa công ty. Bất kỳ một loại hình doanh nghiệp nào cũng có những ƣu điểm và hạn chế nhất định. Việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp nào hoàn toàn phụ thuộc vào yêu cầu hoạt động của những ngƣời góp vốn. Vì vậy, quy định của Luật Doanh nghiệp về công ty hợp danh sẽ cho các nhà đầu tƣ nhiều cơ hội lựa chọn hơn khi quyết định thành lập doanh nghiệp.
Tuy nhiên, quy định của Điều 130, Luật Doanh nghiệp năm 2005 đã tạo ra một doanh nghiệp "lƣỡng cực". Các thành viên hợp danh chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình, còn các thành viên góp vốn thì chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. Hơn nữa, điểm c khoản 2 Điều 140 Luật Doanh nghiệp năm 2005 lại quy định một hạn chế quan trọng với thành viên góp vốn là không đƣợc tham gia quản lý công ty, không đƣợc tiến hành công việc kinh doanh nhân danh công ty.
Với quy định nêu trên, rất ít nếu không nói là không hề có thành viên góp vốn trong công ty hợp danh. Bởi, khi góp vốn vào công ty hợp danh, ngƣời góp vốn sẽ chịu rủi ro cao hơn nhiều so với khi cho vay hoặc gửi tiền vào tiết kiệm. Hơn nữa, thành viên góp vốn không đƣợc quản lý công ty, do đó họ sẽ chịu rủi ro rất lớn. Nếu các thành viên hợp danh hoạt động không có hiệu quả, ngƣời góp vốn chẳng những không thu đƣợc lãi, mà có thể bị mất vốn góp mà không thể quy trách nhiệm cho ai. Hơn nữa, nếu không có thành viên góp vốn, các thành viên hợp danh có đƣợc thành lập công ty hợp danh không? Đó là vấn đề không rõ ràng, vì luật không quy định công ty hợp danh bắt buộc phải có thành viên góp vốn. Do đó, nếu chỉ có 2 thành viên hợp danh góp vốn thành lập công ty, thì công ty đó sẽ phải chịu trách nhiệm vô hạn, không khác gì doanh nghiệp tƣ nhân, nhƣng công ty hợp danh lại có tƣ cách pháp nhân. Điều đó mâu thuẫn với quy định về pháp nhân tại Điều 84 Bộ luật
Dân sự năm 2005 và tạo ra sự bất bình đẳng giữa doanh nghiệp tƣ nhân và công ty hợp danh.
Từ những phân tích trên, cần hoàn thiện các quy định về Luật Doanh nghiệp theo hƣớng quy định công ty hợp danh không có tƣ cách pháp nhân, công ty hợp danh chịu trách nhiệm vô hạn và không có những thành viên góp vốn. Quy định nhƣ vậy cũng phù hợp với thông lệ quốc tế hiện nay.
Thứ ba, theo quy định của Luật Luật sƣ, công ty luật gồm công ty luật
hợp danh và công ty luật trách nhiệm hữu hạn. Công ty luật trách nhiệm hữu hạn có thể là công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Có thể thấy, từ khi Luật Công ty năm 1990 có hiệu lực đến Luật Doanh nghiệp năm 2005 ra đời, chế độ trách nhiệm hữu hạn cũng đã đƣợc chính thức thừa nhận để tham gia vào hoạt động kinh doanh. Luật Luật sƣ năm 2006 đã thừa nhận công ty luật trách nhiệm hữu hạn là hình thức tổ chức hành nghề luật sƣ nhằm đảm bảo sự phù hợp giữa quy định của Luật Luật sƣ và Luật Doanh nghiệp. Tuy nhiên, thực tế việc thừa nhận công ty luật trách nhiệm hữu hạn là hình thức tổ chức hành nghề luật sƣ là không phù hợp với chế độ trách nhiệm vô hạn đối với luật sƣ trong hoạt động nghề nghiệp. Trong chế độ trách nhiệm hữu hạn, có sự tách bạch giữa tài sản riêng của cá nhân và tài sản chung của công ty. Theo đó, các thành viên của công ty góp một khoản vốn nhất định theo thoả thuận và chỉ chịu trách nhiệm đối với khoản nợ của công ty trong phạm vi phần vốn mà từng thành viên đóng góp. Trong khi đó, hoạt động nghề của luật sƣ là hành nghề độc lập và chịu trách nhiệm cá nhân về hoạt động nghề nghiệp của mình. Do dó, để phù hợp với đặc thù của nghề luật sƣ, pháp luật không nên quy định loại hình công ty luật trách nhiệm hữu hạn là hình thức tổ chức hành nghề luật sƣ, mà pháp luật cần quy định hình thức tổ chức hành nghề luật sƣ
gồm: (i) Văn phòng luật sƣ hành nghề độc lập (sole practitioner/principal); (ii) Công ty hợp danh (partnership).
3.2.2. Hoàn thiện các quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Luật sƣ liên quan đến tổ chức và hoạt động của công ty luật Luật sƣ liên quan đến tổ chức và hoạt động của công ty luật
Cần làm rõ khái niệm công ty hợp danh trong Luật Doanh nghiệp năm 2005 và phân biệt rõ ràng hai loại hình công ty với các tên gọi khác nhau, tránh sự nhầm lẫn giữa công ty hợp danh (general partnership hay simply partnership) và công ty hợp vốn đơn giản (limited partnership). Quy định tách bạch hai loại hình công ty hợp danh giống nhƣ một số nƣớc trên thế giới, đó là hợp danh vô hạn và hợp danh hữu hạn, vì bản chất pháp lý của hai loại hình này là khác nhau. Một công ty hợp danh chỉ bao gồm các thành viên hợp danh chắc chắn sẽ rất khác với một công ty hợp danh bao gồm cả thành viên hợp danh và thành viên góp vốn. Vì vậy, quy định chung chung nhƣ hiện nay là công ty hợp danh buộc phải có tối thiểu hai thành viên hợp danh và sẽ bị giải thể nếu vi phạm điều này cũng tỏ ra không phù hợp đối với loại hình công ty hợp vốn đơn giản. Mỗi loại hình liên kết sẽ có quy chế pháp lý cụ thể về cách thức tổ chức, hoạt động và giải thể của công ty.
Thứ nhất, Luật Doanh nghiệp cần quy định cụ thể hai loại hình công
ty hợp danh, đó là công ty hợp danh vô hạn và công ty hợp danh hữu hạn. Qua đó, thiết lập mô hình tổ chức và hoạt động riêng cho hai loại hình công ty này. Thực tế mô hình tổ chức và hoạt động của công ty hợp danh đƣợc Luật Doanh nghiệp điều chỉnh chủ yếu áp dụng cho công ty hợp danh có thành viên góp vốn (hợp vốn đơn giản). Trong khi, quy định của Luật Luật sƣ về công ty luật hợp danh có đặc điểm riêng, theo đó công ty luật hợp danh không có thành viên góp vốn. Điều này dẫn đến việc quy định của pháp luật về tổ chức và hoạt động của loại hình công ty hợp danh không có
thành viên góp vốn chƣa đầy đủ, còn nhiều bất cập, dẫn đến khó khăn trong quá trình áp dụng pháp luật.
Thứ hai, Luật Doanh nghiệp cần sửa đổi đối với loại hình công ty trách
nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, cụ thể:
- Cho phép công ty linh hoạt hơn trong quy định trình tự, thủ tục triệu tập họp hội đồng thành viên trong trƣờng hợp cuộc họp lần thứ nhất không đủ điều kiện tiến hành họp.
- Thừa nhận giá trị pháp lý của cuộc họp hội đồng thành viên dƣới hình thức hội nghị trực tuyến hoặc phƣơng tiện thông tin tƣơng tự khác.
Thứ ba, Luật Doanh nghiệp cần sửa đổi, bổ sung đối với loại hình công
ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, cụ thể:
- Quy định chi tiết hơn và bổ sung một số quyền của kiểm soát viên, nhƣ tham dự và thảo luận tại các cuộc họp của hội đồng thành viên, cuộc họp của công ty.
- Bãi bỏ yêu cầu đăng ký chuyển đổi loại hình doanh nghiệp trong trƣờng hợp công ty kết nạp thêm thành viên.
Các nội dung bổ sung bao gồm: Quy định rõ nguyên tắc thực hiện quyền chủ sở hữu trong một số trƣờng hợp đặc biệt nhƣ chủ sở hữu chết, mất tích, bị kết án tù, chấm dứt hoạt động.
Thứ tư, hạn chế đối với giám đốc hoặc tổng giám đốc của công ty trách
nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Pháp luật cần quy định giám đốc hoặc tổng giám đốc của công ty TNHH từ hai thành viên trở lên và công ty TNHH một thành viên không đƣợc đồng thời là giám đốc hoặc tổng giám đốc của doanh nghiệp khác. Quy định nhƣ trên sẽ tránh đƣợc việc yếu kém trong quản lý điều hành của doanh nghiệp hay tránh việc mở, thành lập công ty một cách tràn lan sau đó không thực hiện đƣợc việc quản lý.
Thứ năm, hoàn thiện các quy định của Luật Luật sƣ hiện hành để tạo điều
kiện cho công ty luật Việt Nam có thể cạnh tranh bình đẳng với công ty luật nƣớc ngoài trên lãnh thổ Việt Nam và liên quan đến việc tƣ vấn pháp luật Việt Nam.
Hiện nay, pháp luật không phân định rõ phạm vi giấy phép hành nghề của tổ chức luật sƣ nƣớc ngoài, cũng nhƣ vai trò, năng lực và điều kiện hành nghề của luật sƣ Việt Nam trong tổ chức luật sƣ nƣớc ngoài. Luật Luật sƣ không đƣa ra cơ chế để khuyến khích các công ty và dự án trong nƣớc sử dụng luật sƣ Việt Nam. Trên thực tế, các công ty của Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản thƣờng thuê luật sƣ của nƣớc họ và luật sƣ đó sẽ đi thuê luật sƣ nƣớc ngoài khác. Đây là cơ chế để luật sƣ Việt Nam học hỏi kinh nghiệm luật sƣ nƣớc ngoài để giúp doanh nghiệp Việt Nam và Chính phủ Việt Nam giám sát luật sƣ nƣớc ngoài.