Đánh giá thực trạng pháp luật về công ty luật

Một phần của tài liệu Pháp luật về công ty luật ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 94)

Pháp luật về công ty luật ở Việt Nam hình thành muộn hơn so với pháp luật về công ty luật ở các nƣớc trên thế giới. Quá trình hình thành và pháp triển pháp luật về công ty luật ở Việt Nam gắn liện với sự hoàn thiện về chế định luật sƣ và hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp. Có thể thấy, pháp luật về công ty luật ở Việt Nam có những ƣu điểm, nhƣợc điểm sau đây:

2.3.1.1. Ưu điểm

Một là, hệ thống pháp luật về công ty luật ở Việt Nam đƣợc quy định

tƣơng đối đồng bộ, dễ áp dụng. Luật Doanh nghiệp quy định khung pháp luật chung cho các loại hình doanh nghiệp. Luật Luật luật sƣ quy định những vấn

đề đặc thù của nghề luật sƣ, các văn bản quy phạm pháp luật khác quy định bổ sung cho những vấn đề liên quan đến pháp luật về công ty luật.

Hai là, pháp luật về công ty luật ở Việt Nam thừa nhận sự đa dạng các

loại hình công ty luật. Theo đó, công ty luật có thể là công ty luật hợp danh, công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Do đó, tạo điều kiện cho các luật sƣ có sự linh hoạt trong việc lựu chọn loại hình công ty luật để hành nghề phù hợp với điều kiện của mình.

2.3.1.2. Nhược điểm

Tuy pháp luật về công ty luật ở Việt Nam hiện nay có những ƣu điểm, nhƣng trên thực áp dụng, còn tồn tại những nhƣợc điểm sau:

Một là, pháp luật về công ty luật ở Việt Nam nhiều quy định còn thiếu tính cụ thể, một số văn bản hƣớng dƣới luật có sự mâu thuẫn luật, dẫn đến nhiều vƣớng mắc khi áp dụng. Cụ thể, mâu thuận không thống nhất giữa Luật Luật sƣ, Nghị định hƣớng dẫn thi hành Luật Luật sƣ và Luật Doanh nghiệp. Theo quy định tại Điều 14 Nghị định 123/2013/NĐ-CP ngày 14/10/2013 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật luật sƣ thì cho phép chuyển đổi công ty hợp danh thành công ty TNHH và ngƣợc lại, trong khi đó Luật Doanh nghiệp 2005 không cho phép chuyển đổi công ty hợp danh thành công ty trách nhiệm hữu hạn và ngƣợc lại, đây là mâu thuận nghiêm trọng cần đƣợc sửa đổi.

Hai là, nhiều quy định của pháp luật về công ty luật ở Việt Nam chƣa

phù hợp với tính đặc thù của nghề luật sƣ, nhƣ thừa nhận công ty luật trách nhiệm hữu hạn là hình thức tổ chức hành nghề luật sƣ, điều này không phù hợp với chế độ chịu trách nhiệm vô hạn của nghề luật sƣ.

Ba là, pháp luật về công ty luật ở Việt Nam chƣa phù hợp với yêu cầu

công ty luật còn chƣa phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế nhƣ: Chƣa phù hợp với quy định của Tổ chức Thƣơng mại Thế giới (WTO); Luật Luật sƣ hiện hành chƣa tạo điều kiện để công ty luật Việt Nam có thể cạnh tranh bình đẳng với công ty luật nƣớc ngoài trên lãnh thổ Việt Nam…

Quan điểm cần xem xét tính hợp lý sửa đổi các quy định hiện hành.

Số lƣợng thành viên tối thiểu của công ty luật TNHH? Có cần thiết phải để hai loại hình công ty luật TNHH không? Căn cứ nào xác định tính chịu trách nhiệm hữu hạn của các thành viên ? Việc chuyển nhƣợng phần vốn góp...

Theo quy định của pháp luật hiện hành thành viên tối thiểu của công ty luật TNHH gồm: Công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên do ít nhất hai luật sƣ thành lập. Công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên do một luật sƣ thành lập và làm chủ sở hữu. Nhƣ vậy cần xem xét và nghiên cứu kỹ khi quy định thành viên tối thiểu của công ty luật TNHH nhƣ pháp luật hiện hành. Một vấn đề đặt ra là có nên quy định hai loại hình công ty luật TNHH nhƣ hiện tại. Xét về bản chất hai loại hình công ty luật TNHH chỉ khác nhau về thành viên góp vốn. Tuy nhiên, do đặc trƣng của nghề luật sƣ nên vấn đề vốn của công ty luật không đặt ra. Do đó cần nghiên cứu kỹ, tham khảo kinh nghiệm của các nƣớc để đƣa ra mô hình công ty luật TNHH phù hợp với loại hình công ty luật. Mặt khác, là công ty luật TNHH nhƣng căn cứ xác định tính chịu trách nhiệm hữu hạn của các thành viên là không rõ ràng, do vấn đề vốn góp của các thành viên của công ty luật TNHH không có tính chất quyết định.

Một phần của tài liệu Pháp luật về công ty luật ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 94)