Phương hướng hoàn thiện

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (Trang 75)

Để hiện thực hóa những định hướng và yêu cầu hoàn thiện Luật Doanh nghiệp như đã nêu ở trên, chúng ta cần hoạch định phương hướng cải cách, hoàn thiện cụ thể. Kinh nghiệm cải cách các quy định kinh doanh quốc tế có thể xem là nguồn tham khảo vô cùng hữu hiệu cho công cuộc cải cách Luật Doanh nghiệp ở Việt Nam.

70

Thứ nhất, trưng cầu ý kiến nhân dân trong quá trình sửa đổi, bổ sung hoàn thiện. Những thay đổi trong quy định sẽ không phù hợp nếu chúng không được thực thi và không được đông đảo quần chúng ủng hộ. Lợi ích của việc trưng cầu ý kiến trong cải cách quy định có thể thấy được như sau:

- Có thể thảo luận các ý kiến chuyên môn liên quan đến những đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp của quy định.

- Hỗ trợ các nhà làm luật xây dựng quy định để hài hoà các lợi ích đối lập nhau.

- Giám sát có chất lượng đối với những đánh giá hành chính về chi phí và lợi ích.

Tuy nhiên, việc trưng cầu ý kiến nhân dân cũng cần phải tuân thủ theo các nguyên tắc nhất định như: việc tham khảo ý kiến phải đảm bảo tính linh hoạt và nhất quán; trưng cầu ý kiến phải kịp thời, hài hoà, được áp dụng rộng rãi và thực hiện liên tục; chính sách trưng cầu ý kiến phải minh bạch và đảm bảo rằng ý kiến quần chúng phải được xem xét thích đáng và phản hồi đúng mức; hoạt động trưng cầu ý kiến thường xuyên phải trở thành một phần của văn hoá lập pháp.

Thứ hai, đơn giản thủ tục hành chính nhằm giảm chi phí thực thi quy định pháp luật doanh nghiệp, có thể kể đến: ngôn ngữ xây dựng luật cần đơn giản, dễ hiểu, tránh việc hiểu sai, hiểu nhiều nghĩa; đơn giản hay xoá bỏ nhu cầu giấy đăng ký kinh doanh và các loại giấy phép con; máy tính hoá việc phổ biến các quy định và tạo mối tương hỗ với chính phủ bằng điện tử …

Thứ ba, tiến hành đánh giá tác động của các quy định. Hiện nay, hoạt động này đang có xu hướng trở thành một phần không thể thiếu của chương trình cải cách được tiến hành ở cả các nước phát triển và các nước đang phát triển, bao gồm một loạt phương pháp đánh giá có hệ thống các tác động tiêu cực và tích cực của các quy định.

71

Thứ tư, nâng cao sự quản lý đối với quá trình xây dựng và thực thi pháp luật. Theo tôi, một hệ thống quản lý pháp luật hiệu quả cần phải đảm bảo ba yếu tố sau: (i) phải được thông qua và được ủng hộ ở mức chính trị cao nhất; (ii) phải bao gồm các chuẩn mực về chất lượng về luật pháp một cách chính xác; (iii) phải đem lại khả năng tiếp tục quản lý luật pháp. Bên cạnh đó, các chính sách luật pháp cần phải thể hiện được những cam kết của Chính phủ đối với việc cải cách môi trường pháp luật; thiết lập được các mục tiêu chính sách rõ ràng và các biện pháp để đạt được các mục tiêu, nêu cao tính trách nhiệm của các quan chức chính phủ trong sử dụng quyền hạn về luật pháp; đẩy mạnh tính hiệu quả các nỗ lực phối hợp và hợp tác, đảm bảo hơn nữa tính chặt chẽ và tính đầy đủ trong việc cải cách môi trường pháp luật; giúp chỉ ra cho các nhà chính trị và cộng đồng biết tại sao các mục tiêu chính sách là quan trọng; nâng cao tính tin cậy và tính minh bạch trong các thay đổi và nâng cao các kết quả; thay đổi tính văn hoá trong luật pháp và yêu cầu các nhà cải cách phải chỉ ra lý do tại sao phải ban hành lại [20]7.

Thứ năm, thể chế hoá, nội luật hóa những cam kết của Việt Nam trong quá trình hội nhập. Việt Nam đang trong quá trình hội nhập mạnh mẽ với khu vực và quốc tế, việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới đòi hỏi Việt Nam phải xây dựng được một nền kinh tế mở với một hệ thống các luật lệ về kinh doanh rõ ràng, minh bạch và tin cậy.

Trên cơ sở những phương hướng đã hoạch định ở trên, quá trình cải cách hoàn thiện pháp luật doanh nghiệp cần:

Một là, cần kế thừa, tiếp tục phát huy kết quả và tác động tốt của các cải cách trong Luật Doanh nghiệp năm 1999 và Luật Doanh nghiệp năm 2005, bao gồm:

72

- Tiếp tục hiện thực hóa đầy đủ quyền tự do kinh doanh theo nguyên tắc doanh nghiệp được quyền kinh doanh tất cả ngành nghề mà pháp luật không cấm hoặc không hạn chế.

- Tạo thuận lợi hơn cho các hoạt động: góp vốn thành lập doanh nghiệp; tổ chức quản lý doanh nghiệp; chuyển nhượng vốn và rút khỏi thị trường của doanh nghiệp.

Hai là, khắc phục các hạn chế, bất cập của Luật Doanh nghiệp; tập trung vào các nội dung như đã trình bày tại phần thực trạng.

Ba là, thể chế hóa vấn đề mới phát sinh. Thừa nhận chính thức sự tồn tại về mặt pháp lý của doanh nghiệp xã hội; đồng thời thúc đẩy sự phát triển loại hình doanh nghiệp này như một phương thức mới giải quyết vấn đề xã hội.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)