Vai trò của pháp luật về doanh nghiệp trong nền kinh tế thị

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (Trang 25)

Trong cơ chế thị trường, sự tồn tại của pháp luật là một nhu cầu bắt nguồn từ chính đòi hỏi của các quan hệ kinh tế. Nền kinh tế thị trường đòi hỏi pháp luật phải đảm bảo các quy luật, nguyên tắc của thị trường. Trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, pháp luật về doanh nghiệp cùng với các chế định khác của pháp luật kinh tế là công cụ không thể thiếu để Nhà nước điều tiết nền kinh tế thị trường phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đối với các nhà đầu tư, pháp luật về doanh nghiệp không chỉ có vai trò đảm bảo quyền tự do và sự bình đẳng mà còn có vai trò đảm bảo sự an toàn trong đầu tư vốn của họ. Vai trò của pháp luật về doanh nghiệp thể hiện ở những mặt sau:

Thứ nhất, pháp luật về doanh nghiệp phải đảm bảo quyền tự do của công dân trong tổ chức hoạt động kinh doanh. Với một xã hội có Nhà nước, tự do kinh doanh chỉ có ý nghĩa hiện thực khi được ghi nhận bởi pháp luật. Vì vậy, quyền tự do kinh doanh không thể được thực hiện hiệu quả trên thực tế nếu thiếu pháp luật. Vai trò ghi nhận và đảm bảo quyền tự do kinh doanh của pháp luật về doanh nghiệp thể hiện ở những nội dung cơ bản sau:

 Pháp luật về doanh nghiệp quy định những ngành nghề, lĩnh vực cấm

20

 Pháp luật về doanh nghiệp quy định thủ tục đăng ký kinh doanh cho các nhà đầu tư.

 Pháp luật về doanh nghiệp quy định các hình thức doanh nghiệp để các nhà đầu tư lựa chọn.

 Pháp luật về doanh nghiệp quy định các quyền và nghĩa vụ cụ thể của nhà đầu tư trong tổ chức hoạt động của doanh nghiệp như tổ chức bộ máy quản lý nội bộ của doanh nghiệp; mở rộng, thu hẹp quy mô kinh doanh; huy động vốn; chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp...

Thứ hai, pháp luật về doanh nghiệp đảm bảo quyền sở hữu vốn và tài sản trong kinh doanh của các nhà đầu tư. Vốn và tài sản là tiền đề vật chất không thể thiếu để thực hiện hoạt động kinh doanh. Vì vậy, quyền sở hữu vốn và tài sản cần phải được ghi nhận bằng pháp luật. Pháp luật về doanh nghiệp góp phần khẳng định địa vị chủ sở hữu tài sản của các tổ chức, cá nhân khi họ dùng vốn và tài sản để đầu tư kinh doanh. Với quy định về quyền và nghĩa vụ của người góp vốn vào doanh nghiệp, pháp luật về doanh nghiệp thể hiện vai trò tiếp tục phát triển các quy định về sở hữu đổi với tài sản trong kinh doanh. Tính đặc thù của các quy định về sở hữu trong pháp luật về doanh nghiệp thể hiện ở chỗ pháp luật về doanh nghiệp bảo vệ quyền sở hữu tài sản trong trạng thái vận động, đồng thời hạn chế những tiêu cực phát sinh do chế độ đa sở hữu trong kinh doanh của cơ chế thị trường gây ra.

Thứ ba, pháp luật về doanh nghiệp là công cụ đảm bảo cho các hoạt động kinh doanh vận hành theo các quy luật của thị trường. Đối với pháp luật về doanh nghiệp, việc xác định tư cách chủ thể, xác định địa vị pháp lý của chủ thể kinh doanh, đảm bảo quyền tự do kinh doanh và quyền bình đẳng của họ có tầm quan trọng đặc biệt. Đó là cơ sở, sự đảm bảo pháp lý để các chủ thể kinh doanh tiến hành các hoạt động của mình trên thương trường.

21

Thứ tư, pháp luật về doanh nghiệp góp phần giải quyết các vấn đề xã hội như phân hóa giàu nghèo, thất nghiệp,... Để đạt được mục tiêu đặt ra, Nhà nước phải sử dụng nhiều công cụ khác nhau để điều tiết và định hướng nền kinh tế thị trường, trong đó pháp luật được coi là công cụ hữu hiệu nhất. Với tư cách là một bộ phận cấu thành của pháp luật kinh doanh, pháp luật về doanh nghiệp góp phần giải quyết các vấn đề xã hội; giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa các lợi ích của Nhà nước, của doanh nghiệp và lợi ích của các chủ thể có quan hệ với doanh nghiệp (chủ nợ, người lao động...) trong tổ chức hoạt động kinh doanh.

Như vậy có thế thấy rằng vai trò của pháp luật doanh nghiệp là rất to lớn, nó có ý nghĩa làm hoàn thiện hơn nữa các loại hình doanh nghiệp, từ đó thúc đẩy nền kinh tế thị trường ngày một phát triển, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (Trang 25)