Các yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng nội dung pháp luật về

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (Trang 30)

doanh nghiệp

Như đã phân tích ở trên, pháp luật về doanh nghiệp là một bộ phận cấu thành quan trọng trong hệ thống pháp luật kinh tế của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, trong từng giai đoạn lịch sử, tùy thuộc vào tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội tồn tại một cách khách quan mà pháp luật doanh nghiệp tại mỗi nước được quy định khác nhau. Hay nói cách khác, nền tảng của xây dựng nội dung pháp luật doanh nghiệp là việc đánh giá tổng thể, toàn diện các yếu tố ảnh hưởng. Vậy tại Việt Nam các yếu tố đó là gì? Trả lời cho câu hỏi này, trong khuôn khổ luận văn của mình, tôi sẽ đánh giá theo: tính chất của nền kinh tế Việt Nam; đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước qua hai thời kỳ: trước đổi mới, sau đổi mới; tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

1.2.4.1. Tính chất của nền kinh tế

Năm 1975, sau khi đất nước được hoàn toàn giải phóng, với mục tiêu cơ bản là ổn định tình hình kinh tế - xã hội, ổn định đời sống nhân dân sau thời gian dài chiến tranh; tạo bước tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội, Đảng Cộng sản Việt Nam đã tiếp tục lãnh đạo nhân dân thực hiện ba cuộc cách mạng: (i) cách mạng về quan hệ sản xuất; (ii) cách mạng khoa học - kỹ thuật; (iii) cách mạng tư tưởng và văn hoá. Định hướng phát triển kinh tế của Việt Nam thời kỳ này là công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, xây dựng chế độ sở hữu tập thể. Thời kỳ này được nhắc đến với danh từ "bao cấp" và nền kinh tế hoạt động theo cơ chế tập trung kế hoạch hóa trong đó Nhà nước lên kế hoạch cho mọi hoạt động kinh tế của các xí nghiệp nhà máy.

25

Tính chất nền kinh tế nêu trên dẫn đến pháp luật về doanh nghiệp thời kỳ này đơn thuần chỉ được coi là một văn bản hành chính quản lý nhà nước, không có tác dụng điều tiết hay thúc đẩy nền kinh tế, biểu hiện cụ thể:

 Do không thừa nhận kinh tế tư nhân nên các loại hình doanh nghiệp rất nghèo nàn, ngoài doanh nghiệp nhà nước thì doanh nghiệp ngoài quốc doanh chỉ có hợp tác xã.Tuy nhiên do ruộng đất thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước quản lý, cộng thêm cơ cấu quản lý hợp tác xã còn nhiều bất cập, phụ thuộc và làm theo chỉ tiêu của Nhà nước nên các ý tưởng, lối làm ăn tập thể mang tính nhân đạo, đùm bọc lẫn nhau không thể phát huy tác dụng, thậm trí mang tính kinh tế nhà nước hơn là kinh tế tập thể.

 Do không có tự do kinh doanh nên pháp luật về hợp đồng rất nghèo nàn, không thể hiện tự do ý chí của các chủ thể kinh doanh, điều kiện của việc ký kết và thực hiện hợp đồng rất chặt chẽ, bởi lẽ hoạt động kinh doanh giai đoạn này về bản chất là làm theo chỉ tiêu kế hoạch của Nhà nước.

 Bên cạnh đó, do không thừa nhận tự do cạnh tranh, không thừa nhận

khả năng “đào thải” những chủ thể không có khả năng kinh doanh nên giai đoạn này không có hiện tượng phá sản, không có luật về phá sản, những doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả, thua lỗ sẽ tự động giải thể mà không cần đến cơ chế phá sản, không phải chịu bất cứ trách nhiệm nào.

Hệ quả của cách thức quản lý nêu trên là kinh tế Việt Nam đã không thực hiện được những mục tiêu đề ra, nền kinh tế - xã hội lâm vào khủng hoảng trầm trọng vào cuối năm 1985.

Để thoát khỏi cuộc khủng hoảng đó, năm 1986, Việt Nam bắt đầu thực hiện đường lối đổi mới với ba trụ cột: (i) chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang vận hành theo cơ chế thị trường; (ii) phát triển nền kinh tế nhiều thành phần trong đó khu vực dân doanh đóng vai trò ngày càng quan

26

trọng; (iii) chủ động hội nhập kinh tế khu vực và thế giới một cách hiệu quả và phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam. Theo đó, một loạt các đạo luật và các văn bản hướng dẫn, pháp lệnh, nghị định được ban hành bước đầu đã tạo ra khung pháp lý cho việc hình thành nền kinh tế thị trường tại Việt Nam. Hiến pháp sửa đổi năm 1992 nêu rõ nhiệm vụ đảm bảo sự tồn tại và phát triển của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường và khu vực đầu tư nước ngoài. Việc ban hành Luật Doanh nghiệp năm 2005 và Luật Đầu tư năm 2005 được coi là bước đột phá trong tư duy và cải cách hoàn thiện hệ thống pháp luật ở Việt Nam. Luật Doanh nghiệp năm 2005 đã thay thế các quy định pháp luật trước đó về doanh nghiệp (bao gồm Luật Doanh nghiệp năm 1999 và Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 2003) và áp dụng thống nhất cho tất cả các doanh nghiệp không phân biệt thành phần kinh tế, có tác dụng đẩy nhanh quá trình cải cách kinh tế. Cũng tương tự, Luật Đầu tư năm 2005 đã thay thế Luật Khuyến khích đầu tư trong nước năm 1998 và Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2000, áp dụng thống nhất cho hoạt động đầu tư, không phân biệt nhà đầu tư trong và ngoài nước, góp phần tạo bước tiến dài trong việc điều chỉnh, cải tiến môi trường đầu tư của Việt Nam. Hiến pháp 2013 (sửa đổi) khẳng định nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và đang từng bước tạo dựng là nền kinh tế thị trường hiện đại [20].

Bên cạnh việc tuân thủ nghiêm ngặt yêu cầu của những quy luật khách quan của kinh tế thị trường, nền kinh tế thị trường hiện đại còn mang một số đặc trưng mới, đó là:

Thứ nhất, nền kinh tế thị trường hiện đại phải dựa trên nền tảng sở hữu hỗn hợp của các chủ thể thị trường. Trong nền kinh tế này, sở hữu hỗn hợp dựa trên chế độ cổ phần chiếm ưu thế phổ biến, đây là kết quả xã hội hóa sản xuất và xã hội hóa sở hữu ở trình độ cao do yêu cầu phát triển của lực lượng

27

sản xuất, khoa học, công nghệ và trình độ quản lý. Hình thức sở hữu này đang ngàycàng phát triển, từng bước vượt qua biên giới của một quốc gia và gắn liền với sự phát triển mạnh của các công ty đa quốc gia, xuyên quốc gia.

Thứ hai, nền kinh tế thị trường hiện đại phải dựa trên những thành tựu của khoa học, công nghệ hiện đại và kinh tế tri thức - một trong những nhân tố quyết định trực tiếp đến sự giàu mạnh, văn minh của mọi quốc gia.

Thứ ba, nền kinh tế thị trường hiện đại phải có cơ cấu, trong đó những lĩnh vực sau phải hiện đại, đó là: công nghiệp - thị trường, hệ thống kết cấu hạ tầng, các ngành dịch vụ cao cấp mà đặc biệt là dịch vụ tài chính và ngân hàng. Ngoài ra, nông nghiệp và nông thôn về cơ bản phải được phát triển trên nền tảng công nghiệp và thị trường hiện đại.

Thứ tư, nền kinh tế thị trường hiện đại dựa trên nguồn nhân lực chất lượng cao, làm chủ được khoa học và công nghệ với trình độ quản lý hiện đại.

Thứ năm, nền kinh tế thị trường hiện đại đòi hỏi phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa nhà nước - thị trường - doanh nghiệp nhằm thỏa mãn những yêu cầu phát triển trong bối cảnh hiện đại dưới tác động trực tiếp của toàn cầu hóa, cách mạng khoa học - công nghệ, kinh tế tri thức và xã hội thông tin. Nền kinh tế này cũng đòi hỏi phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa kinh tế thị trường, nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự trong điều kiện cụ thể và đặc thù về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, con người nhằm thực hiện tốt mục tiêu phát triển của mỗi quốc gia.

Thứ sáu, nền kinh tế thị trường hiện đại phải dựa trên hệ thống an sinh xã hội hiện đại và một hệ thống phúc lợi vì mục tiêu phát triển con người. Hệ thống an sinh xã hội và phúc lợi xã hội này được xây dựng bằng sự đóng góp của chủ doanh nghiệp, người lao động, nhà nước và các tổ chức xã hội dân sự nhằm hỗ trợ người lao động, đặc biệt là người nghèo trước những biến động

28

và rủi ro của thị trường do tác động ngày càng lớn của toàn cầu hóa và biến đổi khí hậu.

Xuất phát từ những đặc trưng nêu trên, những vấn đề mang tính phổ biến mà Việt Nam cần giải quyết để hình thành nền kinh tế thị trường hiện đại gồm có: Phải hình thành đầy đủ và đồng bộ các loại thị trường, tôn trọng các quy luật của thị trường và giải quyết hài hòa mối quan hệ nhà nước - thị trường - doanh nghiệp; chủ động và tích cực hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu và khu vực; Phát triển và quản lý có hiệu quả nền kinh tế thị trường hiện đại với những đặc trưng cơ bản, mang tính phổ biến đối với tất cả các quốc gia, không phân biệt chế độ chính trị. Thiếu những đặc trưng cơ bản này thì nền kinh tế thị trường ở Việt Nam không thể được coi là kinh tế thị trường hiện đại [10].

Những đặc trưng này đặt ra yêu cầu cho các nhà lập pháp cần ngày càng hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp nhằm tạo ra môi trường pháp lý hấp dẫn đầu tư, kinh doanh, tạo ra sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong nước và giữa doanh nghiệp nội địa với quốc tế.

1.2.4.2. Đường lối chính sách phát triển kinh tế trong từng thời kỳ của Đảng, Nhà nước

Sau Đại thắng mùa Xuân năm 1975, đất nước thống nhất, Đại hội IV của Đảng họp tháng 12/1976 đã đề ra đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội trong cả nước mà nội dung cơ bản là tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng: (i) cách mạng về quan hệ sản xuất; (ii) cách mạng khoa học - kỹ thuật; (iii) cách mạng tư tưởng và văn hoá, trong đó cách mạng khoa học - kỹ thuật là then chốt. Nhưng trong quá trình tổ chức thực hiện, chúng ta đã phạm sai lầm chủ quan, nóng vội, tính sai bước đi. Trong phát triển lực lượng sản xuất, đã không tập trung phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ mà quá thiên về

29

công nghiệp nặng, ham làm nhanh, làm nhiều. Về quan hệ sản xuất, đã chủ trương cải tạo ồ ạt, muốn nhanh chóng xoá bỏ các thành phần kinh tế tư nhân để xác lập một cách phổ biến các hình thức sở hữu tập thể và toàn dân đối với tư liệu sản xuất ngay cả khi lực lượng sản xuất còn rất thấp kém. Về quản lý, đã chọn mô hình kế hoạch hoá tập trung quan liêu, phủ nhận kinh tế thị trường, xem nhẹ năng suất, chất lượng và hiệu quả. Như vậy, do chủ quan, duy ý chí, Đảng và Nhà nước đã đề ra đường lối phát triển kinh tế - xã hội không phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của đất nước. Điều này lý giải tại sao một số văn bản pháp luật về kinh tế đã được đưa vào kế hoạch xây dựng và thông qua nhưng kế hoạch đó cứ bị chuyển từ năm này sang năm khác mà không thể thực hiện được. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm 1986, tại Đại hội lần thứ VI, Đảng cộng sản Việt Nam chính thức tuyên bố việc đề ra và thực hiện đường lối đổi mới ở Việt Nam. Chính sự đổi mới trong đường lối, chính sách phát triển kinh tế đã tạo ra bước ngoặt cho pháp luật Việt Nam trong đó lĩnh vực pháp luật kinh tế là lĩnh vực đi tiên phong trong sự nghiệp đổi mới. Trong giai đoạn này, để cụ thể hóa định hướng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta đã vạch ra những nội dung chính như sau:

Thứ nhất, phát triển kinh tế thị trường phải nhằm góp phần thực hiện mục tiêu phát triển đất nước là từng bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội, làm cho dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Bằng phát triển kinh tế thị trường hiện đại, từng bước tạo lập những cơ sở kinh tế kỹ thuật cần thiết cho phát triển đất nước theo hướng hiện đại trong nhiều thập niên tới, trước mắt là đến năm 2020 về cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, đến giữa thế kỷ này trở thành nước công nghiệp hiện đại.

30

Thứ hai, giải quyết tốt những mối quan hệ lớn trong quá trình thực hiện mục tiêu phát triển đất nước ở từng giai đoạn quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đó là quan hệ hài hòa giữa đổi mới, ổn định và phát triển đất nước; giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị; giữa xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; giữa giữ vững độc lập, tự chủ trong phát triển và chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, hợp tác phát triển; giữa tuân thủ tính quy luật và coi trọng tính đặc thù quốc gia trong phát triển kinh tế thị trường hiện đại, định hướng xã hội chủ nghĩa; giữa tăng trưởng kinh tế và thực hiện phân bổ thành quả tăng trưởng bảo đảm tạo động lực, công bằng và tiến bộ xã hội; giữa phát triển kinh tế và phát triển xã hội, văn hóa, bảo vệ và làm giàu môi trường theo yêu cầu phát triển bền vững.

Thứ ba, bảo đảm, nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý của Nhà nước pháp quyền Việt Nam của dân, do dân và vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng có bản lĩnh và trí tuệ đồng thời cũng là nhân tố quan trọng nhất để bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam.

Để cụ thể hóa những nội dung nêu trên, trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp như:

Một là, các chính sách về tài chính và hỗ trợ tiếp cận nguồn vốn tín dụng. Thời gian qua, Chính phủ đã thành công trong việc kiểm soát lạm phát, đồng thời các ngân hàng đã giảm mạnh lãi suất cho vay, lãi suất đã xuống tương đối thấp trong tương quan với mức lạm phát kỳ vọng đặc biệt là các chương trình cho vay ưu đãi. Bên cạnh việc đơn giản hóa thủ tục và điều kiện cho vay, Chính phủ còn khuyến khích thực hiện những hình thức cho vay mới như: Cho vay theo các chuỗi sản xuất và cung ứng; mở rộng hình thức cho vay tín chấp; cho vay theo dự án sản xuất kinh doanh chứ không chỉ dựa vào tài sản thế chấp; khẩn trương đưa quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa vào hoạt động, phát triển các quỹ đầu tư mạo hiểm, quỹ tiên phong…

31

Hai là, các chính sách cải thiện môi trường đầu tư, chính sách đổi mới nâng cao năng lực công nghệ và trình độ kỹ thuật, chính sách xúc tiến mở rộng thị trường, chính sách tham gia các hoạt động mua sắm và cung ứng dịch vụ công, chính sách về thông tin và tư vấn, chính sách trợ giúp phát triển nguồn nhân lực, chính sách vườn ươm doanh nghiệp, chính sách giảm thuế... Các chính sách này nhìn chung đã bao quát mọi mặt của đời sống doanh nghiệp.

Ba là, định hướng xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý cho doanh nghiệp hoạt động, gồm các nội dung cơ bản sau:

- Thể chế hóa đường lối đổi mới và các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, coi các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; tiếp tục chính sách phát huy tối đa nội lực và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.

- Duy trì, mở rộng và phát triển quyền tự do kinh doanh và cạnh tranh bình đẳng của doanh nghiệp. Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế có quyền kinh doanh các ngành, nghề mà pháp luật không cấm; có quyền tự chủ và phải tự chịu trách nhiệm trong hoạt động kinh doanh; các doanh nghiệp được đối xử bình đẳng, không phân biệt tính chất sở hữu. Tiếp tục đơn giản

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (Trang 30)