Giải pháp về công nghệ

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Ở THÀNH PHỐ QUY NHƠN (Trang 157)

- Công thức thực nghiệm của Holland đưa ra năm 1953:

c) Các tác động đến kinh tế xã hộ

4.3.2 Giải pháp về công nghệ

Biện pháp làm phân vi sinh: Không áp dụng đối với chất thải bệnh

viện và công nghiệp. Đối với khu vực đô thị có tỷ lệ chất thải rắn hữu cơ có thể phân hủy thì đây là biện pháp tốt có thể áp dụng.

Biện pháp chôn lấp hợp vệ sinh: Biện pháp này cần một diện tích

đất rộng và cần rất nhiều thời gian, phù hợp với điều kiện Việt Nam hiên nay.

Quy hoạch xây dựng bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh Long Mỹ là một chiến lược giải quyết một lượng lớn chất thải rắn của Quy Nhơn.

Biện pháp đốt: Nếu thực hiện đúng quy định kỹ thuật thì đây là

một biện pháp an toàn và tiết kiệm không gian các khu xử lý chất thải rắn. Nhưng phương pháp này đòi hỏi chi phí quá cao nên không áp dụng cho chất thải rắn sinh hoạt và du lịch được.

Đề xuất một số giải pháp

Giải pháp trước mắt: Bãi rác Long Mỹ, thành phố phải có kế

Trước mắt, thực hiện nghiêm ngặt đúng quy trình kỹ thuật xử lý rác thải theo quy định tại Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-

BKHCNMT-BXD và TCXDVN 261:2001 – Bãi chôn lấp chất thải rắn – Tiêu chuẩn thiết kế.

Đóng cửa tại lô số 1 của bãi chôn lấp , đồng thời đánh giá trữ

lượng rác, hàm lượng chất hữu cơ tại bãi rác để lựa chọn phương án xử lý rác thích hợp.

Thường xuyên quan trắc đánh giá tác động môi trường tại khu vực bãi rác.

Xây dựng nhà máy sản xuất phân vi sinh từ rác thải sinh hoạt, nhà máy xử lý nước rác, nhà máy chế biến khí rác.

Một số giải pháp cụ thể:

♦ Xây dựng quy hoạch quản lý, xử lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố với mục tiêu giải quyêt vấn đề chất thải rắn của các phường, xã ngoại thành.

♦ Xây dựng quy trình thu gom rác thực sự khoa học, bố trí nhịp nhàng giữa khâu thu gom và vận chuyển để xe đến là đổ rác lên xe vận chuyển xuống bãi xử lý, theo quy định thu gom khép kín. Không thu gom, đổ vào các ga, rồi xúc lên xe vận chuyển như hiện nay. Có thể đặt một số thùng chứa rác tại các nơi thích hợp, chính quyền địa phương và nhân dân khu vực quyết định vị trí đặt thùng rác.

♦ Lắp đặt thiết bị xử lý nước rác tại bãi chôn lấp áp dụng công nghệ chôn lấp. Chấn chỉnh công tác thu gom chất thải tại các tàu biển, cảng biển, cảng sông, chất thải công nghiệp.

♦ Thực hiện đổi mới mô hình tổ chức, cơ chế quản lý công tác quản lý, xử lý chất thải rắn: Cổ phần hóa chuyển đổi hình thức sở hữu đối với các doanh nghiệp đang đảm nhiệm công tác quản lý, xử lý chất thải rắn. Xã hội hóa công tác thu gom, vận chuyển chất thải, theo hướng khuyến khích các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực thu gom, vận chuyển chất thải rắn.

Những giải pháp cụ thể:

♦ Tuyên truyền, giáo dục: Các cấp chính quyền, khu dân cư, tổ dân phố, các phương tiện thông tin đại chúng thực hiện nhiều biện pháp tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của nhân dân trong giữ gìn vệ sinh môi trường nói chung và trong chấp hành các quy định về công tác quản lý, xử lý chất thải rắn nói riêng.

Phát động và duy trì thường xuyên phong trào làm vệ sinh của các cơ quan đơn vị, vận động nhân dân cùng tham gia. Xây dựng tiêu chuẩn về vệ sinh môi trường và phát động thị đua thực hiện các quy định về giữ gìn vệ sinh môi trường các tổ dân phố, khu dân cư, xã phường và toàn thể nhân dân. Hàng năm có kiểm tra đánh giá xếp loại theo tiêu chuẩn, đó là một trong các tiêu chí đánh giá gia đình, tổ dân phố, khu dân cư văn hóa.

Xây dựng, ban hành các quy định về quản lý, xử lý chất thải rắn trên địa bàn Quy Nhơn. Xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhừ nước, trách nhiệm của chính quyền cơ sở, trách nhiệm của các đơn vị trực tiếp thực hiện công tác quản lý, xử lý chất thải rắn, chế tài xử lý phạt và thẩm quyền xử lý, xử phạt. Nâng cao năng lực của các cơ quan quản lý nhà nước, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện công tác quản lý, xử lý chất thải rắn, chú trọng đến công tác đào tạo nguồn nhân lực cho công tác quản lý, xử lý chất thải rắn. Xây dựng, phát triển hệ thống thông tin quản lý công tác quản lý, xử lý chất thải rắn thống nhất từ thành phô đến xã, phường.

♦ Giải pháp công nghệ

Thực hiện đổi mới quy trình công nghệ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn. Thực hiện quy trình thu gom khép kín, xóa các ga rác, điểm tập kết rác trên đường phố. Sử dụng trạm trung chuyển có hiệu quả. Dùng xe ép rác lấy rác từ các điểm thu gom trên phố về trạm. Tạo điều kiện cần thiết như bổ sung thêm xe ô tô vận chuyển rác, xe thu gom nhiều loại để đủ xe vào tận ngõ nghẽn thu gom rác để thực hiện quy trình mới.

Cho phép công nhân thu gom rác vào tận hộ gia đình nếu có nhu cầu để lấy rác, và được phép thu thêm tiền ngoài lệ phí đã quy định. Mức thu thêm theo thỏa thuận giữa công nhân và hộ gia đình.

Đầu tư mua sắm máy móc quét dọn, đầu tư xe thu gom đảm bảo hợp vệ sinh, các xe vận chuyển chuyên dụng, bỏ loại xe đẩy tay hiện nay

và thay bằng xe đạp đẩy, xích lô, để đi được xa, nhanh và ít tốn sức lực hơn.

Phấn đấu thực hiện công nghệ xử lý và tái chế là chính, chôn lấp những chất thải vô cơ không tái chế được. Thực hiện phân loại rác từ đầu nguồn phục vụ cho nhà máy xử lý chất thải. Phải xử lý nước rác bằng các thiết bị, không chỉ xử lý bằng men đơn thuần như hiện nay.

♦ Giải pháp cơ chế

Thực hiện cổ phần hóa hoặc chuyển đổi hình thức sở hữu đối với các doanh nghiệp nhà nước đang đảm nhiệm quản lý, xử lý chất thải rắn. Thực hiện xã hội hóa công tác quản lý, xử lý chất thải rắn, huy động cao nhất sự tham gia của các tổ chức kinh tế - xã hội, cộng đồng dân cư vào công tác quản lý, xử lý chất thải rắn.

Xây dựng, ban hành cơ chế thu hút, khuyến khích các thành phần kinh tế, các tổ chức xã hội và nhân dân đầu tư vào lĩnh vực quản lý, xử lý chất thải rắn.

Xây dựng cơ chế để các doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích trong lĩnh vực quản lý, xử lý chất thải rắn chuyển đổi theo cơ chế mới, thực hiện quy định về sản phẩm, dịch vụ công ích.

♦ Giải pháp tài chính: Để thực hiện được mục tiêu quản lý, thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải một cách toàn diện và hiệu quả, trong những năm tới thành phố cần phải quan tâm bổ sung thêm kinh phí, phương tiện, thiết bị bằng nguồn khác nhau: Vốn ODA, vốn vay ngân hàng thể

giới vốn ngân sách và các nguồn vốn huy động đầu tư từ các doanh nghiệp, các tổ chức và công đồng.

KẾT LUẬN

Qua phân tích hiện trạng quản lý chất thải rắn ở Quy Nhơn hiện nay và tìm hiểu mô hình quản lý cũng như chính sách mà thành phố Quy Nhơn đã và đang áp dụng để quản lý chất thải rắn, đề tài này muốn nêu bật lên được tầm quan trọng của việc quản lý chất thải rắn trong hệ thống cải thiện và bảo vệ môi trường ở Quy Nhơn hiện nay. Bảo vệ môi trường - khẩu hiệu chung của tất cả mọi người sống trên hành tinh chúng ta. Trải qua thời gian đã có lúc con người chỉ biết khai thác và sử dụng triệt để những gì mà thiên nhiên ban tặng, chính hành động đó dẫn tới hậu quả ngày hôm nay: môi trường toàn cầu bị ô nhiễm nặng, thiên nhiên đang kêu cứu. Quản lý chất thải rắn là việc làm tích cực góp phần vào công cuộc cải thiện môi trường sông ngày hôm nay. Qua tìm hiểu ta thấy rằng các nhà quản lý môi trường thành phố Quy Nhơn đang cố gắng bằng mọi nỗ lực đưa Quy Nhơn trở thành một thành phố “Xanh. sạch, đẹp”.

Để thực hiện công tác quản lý, bảo vệ môi trường ngoài những chính sách, luật pháp…thì các biện pháp kĩ thuật đang một được áp dụng rộng rãi. Một trong những biện pháp kĩ thuật được sử dụng là phần mềm, với những ưu điểm vượt trội là kết quả tính toán nhanh và khá chính xác đã trợ giúp cho những nhà quản lý có những quyết định hợp lý. Phần mềm em đã sử dụng trong đồ án này là mô hình khí ISC- ST3 và mô hình nước Streeter-Phelps.

Mô hình ISC-ST3 là một trong những phần mềm có khả năng tính toán sự phân bố nồng độ các chất ô nhiễm trong không khí từ nhiều nguồn thải dưới điều kiện thời tiết bất kỳ. Mô hình Streeter-Phelps là mô hình đặc trưng cho quá trình hoà tan và tiêu thụ ôxy trong dòng sông.

Với mục đích cụ thể hóa những ứng dụng của phần mềm ISC-ST3, các tính toán đã được tiến hành đối với các bãi tập kết và bãi chôn lấp chất thải rắn Quy Nhơn. Kết quả cuối cùng được đưa ra dưới dạng các bản đồ phân bố nồng độ các chất ô nhiễm chính CH4, NH3, H2S cho phép đánh giá một cách tổng thể chất lượng cũng như xu hướng phát tán chất ô nhiễm trong khu vực nghiên cứu.

Vì vây, đề tài“ Quản lý chất thải rắn đô thị thành phố Quy Nhơn”

nhằm bảo vệ môi trường cho cộng đồng, coi bảo vệ môi trường là sự sống còn của mỗi con người. Các giải pháp trong đề tài nên được triển khai áp dụng rộng rãi từ các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ, đến các tổ chức văn hoá xã hội, đến nhân dân để tạo được nếp suy nghĩ đến gìn giữ môi trường ngay từ thế hệ hôm nay và cơ hội phát triển cho thế hệ mai sau.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Ở THÀNH PHỐ QUY NHƠN (Trang 157)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(167 trang)
w