- Công thức thực nghiệm của Holland đưa ra năm 1953:
a) Tính toán lượng nước rác sinh ra
Lượng nước rác sinh ra có thể được xác định dựa vào cân bằng nước đối với ô chôn lấp như sau:
♦ Lượng nước vào:
- Nước ngấm từ trên xuống: chủ yếu là nước bề mặt, nước mưa ngấm qua lớp phủ trên cùng xuống.
- Nước trong rác: nước này đi vào trong bãi chôn lấp từ đô ẩm của rác. Và độ ẩm của rác tùy thuộc vào thành phần rác, khí hậu.
- Nước bên trong lớp vật liệu phủ: nó phụ thuộc vào loại vật liệu và thời điểm trong năm.
- Nước tạo ra từ các phản ứng (giả thiết lượng nước này bằng 0).
♦ Lượng nước ra:
- Nước tiêu hao khi tạo khí bãi rác.
- Nước mất mát do quá trình phân hủy chất hữu cơ. - Nước bay hơi theo khí rác.
Phương trình cân bằng nước có thể tính qua công thức sau: Gn.rác = Gẩm + Gn.mưa - Gn,tiêu hao - Gn.bhơi - Gn.giữ
Trong đó:
Gn.rác : khối lượng nước rác sinh ra (tấn) Gẩm : khối lượng ẩm có trong rác (tấn)
Gn.bhơi : khối lượng nước bay hơi theo khí rác (tấn) Gn.giữ : khối lượng nước giữ lại trong rác (tấn)
Tính toán lượng rác tạo thành trong một ô chôn lấp
Bãi chôn lấp được thiết kế có 30 ô chôn lấp giống nhau, một ô chôn lấp có thời gian hoạt động trung bình là 1 năm và có 6 lớp. Như vậy cứ khoảng 2 tháng ta đổ đầy một lớp. Khi đó lượng nước rác sinh ra có thể được mô tả như sau:
Trong đó: Kí hiệu 1.1 là lớp rác thứ 1 vừa hình thành
Kí hiệu 1.2 là lớp rác thứ 1 khi đã có lớp rác thứ 2 phủ trên …
Kí hiệu 1.6 là lớp rác thứ 1 khi đã có lớp rác thứ 6 phủ trên Qua hình vẽ này ta thấy trong thời gian bãi vận hành, các lớp rác có chỉ số 1 như: 1.1, 2.1, 3.1,…6.1 có phương trình cân bằng nước là như nhau. Tương tự như vậy với các ô còn lại có các chỉ số 2,3,4,5.
Xác định lượng nước rác sinh ra trên 1m2 bề mặt rác ở các lớp rác
1. Xác định lượng nước mưa ngấm vào 1m2 bề mặt ô chôn lấp (Gn.mưa)