Giải pháp về quản lý

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Ở THÀNH PHỐ QUY NHƠN (Trang 151)

- Công thức thực nghiệm của Holland đưa ra năm 1953:

c) Các tác động đến kinh tế xã hộ

4.3.1 Giải pháp về quản lý

Quy hoạch quản lý chất thải rắn thành phố Quy Nhơn

Quy hoạch quản lý chất thải rắn tại Việt Nam nói chung và thành phố Quy Nhơn nói riêng đang ở giai đoạn bắt đầu, song cần mang tính chất liên đô thị quy hoạch và quản lý tổng hợp chất thải rắn theo mô hình liên đô thị, có sự hỗ trợ của nhà nước về cơ chế chính sách, hành lang pháp lý để quy hoạch được thực thi có hiệu quả.

Để công tác quy hoạch và quản lý chất thải rắn được thực hiện trong phạm vi thành phố Quy Nhơn nói riêng và trên phạm vi toàn quốc nói chung, kiến nghị Liên Bộ: Tài nguyên và môi trường – Xây dựng nghiên cứu trình Chính Phủ ban hành Nghị định về lập quy hoạch quản lý chất thải rắn theo hướng liên đô thị, liên vùng; đặc biệt có thể xây dựng khu liên hợp xử lý chất thải rắn theo vùng trọng điểm đối với những loại chất thải nguy hại, công nghiệp,...

Bộ Tài nguyên và môi trường chủ trì cùng các Bộ ngành liên quan xây dựng và ban hành thông tư hướng dẫn lập quy hoạch quản lý chất thải rắn liên đô thị theo vùng thành phố, khung thể chế các tiêu chuẩn về chất thải rắn. Đồng thời hướng dẫn các cơ quan chuyên môn của địa phương thực hiện quản lý chất thải rắn theo quy hoạch, đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường, phù hợp với các tiêu chuẩn môi trường của Việt Nam.

Ủy ban nhân dân thành phố Quy Nhơn chỉ đạo Ủy ban nhân dân các cấp, đặc biệt là Ủy ban nhân dân các thị xã, thị trấn phối hợp chặt chẽ trong việc quản lý chất thải rắn trong thành phố, giao nhiệm vụ cho các ngành: Tài nguyên và môi trường, Giao thông công chính nghiên cứu đề xuất các chính sách phù hợp với yêu cầu thực tế hiện nay của thành phố trong công tác quản lý chất thải rắn, cụ thể như sau:

+ Thành ủy, Hội đồng nhân dân thành phố ra Nghị quyết chuyên đề về chiến lược quản lý chất thải rắn thành phố Quy Nhơn đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020.

+ Ủy ban nhân dân thành phố ban hành quy định về thu gom và xử lý chất thải rắn: quyết định phân cấp về quản lý, thu gom, phân loại, trung chuyển chất thải rắn cho Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã; giao nhiệm vụ quản lý nhà nước cho các doanh nghiệp thực thi nhiệm vụ về quản lý, xử lý chất thải rắn do Sở Tài nguyên và môi trường để thống nhất một đầu mối quản lý, đồng thời Công ty môi trường đô thị là đơn vị thực hiện nhiệm vụ xây dựng và vận hành khu liên hợp xử lý chất thải rắn của thành phố.

+ Ủy ban nhân dân thành phố ban hành phí và lệ phí trong quản lý chất thải rắn, đồng thời cần nghiên cứu cơ chế xã hội hóa trong công tác thu gom, phân loại, vận chuyển và xử lý chất thải rắn.

Bộ máy quản lý nhà nước cấp thành phố về chất thải rắn

Tại thành phố Quy Nhơn, việc quản lý nhà nước và việc thực thi về quản lý chất thải rắn chưa đồng bộ, chưa quy về một đầu mối theo mô hình tổ chức của Chính phủ, kiến nghị về mô hình tổ chức như sau:

+ Sở Tài nguyên và môi trường là cơ quan tham mưu giúp Ủy ban nhân dân thành phố quản lý nhà nước về chất thải rắn.

+ Điều chỉnh các doanh nghiệp công ích đang thực thi nhiệm vụ về thu gom, phân loại, vận chuyển và xử lý chất thải rắn trên địa bàn thành

phố về trực thuộc Sở Tài nguyên và môi trường theo mô hình của Trung Ương.

+ Tiến hành phân cấp việc thu gom, phân loại chất thải rắn cho các huyện, thị xã theo mô hình thành lập doanh nghiệp công ích trực thuộc Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã để thực hiện nhiệm vụ thu gom, phân loại, trung chuyển chất thải rắn.

Giải pháp về hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị

Kết quả nghiên cứu trên cho thấy: Chưa thu gom được hết lượng chất thải rắn, còn để tồn ở một số tụ điểm; chất thải rắn xây dựng tăng nhanh, gây ứ tắc cống rãnh mất vệ sinh; lượng phế thải sinh hoạt như thực phẩm tươi sống, rau quả...còn giảm đi đôi chút do phần nào đã được sơ chế đóng gói nhưng lại xuất hiện các vỏ hộp, tôn, bao bì, ni lông...

Về phân loại chất thải rắn: Chất thải rắn nếu được phân loại tại nguồn (nhà, hộ gia đình, khách sạn, nhà hàng...) sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn rất lớn. Tuy nhiên việc này chưa phổ biến do hệ thống thu gom, trung chuyển hiện nay chưa phù hợp và nhận thức của cộng đồng còn thấp.

Về thu gom chất thải rắn: Để cải thiện việc thu gom chất thải rắn, có thể áp dụng một trong các phương pháp thu gom sau hay có thể kết hợp giữa các phương pháp lại với nhau:

+ Thu gom chất thải rắn qua từng nhà: Phương pháp này áp dụng đối với các khu vực kinh doanh thương mại, dịch vụ, du lịch.

+ Thu gom chất thải rắn theo các điểm tập kết: Theo phương pháp này đòi hỏi việc thu gom chất thải rắn đến điểm tập kết phải do người dân thực hiện, theo các phương thức:

• Điểm đổ chất thải rắn cố định: Công nhân xúc chất thải rắn lên xe hoặc dùng máy xúc lên xe vận chuyển chất thải rắn phải mất nhiều thời gian chờ đợi, mặt khác điểm đổ chất thải rắn lại là nơi thu hút các loại gặm nhấm, vật trung gian truyền bệnh, gây ô nhiễm môi trường.

• Đặt thùng chất thải rắn di động, xe đẩy tay cải tiến có nắp đậy hoặc móc chứa chất thải rắn. Giải pháp này thích hợp với các phố nhỏ và ngõ hẹp.

• Đặt các container có nắp đậy: Các điểm tập kết chất thải rắn phải bố trí thuận tiện để quãng đường dân mang chất thải rắn đi đổ không quá xa làm cho người dân ngại (trong phạm vi 100m trở lại).

+ Thu gom chất thải rắn theo phương thức trung gian: Công nhân sử dụng xe đẩy tay đi thu gom chất thải rắn tập trung tại các điểm tập kết, sau đó được vận chuyển bằng xe chuyên dụng.

Chi phí hành chính theo công tác quản lý chất thải rắn

Hoạt động của các doanh nghiệp công ích thực hiện nhiệm vụ quản lý chất thải rắn tuân theo nguyên tắc của đơn vị hoạt động công ích lấy thu bù chi.

Kiến nghị thực hiện kinh phí cơ chế xã hội hóa trong việc quản lý chất thải rắn cụ thể:

+ Xã hội hóa phần kinh phí chi cho nhiệm vụ thu gom chất thải rắn hàng ngày.

+ Thực hiện phân loại chất thải rắn từ nguồn ( từ các hộ gia đình, từ các cơ quan...) thành 3 loại: chất thải rắn vô cơ tái chế được, chất thải rắn hữu cơ, chất thải rắn vô cơ đem chôn lấp hợp vệ sinh.

+ Cung cấp phương tiện chứa chất thải rắn như túi hoặc xô nhựa cho các hộ gia đình và các cơ quan.

+ Chất thải rắn hữu cơ được thu gom 1 – 2 lần/ngày và đưa tới khu xử lý tập trung.

+ Chất thải rắn vô cơ không tái chế được thu gom từ 1 – 2 ngày/lần tùy theo khối lượng và đưa về khu xử lý tập trung.

+ Chất thải rắn vô cơ tái chế được thu gom 1 – 2lần/tuần và được chuyển về các cơ sở tái chế.

+ Thu tiền lệ phí vệ sinh của các hộ dân cư, các cơ quan trên địa bàn để trả công cho người lao động, quản lý và mua sắm dụng cụ lao động.

+ Kinh phí vận chuyển chất thải rắn để làm phân vi sinh tính từ điểm trung chuyển của các đô thị cấp huyện về khu xử lý chất thải rắn chung của tỉnh.

+ Các đơn vị có chất thải rắn nguy hại như: y tế, xí nghiệp công nghiệp, cần phải đăng ký xử lý chất thải rắn nguy hại và ký hợp đồng vận chuyển và xử lý chất thải rắn với Công ty môi trường đô thị.

+ Các cơ quan trong phường, xã có chất thải rắn sinh hoạt cần xử lý phải ký hợp đồng vận chuyển và xử lý chất thải rắn với Công ty môi trường đô thị, hoặc ký hợp đồng với xí nghiệp, đội môi trường đô thị để chuyển về nơi xử lý tập trung.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Ở THÀNH PHỐ QUY NHƠN (Trang 151)