Hiện trạng bãi chôn lấp chất thải rắn thành phố Quy Nhơn

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Ở THÀNH PHỐ QUY NHƠN (Trang 35 - 38)

b) Hiện trạng thu gom, vận chuyển chất thải rắn đô thị

1.3.3.2 Hiện trạng bãi chôn lấp chất thải rắn thành phố Quy Nhơn

có động cơ để thu gom chất thải từ mặt nước.

 Thời gian vận chuyển chất thải rắn hàng ngày chủ yếu được thực hiện vào khoảng từ 3 - 5 giờ sáng.

1.3.3.2 Hiện trạng bãi chôn lấp chất thải rắn thành phố Quy Nhơn Nhơn

Trong thời gian từ 1995 đến 2001, rác thải được đổ tại núi Bà Hỏa ở phường Quang Trung, bãi này cách trung tâm thành phố khoảng 3 km, rộng khoảng 3ha. Hiện nay bãi rác này đã đóng cửa nhưng chưa được thực hiện theo phương thức hợp lý.

Toàn bộ chất thải rắn đô thị do Công ty môi trường đô thị thu gom hiện được đổ thải tại một bãi chôn lấp thôn Long Mỹ, xã Phước Mỹ, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định, cách trung tâm thành phố khoảng 22km về phía Tây. Bãi chôn lấp này được đưa vào vận hành từ thành 6 năm 2001, với diện tích sử dụng 6ha trên tổng diện tích 30ha của khu vực.

Có khoảng 1ha đất đã chôn lấp đầy (lô số 1) cần tiến hành đóng cửa, nhưng hiện vẫn chưa thực thi được do toàn bộ rác thải đã được chôn lấp tại ô này (cao tới độ 10m so với cột mặt đất xung quanh ) và hiện đang bị hở. Ô số 1 hiện không có lớp lót đáy theo đúng kỹ thuật cũng như hệ thống thu gom nước rác ở dưới đáy.

Hiện đang đổ rác vào các lô số 2 và 3 (mới được xây dựng năm 2004 theo thiết kế bãi chôn lấp hợp vệ sinh), 2 lô này có diện tích 24ha, đã xây dựng công trình chống thấm nước rác và đã xây dựng hệ thống mương và đường ống dẫn nước rác về hố thu, nhưng chưa xây dựng được trạm xử lý nước rác từ năm 2003 đến nay

Việc đốt rác thải tại bãi chôn lấp Long Mỹ (do những người bới rác tự đốt để phục vụ cho hoạt động bới rác của họ) hiện đã tạo ra nguy cơ về cháy trong mùa khô và tạo ra một lượng đáng kể khói bụi, mùi, và các loại khí khác. Điều này gây ra những tác động tới sức khỏe của nhân viên vận hành bãi và những người bới rác cũng như những người dân ở khu vực cạnh bãi.

Nhân viên vận hành bãi Long Mỹ không được đào tạo về bệnh nghề nghiệp và những kiến thức về an toàn, rủi ro trong công việc của họ.

 Tại bãi chôn lấp chất thải Long Mỹ không có hệ thống thu gom và xử lý nước rác và rỉ rác. Nước rỉ rác từ ô chôn lấp số 1 được lưu giữ trong một hồ chứa không được lót đáy và không được thiết kế như một công trình xử lý nước rác. Hồ chứa này có dung tích không đủ vì vậy vào mùa mưa nước rác bị tràn ra các vực nước xung quanh. Do vậy cần tiến hành xây dựng trạm xử lý nước rác hoàn chỉnh thay thế cho hồ chứa này.

 Tóm lại, môi trường đô thị tại thành phố Quy Nhơn trong những năm gần đây đã được cải thiện. Đối với chất thải rắn đô thị từng bước đã mở rộng diện tích vào khả năng thu gom nhưng vấn đề về bãi chứa và công tác đầu tư xử lý chất thải rắn mặc dù được các cấp, các ngành quan tâm song vẫn còn nhiều hạn chế. Nước thải từ bãi rác vẫn chưa được xử lý kịp thời, công tác quan trắc các bãi rác đã đóng cửa và bãi rác mới chưa được quan tâm đúng mức. Đối với các cơ sở sản xuất và bệnh viện, việc xử lý chất thải cũng đã được cấp lãnh đạo đơn vị quan tâm, song do nhiều yếu khánh quan đặc biệt là vấn đề kinh phí, các công trình xử lý chất thải được xây dựng không nhiều và chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra về vệ sinh môi trường. Các công trình xử lý chất thải trong thành phố đã được đầu tư không đồng bộ, ý thức người dân đã được nâng lên song chỉ dừng lại ở từng đối tượng, chưa rộng khắp.

Chương 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA CÁC CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG KHÍ, MÔI TRƯỜNG NƯỚC VÀ

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Ở THÀNH PHỐ QUY NHƠN (Trang 35 - 38)