Đánh giá chung Mặt được:

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Ở THÀNH PHỐ QUY NHƠN (Trang 138)

- Công thức thực nghiệm của Holland đưa ra năm 1953:

c) Các tác động đến kinh tế xã hộ

3.4 Đánh giá chung Mặt được:

Mặt được:

Những năm gần đây, công tác vệ sinh môi trường đã được lãnh đạo các cấp, các ngành của tỉnh và của thành phố quan tâm chú trọng hơn, đầu tư thêm phương tiện, quy hoạch bãi chứa và xử lý chất thải rắn. Đã có nhiều cuộc vận động toàn dân xuống đường làm vệ sinh vào các ngày chủ nhật, ngày lễ. Công ty vệ sinh môi trường đã có nhiều cố gắng cải tiến công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn, bố trí lao động hợp lý, khoán quản đến nhóm người lao động, cải tiến công cụ sản xuất, tăng ca tua đường trên các đường phố chính nội thành. Do đó đường phố được quét dọn thường xuyên, rác được thu gom và vận chuyển trong ngày, không có tình trạng rác ứ đọng qua đêm tại các ga.

Tranh thủ các nguồn vốn, sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế trong công tác vệ sinh môi trường. Nhiều dự án về vệ sinh môi trường nói chung và quản lý, xử lý chất thải rắn nói riêng đã và đang được triển khai thực hiện, tạo cơ sở quan trọng để thực hiện công tác vệ sinh môi trường.

Trong công tác xử lý chất thải rắn thành phố Quy Nhơn, đã được Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo công ty môi

trường phối hợp cùng với các cơ quan liên quan khác tìm nhiều biện pháp xử lý.

- Rác thải y tế độc hại đã được trang bị lò đốt chất thải rắn cho bệnh viện tỉnh Bình Định, giúp cho công tác xử lý chất thải rắn y tế Quy Nhơn được tốt hơn, hợp vệ sinh môi trường, không còn tình trạng xử lý chôn lấp chung với bãi chôn lấp chất thải rắn thành phố.

- Chất thải rắn hữu cơ hiện tại thành phố Quy Nhơn có nhà máy chế biến rác thải thành phân Compost phục vụ cho sản xuất công nghiệp.

- Chất thải sinh hoạt và chất thải công nghiệp không nguy hại được mang chôn lấp tại bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh Long Mỹ.

Tồn tại:

Chưa có quy hoạch cho công tác quản lý, xử lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố. Cơ chế quản lý, mô hình tổ chức hoạt động trong lĩnh vực quản lý, xử lý chất thải rắn còn chậm được đổi mới. Mới tập trung giải quyết chất thải sinh hoạt, còn chất thải y tế, chất thải công nghiệp, chất thải xây dựng, chất thải tàu biển, ở cảng biển, cảng sông…chưa có giải pháp xử lý triệt để.

Quy trình công nghệ trong thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải lạc hậu gây ô nhiễm ở tất cả các khâu. Còn tồn tại rất nhiều ga trung chuyển rác trên phố, gần khu dân cư, gây ô nhiễm và làm mất mỹ quan đô thị.

Chất thải chưa được xử lý sơ bộ chống ô nhiễm tại các ga trung chuyển, phương tiện còn bẩn, còn thiếu nhiều thùng rác công cộng.

Các loại rác hiện chưa được phân loại, thu gom và vận chuyển chung. Lượng rác thải hữu cơ bị trộn lẫn bị phân hủy tạo ra các tác nhân gây ô nhiễm, đặc biệt là mùi và nước rác, là môi trường để côn trùng gây bệnh phát triển, làm ô nhiễm môi trường. Đây là yếu tố khó kiểm soát để bảo vệ môi trường đô thị ngay từ nơi phát sinh rác và suốt quá trình quản lý, xử lý chất thải.

Chất thải y tế ở các phòn khám nhỏ, các cơ sở y tế tư nhân không được tách riêng mà thu gom chung với các loại rác của đô thị, có nguy cơ lan truyền dịch bệnh cao. Nhiều cơ sở y tế không có các dụng cụ chứa chất thải nguy hại theo đúng cách thức an toàn trước khi chúng được thu gom và vận chuyển đến nơi xử lý.

Nếu tình trạng này cứ tồn tại thì: chi phí xử lý rác sẽ lớn và có hiệu quả không cao ( do bản thân rác vô cơ thường là không có mùi, không phân hủy, song vẫn phát sinh ra các tác nhân gây ô nhiễm như: kim loại nặng, amiang nên chúng ta vẫn phải xử lý ô nhiễm cho chất thải vô cơ. Điều này rất tốn kém và lãng phí). Đó là chưa kể đến các chi phí y tế mà xã hội phải trang trải cho các bệnh gây ra bởi ô nhiễm môi trường.

Công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục nâng cao nhận thức của mọi người về vệ sinh môi trường chưa làm thường xuyên, ý thức của một bộ phận dân trong việc thực hiện quy định về giữ gìn vệ sinh còn hạn

chế. Tình trạng đổ rác bừa bãi, tự do, không đúng giờ, đúng nơi quy định còn phổ biến, dẫn đến việc sau khi quét dọn thu gom, rác vẫn tồn đọng.

Chương 4 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Ở THÀNH PHỐ QUY NHƠN

Công tác quản lý chất thải rắn ở Quy Nhơn đang đứng trước những thử thách to lớn là qui mô dân số đô thị ngày càng tăng, mức sống được nâng cao, công nghiệp hóa phát triển mạnh sẽ làm phát sinh càng nhiều chất thải rắn, tính chất độc hại của chất thải rắn, tỷ lệ các chất vô cơ khó phân hủy cũng tăng theo, từ đó làm ô nhiễm môi trường nước, không khí...nhu cầu chi phí cho công tác quản lý chất thải rắn sẽ ngày càng lớn, trong khi đầu tư cho công tác quản lý chất thải rắn còn thấp. Nhằm đẩy mạnh hiệu quả quản lý chất thải rắn, nâng cao chất lượng dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn, cải thiện môi trường sống, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội, tạo cơ sở vững chắc cho chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phố nói chung và chiến lược quản lý chất thải rắn nói riêng. Thành phố Quy Nhơn cần phải đề ra các mục tiêu, giải pháp về quản lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố đến năm 2015, định hướng đến năm 2020.

Chiến lược quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại để đạt mục tiêu phát triển bền vững:

1. Ngăn ngừa chất thải 2. Giảm thiểu chất thải

3. Tái chế, tái sử dụng , tuần hoàn chất thải 4. Xử lý chất thải: đốt, làm phân hữu cơ,...

5. Chôn lấp chất thải.

 Chiến lược đến năm 2015:

Đổi mới công nghệ thu gom vận chuyển và xử lý chất thải, thực hiện công nghệ quy trình thu gom vận chuyển khép kín để xóa toàn bộ ga rác hở vào năm 2008.

Thu gom 90% - 100% chất thải đô thị, công nghệ và dịch vụ; 100% chất thải y tế được xử lý.

Xây dựng các nhà máy xử lý, tái chế chất thải, 45% trở lên chất thải thu gom, được chế biến và tái chế. Thực hiện việc phân loại rác đầu nguồn tại gia đình và các cơ sở kinh doanh, dịch vụ thành 2 loại: chất thải vô cơ và chất thải hữu cơ.

100% các cơ sở sản xuất mới xây dựng phải áp dụng công nghệ sạch, được trang bị các thiết bị làm giảm thiểu ô nhiễm, xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn về môi trường, 50% các cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi trường (áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 về hệ thống quản lý môi trường trong các doanh nghiệp).

Xây dựng bãi chứa, nơi tập kết, chế biến và trung chuyển chất thải. Chấm dứt tình trạng chất thải đổ bừa bãi như hiện nay.

Nước thải từ bãi rác được xử lý bằng công nghệ và thiết bị, đạt tiêu chuẩn quy định mới được thải ra sông.

Đổi mới mô hình quản lý, xử lý chất thải rắn.

Giải quyết toàn bộ, triệt để, bền vững công tác quản lý, xử lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố Quy Nhơn. Thành phố cần có các giải pháp hữu hiệu nhằm khắc phục những mặt còn tồn tại, yếu kém hiện ngay, ngăn chặn tình trạng ô nhiễm trong thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn, cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường, đảm bảo phát triển bền vững thành phố, phấn đấu để mọi người dân đều được sống trong môi trường có chất lượng đạt tiêu chuẩn do Nhà nước quy định. Cụ thể như sau:

- 100% lượng chất thải được phân loại tại nguồn.

- Đầu tư trang thiết bị thu gom, vận chuyển, xử lý 100% lượng chất thải rắn đô thị và 95% lượng chất thải rắn các huyện ngoại thành.

- Xây dựng khu liên hợp xử lý chất thải rắn bằng công nghệ tiên tiến, hạn chế tối đa việc sử dụng công nghệ chôn lấp.

- Kiểm soát ô nhiễm môi trường các bãi chôn lấp chất thải rắn.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Ở THÀNH PHỐ QUY NHƠN (Trang 138)