D ) CƠ CẤU NGƯỜI KHÁCH HÀNG CỦA CÁC CÔNG TY MGBH TẠ IV IỆT NAM NĂM
3.4.1.3. Tăng cường công tác kiểm tra, xử lý và giám sát hiệu quả hơn
Trong những năm qua công tác kiêm tra giám sát đã triển khai mạnh mẽ trong thị trường tuy nhiên qua tình hình của thị trường vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết như trục lợi bảo hiểm, cạnh tranh không lành mạnh, giảm phí để tranh giành khách hàng, sử dụng hoa hồng đại lý để cạnh tranh, đặc biệt tình hình tham nhũng tại thị trường BHPNT tại Việt Nam vẫn còn có nhiều vấn đề trầm trọng do đó các cơ quan quản lý nhà nước cần có các biện pháp mạnh tăng cường công tác giám sát, kiểm tra và có những chế tài nghiêm khắc hơn nữa nhằm đưa thị trường BHPNT Việt Nam phát triển một cách chắc chắn và có hiệu quả.
3.4.2. Đối với Hiệp hội bảo hiểm
Hiệp hội BH phải phát huy được vai trò là cầu nối và đại diện cho các DNBH, MGBH trước cơ quan quản lý nhà nước và công chúng là đầu mối phối hợp hoạt động giữa các hội viên đóng góp ý kiến vào việc xây dựng các văn bản
pháp luật có liên quan. Tuyên truyền hoạt động của thị trường BH, mở rộng phạm vi hợp tác giữa các DNBH về đào tạo, trao đổi thông tin, hợp tác kinh doanh đánh giá rủi ro, tính phí BH, đồng BH, tái BH, phòng ngừa hạn chế tổn thất và quan trọng là các thỏa thuận giữa các thành viên hiệp hộp phải đúng pháp luật và đúng cam kết, đồng thời phải là cầu nối quan trọng giữa các vấn đề phát sinh giữa các DNBH và các nhà MGBH.
3.4.3. Đối với các DNBH, DN MGBH khác
Hoạt động kinh doanh của các DN phải được chuyên nghiệp hóa ở tất cả các mặt như: nhân sự, trình độ tổ chức quản lý và các khâu như: Khai thác BH, tư vấn và quản lý rủi ro tránh cạnh tranh không lành mạnh như hạ phí thấp, cắt bớt điều khoản…; phải cạnh tranh trên chất lượng dịch vụ, nâng cao công tác giải quyết bồi thường được nhanh chóng, hiệu quả và chính xác, đồng thời cùng có trách nhiệm tuyên truyền, quảng bá sự cần thiết phải tham gia bảo hiểm.
3.4.4. Đối với người tham gia bảo hiểm
Đối với khách hàng tham gia bảo hiểm: tính chuyên nghiệp được thể hiện ở việc người tham gia bảo hiểm có nhận thức đầy đủ về lợi ích và ý nghĩa của việc mua BH, mua BH là để bảo vệ mình và cũng là một hoạt động có tính cộng đồng. Mua BH không phải để trục lợi bảo hiểm. đối với các thị trường bảo hiểm PNT phát triển, tính chuyên nghiệp của khách hàng được thể hiện ở việc thu xếp hợp đồng bảo hiểm qua các MGBH. Khi thu xếp qua môi giới, lợi ích mà họ có được là: được tư vấn các chương trình quản lý rủi ro, được tư vấn mua bảo hiểm tốt nhất vì nhà MGBH có kiến thức chuyên sâu về bảo hiểm, điều mà khách hàng khó có được, nhà môi giới phải chịu trách nhiệm pháp lý về những tư vấn của mình nếu sai.
Trên đây là một số các kiến nghị với cơ quan nhà nước, với các chủ thể tham gia thị trường bảo hiểm và hiệp hội bảo hiểm Việt Nam với mong muốn sớm khắc phục được các tồn tại, hạn chế của thị trường nhằm phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam được lành mạnh và đạt hiệu quả cao.
KẾT LUẬN
Trong tình hình kinh tế của đất nước và thế giới đang phát triển rất khó khăn như hiện nay , BHPNT nói chung và MGBH nói riêng đã có sự phát triển đáng mừng cả về chất lượng và số lượng. Tuy nhiên BHPNT và sự phát triển của thị trường BHPNT tại các công ty MGBH hiện nay còn rất kém và chưa tương xứng với sự phát triển của nền kinh tế nước ta và xu thế phát triển BH trong khu vực và trên thế giới đồng thời trong quá trình phát triển thì các nhà MGBH còn có nhiều hạn chế như chưa chú trọng đến các công tác dịch vụ tư vấn mà vẫn phát triển nóng chạy theo doanh thu đặc biệt là các nhà MGBH trong nước trong đó có công ty cổ phần MGBH Nam Á.
Qua các số liệu và phân tích ở chương I, chúng ta đã hiểu rõ thị trường bảo hiểm Việt Nam qua các năm có tốc độ tăng trưởng doanh thu rất cao năm 2011, tốc độ tăng trưởng 20,4%; năm 2012 là 11,18%; tuy nhiên năm 2013 tốc độ tăng trưởng đã chậm lại đạt 7,3%. Trong khi đó vai trò của các công ty MGBH ngày càng được khẳng định với tốc độ tăng trưởng doanh thu tương đối cao, đối tượng khách hàng sử dụng MGBH của các DNBH ngày càng được quan tâm.
Về thị trường BHPNT của các công ty MGBH tuy có được một số kết quả quan trọng, tuy nhiên các DN MGBH có tốc độ tăng trưởng doanh thu không đồng đều, các nhà MGBH ở Việt Nam được phát triển theo hai xu hướng là các DN MGBH có vốn 100% từ nước ngoài thì quan tâm đến thị trường cốt lõi là khách hàng có vốn đầu tư từ nước ngoài. Ngược lại các DN MGBH của Việt Nam tập trung vào thị trường cốt lõi là khách hàng trong nước. Thị trường MGBH PNT đã cho thấy các DN MGBH nước ngoài chiếm tỷ lệ doanh thu PBH áp đảo các doanh nghiệp trong nước với thị phần khoảng 90% với 02 công ty hàng đầu là Marsh và Aon.
Ở Chương 2 cho thấy Nam Á được thành lập vào ngày 08/10/2010 và đã phát triển rất mạnh mẽ có tốc độ tăng trưởng doanh thu PBH rất cao năm 2011 là 200%; năm 2012 là 55,7% nhưng đến năm 2013 thì tốc độ tăng trưởng âm (8,6%) và đứng thứ 6 trên 12 công ty MGBH đang hoạt động tại thị trường Việt Nam. Như
vậy, với những thành tích khả quan như đã trình bày thì Nam Á cũng đã gặp phải một số khó khăn và tồn tại mà luận văn đã chỉ ra đó là:
Trong quá trình phát triển Nam Á đã phát triển doanh thu không đồng đều qua các năm, công tác chọn và phát triển nghiệp vụ cốt lõi không phù hợp, công tác liên kết với các DNBH gốc để phát triển sản phẩm mới chưa được chú trọng và Nam Á đã tập trung tối đa các nguồn lực vào các sản phẩm truyền thống của MGBH.
Ở Chương 3, luận văn đã đưa ra các định hướng và các mục tiêu phát triển thị trường BHPNT của thị trường bảo hiểm Việt Nam nói chung và Công ty cổ phần MGBH Nam Á nói riêng , đồng thời cũng đưa ra sáu nhóm giải pháp phát triển thị trường BHPNT của Nam Á đó là:
1. Phát triển hơn nữa thị trường MGBH gốc
2. Mở rộng lĩnh vực kinh doanh mới là môi giới TBH
3. Tuyển dụng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao 4. Tăng cường công tác nghiên cứu, phân tích và dự báo thị trường 5. Tăng cường cơ sở vật chất và công nghệ thông tin
6. Quảng bá hình ảnh của Nam Á nói riêng và MGBH nói chung.
Một số kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước, Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam và các chủ thể tham gia thị trường bảo hiểm nhằm lành mạnh hóa các quan hệ cũng như phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ đạt hiệu quả cao nhất.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tài chính (1999), Luật bảo hiểm một số nước, Nhà xuất bản Tài chính.
2. Bộ Tài chính (2007), Thông tư 155/2007/TT-BTC ngày 20/12/2007 hướng dẫn
thi hành Nghị định 45/2007/NĐ-CP ngày 27/3/2007 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm, Hà Nội.
3. Bộ Tài chính (2007), Thông tư 156/2007/TT-BTC ngày 20/12/2007 hướng dẫn
thi hành Nghị định 46/2007/NĐ-CP ngày 27/3/2007 quy định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, Hà Nội.
4. Bộ Tài chính (2009), Thông tư 86/2009/TT-BTC ngày 28/4/2009 sửa đổi, bổ
sung một số điểm của Thông tư 155/2007/TT-BTC ngày 20/12/2007 hướng dẫn thi hành Nghị định 45/2007/NĐ-CP ngày 27/3/2007 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm và Thông tư 156/2007/TT-BTC ngày 20/12/2007 hướng dẫn thi hành Nghị định 46/2007/NĐ-CP ngày 27/3/2007 quy định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.
5. Bộ Tài chính (2010), Thông tư 03/2010/TT-BTC ngày 12/01/2010 hướng dẫn
thực hiện Nghị định 41/2009/NĐ-CP ngày 05/5/2009 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, Hà Nội
6. Bộ Tài chính (2011), Dự thảo Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt
Nam giai đoạn 2011-2020, Hà Nội.
7. Bộ Tài chính (2012), Thông tư 124/2012/TT-BTC về hướng dẫn thực hiện
Nghị định 45 của Chính Phủ
8. Công ty cổ phần MGBH Nam Á “Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của
năm 2011, 2012, 2013 và 9 tháng đầu năm 2014”
9. Chính Phủ (2007), Nghị định 45/2007/NĐ-CP ngày 27/3/2007 quy định chi tiết
thi hành một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm, Hà Nội.
10. Chính Phủ (2007), Nghị định 46/2007/NĐ-CP ngày 27/3/2007 quy định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, Hà Nội.
11. Cục quản lý và giám sát bảo hiểm (2010,2011,2012,2013), Niên giám thị trường bảo hiểm Việt Nam, NXB Tài chính
12. Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam (2011,2012,2013), Số liệu thị trường bảo hiểm
Việt Nam, NXB tài chính
13. Nguyễn Văn Định (2008), Giáo trình quản trị kinh doanh bảo hiểm, NXB Đại học Kinh tế quốc dân
14. Nguyễn Văn Định (2009), Giáo trình bảo hiểm, NXB Đại học kinh tế quốc dân 15. Phùng Đắc Lộc (2011), Đào tạo nguồn nhân lực cho ngành bảo hiểm ở Việt Nam,
Kỳ yếu hội thảo khoa học “Đào tạo nguồn nhân lực cho ngành bảo hiểm ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay”, Trường đại học kinh tế quốc dân.
16. Quốc Hội, Luật kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 ngày 09/12/2000, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội.
17. Thị trường bảo hiểm Việt Nam năm (2011, 2012, 2013), Nhà xuất bản tài chính – Bộ tài chính.
18. Trương Mộc Lâm (2005), Giáo trình nghiệp vụ bảo hiểm, NXB tài chính Học viện tài chính