Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ của Công ty cổ phần môi giới bảo hiểm Nam Á (Trang 32)

D ) CƠ CẤU NGƯỜI KHÁCH HÀNG CỦA CÁC CÔNG TY MGBH TẠ IV IỆT NAM NĂM

1.2.3.1.Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp

a) Môi trường pháp lý

Hoạt động của thị trường BHPNT không thể nằm ngoài môi trường pháp lý ở mỗi quốc gia, nó không chỉ đơn thuần là việc các công ty BH, MGBH phải tuân thủ các quy định của pháp luật mà chính môi trường pháp lý này điều chỉnh mà còn phải cạnh tranh một cách công bằng trên thị trường nhằm đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng (khách hàng), từ đó thúc đẩy thị trường phát triển. Vì thế hoàn thiện môi trường pháp lý là điều kiện tiên quyết để phát triển thị trường BHPNT.

b) Môi trường kinh tế văn hóa xã hội

Sự phát triển kinh tế của một quốc gia là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường BHPNT. Nếu kinh tế phát triển thì kéo theo sự phát

triển của các ngành sản xuất, kinh doanh, dịch vụ sẽ phát triển theo dẫn đến nhu cầu về bảo hiểm gia tăng. Văn hóa là nhân tố quan trọng hàng đầu tác động đến hành vi tiêu dùng của con người, văn hóa ảnh hưởng đến mọi mặt trong cuộc sống của con người từ cách con người ăn, cách con người mặc, phương thức con người sử dụng và tiết kiệm tiền cũng như những gì mà con người đánh giá các thuộc tính của sản phẩm. Dân số, trình độ dân trí và thói quan mua bảo hiểm của người dân là các yếu tố xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường BHPNT. Các chỉ tiêu về dân số như quy mô, cơ cấu theo độ tuổi, giới tính, tỷ lệ tử vong, … có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của các loại hình bảo hiểm con người PNT.

c) Môi trường kinh tế quốc tế

Xu hướng toàn cầu hóa đang phát triển mạnh mẽ như hiện nay có sự ảnh hưởng lớn lao đến sự phát triển của thị trường BHPNT. Trước hết, nó tạo thêm nhiều dịch vụ bảo hiểm, … Ngoài ra việc mở cửa và hội nhập còn tạo nhiều cơ hội khác cho các công ty bảo hiểm trong nước như tiếp cận công nghệ bảo hiểm tiên tiến, tiếp cận thị trường nước ngoài. Tuy nhiên, hội nhập quốc tế cũng tạo nhiều thách thức đối với sự phát triển của thị trường bảo hiểm trong nước như cạnh tranh khốc liệt hơn từ thị trường nước ngoài, mất sự bảo trợ của Nhà nước, …

d) Vai trò của Hiệp hội bảo hiểm

Hiệp hội bảo hiểm có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của thị trường bảo hiểm. Hiệp hội trước hết là cầu nối giữa cơ quan quản lý Nhà nước với các DNBH. Bên cạnh đó, là tổ chức đại diện cho các DNBH, Hiệp hội bảo hiểm có thể phát huy sự liên kết hợp tác giữa các doanh nghiệp nhằm xây dựng một môi trường kinh doanh lành mạnh, nghiên cứu và phát triển các sản phẩm bảo hiểm mới, tổ chức đào tạo cho toàn thị trường. Hiệp hội còn là trung gian cung cấp thông tin và tuyên truyền chung cho các DNBH. Từ đó góp phần nâng cao nhận thức của công chúng về bảo hiểm.

e) Điều kiện kinh tế và nhận thức của khách hàng

Theo mô hình tháp nhu cầu của Maslow, nhu cầu của con người được chia thành năm cấp bậc theo thứ tự tăng dần là nhu cầu cơ bản, nhu cầu an toàn, nhu cầu xã hội, nhu cầu được tôn trọng và nhu cầu tự khẳng định. Khi điều kiện kinh tế của con người được nâng cao thì nhu cầu của họ cũng được tăng lên theo cấp bậc, chính vì vậy mà ở các nước nền kinh tế phát triển tỷ lệ tham gia bảo hiểm nhiều hơn các nước nghèo.

f) Đối thủ cạnh tranh

Đối thủ cạnh tranh là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển thị trường của mỗi doanh nghiệp khi chúng ta hiểu biết về các đối thủ cạnh tranh của DN mình thì sẽ hoạch định được tốt kế hoạch Marketing có hiệu quả. Tuy nhiên để hoạch định được kế hoạch Marketing tốt thì phải tìm hiểu được các yếu tố, đó là: tiềm lực của đối thủ cạnh tranh, cơ cấu đặc điểm hàng hóa của đối thủ, chính sách và chiến lược kinh doanh, điểm mạnh và điểm yếu của họ, …

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ của Công ty cổ phần môi giới bảo hiểm Nam Á (Trang 32)