TỔNG CỘNG NGUỒN

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thương mại và dịch vụ Cao Trụ (Trang 31)

Nguồn vốn

Nợ phải trả: Nợ phải trả năm 2012 là 12.732.111.590 đồng tăng gấp đôi so với

năm 2011 là 6.204.646.804 đồng. Đến năm 2013 nợ phải trả tăng nhẹ, chỉ khoảng 0,56%, với 70.946.089 đồng. Toàn bộ nợ phải trả của công ty là nợ ngắn hạn. Công ty không có nợ dài hạn. Năm 2012 nợ ngắn hạn lên đến 12.732.111.590 đồng, tương ứng tăng 105,2% so với năm 2011. Mức tăng này chủ yếu từ 2 nguồn: Vay ngắn hạn và Người mua trả tiền trước. Sau đó đến năm 2013, khoản nợ phải trả của công ty tăng nhẹ, thêm 70.946.089 đồng nhưng đã có sự chuyển dịch trong cơ cấu. Cụ thể:

Vay ngắn hạn: Năm 2012 tăng thêm 2.645.000.000 đồng so với năm 2011,

tổng số vay ngắn hạn của công ty là 8.441.000.000 đồng, tương ứng tăng 45,63% so với năm 2011, và tiếp đến tăng thêm 360.000.000 đồng vào năm 2013. Cũng cùng nguyên nhân do chiến lược nhập mua tích trữ hàng hóa với số lượng lớn vào thời điểm cuối năm nên để đáp nhu cầu về vốn lưu động công ty đã phải vay thêm từ ngân hàng. Rủi ro có thể xảy ra nếu như tình hình tiêu thụ hàng tồn kho của công ty không được khả quan, khoản Vay ngắn hạn cao khiến công ty phải chịu chi phí vốn khá lớn, nếu điều này kéo dài sẽ ảnh hưởng xấu đến tình hình tài chính và là gánh nặng đối với công ty.

Ngƣời mua trả tiền trƣớc: So với năm 2011 không tồn tại một khoản người

mua trả trước nào, năm 2012 con số này đã lên tới 4.008.364.999 đồng. Điều này chứng tỏ công ty đã giành được những tín nhiệm nhất định trong kinh doanh, khách hàng đã tin tưởng và trả trước cho công ty một lượng tiền khá lớn. Số tiền này bắt nguồn từ các đơn hàng và hợp đồng lớn của công ty, giúp công ty hoàn thành các đơn hàng và thực hiện hợp đồng một cách nhanh chóng và tốt nhất. Năm 2013, khoản mục này giảm xuống 46,71% chỉ còn 2.135.960.000 đồng nhưng vẫn ở mức có lợi cho công ty. Nguồn tiền trả trước này cùng với khoản Vay ngắn hạn đã góp phần chính khiến tổng số Nợ ngắn hạn của công ty tăng và giữ ở mức cao như hiện nay.

Thuế và các khoản phải nộp Nhà nƣớc: Hai năm 2011 và 2012, khoản mục

thuế này bằng 0 do vào giai đoạn cuối năm dương lịch 2011 – 2012, công ty nhập nhiều hàng hoá để tăng tích trữ kho với mục đích bán ra trong dịp Tết Âm lịch. Thế nên Thuế GTGT đầu vào lớn hơn so với Thuế GTGT đầu ra khiến cho khoản mục Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước bằng 0. Đến năm 2013 thì việc kinh doanh bắt đầu thuận lợi, hàng hoá bán ra nhanh và nhiều hơn, làm cho Thuế GTGT đầu ra tăng mạnh và lớn hơn Thuế GTGT đầu vào nên lúc này xuất hiện một khoản là 1.321.605.992 đồng.

Vốn chủ sở hữu không có nhiều biến động qua các năm và đạt mức

33

3.600 triệu đồng. Chênh lệch nhỏ qua các năm của khoản mục Vốn chủ sở hữu đến từ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. Qua 3 năm 2011 đến 2013, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tăng nhẹ từ 7,72% đến 16,23%.

Biểu đồ 2.2. Cơ cấu nguồn vốn của Công ty Cao Trụ giai đoạn 2011 – 2013

Tỷ trọng nợ: Trong giai đoạn 2011 – 2013 về cơ bản tỷ trọng nợ cao hơn tỷ

trọng VCSH – gần như gấp 3 lần. Đặc biệt năm 2011, tỷ trọng vốn chủ sở hữu chiếm 38,73% là cao nhất trong giai đoạn này. Đây là năm thứ hai công ty bắt đầu đi vào hoạt động, cần nhiều vốn để đầu tư sản xuất kinh doanh nên điều này là dễ hiểu. Năm 2012 - 2013, công ty đã vay một lượng lớn tiền mặt 8.441.000.000 đồng, thêm hơn 2.645.000.000 đồng so với năm 2011, khiến tỷ trọng nợ tăng lên đến 76,34% - 76,18%, trong khi tỷ trọng VCSH giảm đi và ổn định ở mức 23,66% đến 23,82%. Giai đoạn 2012 – 2013 này mặc dù có vẻ đã ổn định hơn về khoản nợ phải trả, nhưng tỷ trọng nợ chiếm khá cao, chứng tỏ vốn trong công ty chủ yếu là nguồn đầu tư từ vay nợ và có thể sẽ phải đối mặt với những rủi ro trong việc trả nợ, rủi ro biến động lãi suất ngân hàng (khi vay mượn) nếu công ty không kịp thời có những kế hoạch cân đối lại nguồn vốn.

Tỷ trọng vốn chủ sở hữu: Tỷ trọng VCSH cho biết trong 100 đồng nguồn vốn

của công ty thì có 38,73 đồng được hình thành từ vốn chủ sở hữu ở năm 2011. Con số này ít hơn vào năm 2012 và 2013 tương ứng là 23,66 đồng và 23,82 đồng. Điều này cho thấy công ty chưa có sự chủ động về tài chính dù các con số thể hiện hoạt

61.27 38.73 38.73 Năm 2011 76.34 23.66 Năm 2012 Nợ phải trả Vốn chủ sở hữu 76.18 23.82 Năm 2013

động khá tốt, nhưng vẫn chưa giải quyết được các khoản nợ của mình. Đây cũng một phần do chiến lược kinh doanh những ngày gần Tết Âm lịch, khi mà công ty chú trọng đến tích trữ, nhập kho nhiều mặt hàng kinh doanh dịch vụ… nên dẫn đến khoản mục vay ngắn hạn vào cuối năm thường cao.

Các nhà đầu tư khi có ý định đầu tư vào công ty cũng sẽ có sự quan tâm nhất định đến những chỉ tiêu này bởi nó phần nào phản ánh mức độ tự chủ về mặt tài chính của công ty. Rất hiếm nhà đầu tư nào có thể yên tâm khi đầu tư vào một công ty mà nguồn vốn lại chủ yếu là vốn nợ. Nếu không có biện pháp cân đối nguồn vốn kịp thời, công ty dễ rơi vào thế bị động vay nợ mới trả nợ cũ, vay ngắn hạn trả dài hạn khiến cho tỷ trọng nợ luôn cao hơn vốn chủ sở hữu. Khi đó doanh nghiệp sẽ rơi vào tình trạng mất cân đối tài chính nghiêm trọng và sẽ phải đối mặt với nguy cơ phá sản. Như vậy, muốn tạo dựng uy tín, thu hút được các nhà đầu tư để mở rộng sản xuất kinh doanh, công ty cần phải có chính sách kịp thời thay đổi cơ cấu nguồn vốn của mình.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thương mại và dịch vụ Cao Trụ (Trang 31)