Một số hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân Hạn chế

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thương mại và dịch vụ Cao Trụ (Trang 53 - 56)

39  Tỷ suất sinh lời của doanh thu (ROS)

2.3.2. Một số hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân Hạn chế

Hạn chế

Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp. Do đó, để nâng cao lợi nhuận của công ty, thì vấn đề đặt ra là phải nâng cao doanh thu và giảm thiểu chi phí để đạt lợi nhuận tối đa của mình. Và bên cạnh những thành tựu đạt được, lợi nhuận của Công ty Cao Trụ còn chưa cao, chưa có nhiều cơ hội phát triển, cụ thể:

 Cao Trụ còn thụ động về nguồn cung của mình, nên khi giá vốn hàng bán tăng cao, công ty khó tìm được phương án giải quyết thay thế, khiến lợi nhuận giảm sút.  Tỷ lệ nợ của công ty chiếm khá cao trong cơ cấu nguồn vốn, gây khó khăn cho

công ty về huy động vốn khi có nhu cầu. Nguồn vốn công ty còn nhiều hạn hẹp, công ty chỉ hoạt động với quy mô vừa và nhỏ.

 Tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu của công ty vẫn chưa cao. Trong đó tỷ trọng chi phí quản lý kinh doanh của công ty chiếm tỷ lệ khá cao, công ty vẫn chưa kiểm soát tốt phần chi phí này nên đã làm giảm lợi nhuận.

 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty chưa đạt hiệu quả, ví dụ như khoản mục hàng tồn kho rất lớn; qua phân tích thời gian lưu kho là khá cao, chứng tỏ hàng hoá, dịch vụ được tiêu thụ khá chậm. Dẫn đến tồn đọng vốn lâu, không xoay vòng vốn đủ nhanh và đạt hiệu quả.

 Công ty dường như quá phụ thuộc vào việc nới lỏng tín dụng, dẫn đến việc phát sinh nhiều nợ xấu, các khoản phải thu có xu hướng tăng . Điều này cho thấy Công ty đang phải đối đầu với nhiều rủi ro tín dụng.

 Khả năng thanh toán của Công ty Cao Trụ chưa thực sự tốt; trong đó khả năng thanh toán nhanh và khả năng thanh toán tức thời thấp dẫn đến những rủi ro về tài chính cũng như rủi ro thanh toán cho công ty.

Nguyên nhân

Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất chưa tận dụng được các nguồn đầu tư khác nhau như vay vốn, kêu gọi đầu tư.

Thứ hai năng lực sản xuất kinh doanh còn nhiều hạn chế.

Hoạt động chuẩn bị cho quá trình kinh doanh chưa được giám sát chặt chẽ. Nhiều sản phẩm tung ra thị trường, cung cấp cho khách hàng chưa đảm bảo chất lượng hoặc sai quy cách như đã quy định trong hợp đồng mua bán.

Công tác tổ chức bán hàng đặc biệt là hệ thống kênh phân phối còn nhiều lỏng lẻo. Đây cũng là một khâu quan trọng ảnh hưởng đến kết quả doanh thu tiêu thụ sản phẩm và lợi nhuận của doanh nghiệp. Mặc dù Cao Trụ đã tích cực sử dụng nhiều hình thức bán hàng như bán buôn, bán lẻ, duy trì các kênh phân phối, phối hợp linh hoạt các hình thức thanh toán,… Tuy nhiên chưa bám sát nhiều được với nhu cầu thị trường. Đặc biệt, hệ thống kênh phân phối còn mỏng, số lượng các đại lý tiêu thụ sản phẩm của Cao Trụ là rất ít. Khách hàng khó tiếp cận với doanh nghiệp ở những khu vực địa lý xa.

Thứ ba, công tác quản lý tài chính doanh nghiệp:

Kế hoạch kinh doanh xây dựng chưa sát với tình hình điều kiện của doanh nghiệp một phần làm cho chi phí QLKD còn khá cao. Các chính sách về quản lý chưa được xây dựng một cách khoa học chưa nâng cao được năng suất lao động cho doanh nghiệp. Một số khoản chi cho quản lý tài chính không được kiểm tra nghiêm ngặt, không có nguồn gốc rõ ràng, không có giấy tờ, chứng từ xác minh làm thất thoát chi phí, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Các khoản chi phí về nhân công, chi phí sản xuất kinh doanh chung còn nhiều khoản chi không hợp lý, không kiểm soát được tình hình, đã làm gia tăng một lượng chi phí lớn ở các bộ phận này khiến lợi nhuận giảm xuống. Điều này đòi hỏi bộ phận quản lý doanh nghiệp cần làm việc, kiểm soát các quy trình quản lý thu chi một cách sát sao hơn.

Thứ tư, công tác nghiên cứu thị trường chưa đáp ứng được nhu cầu

Việc nghiên cứu thị trường khách hàng mục tiêu là yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Tuy nhiên, hoạt động này chưa được Cao Trụ chú trọng nhiều. Doanh nghiệp chưa hiểu rõ và nắm chắc nhu cầu của các đối tượng trong nước cũng như nước ngoài. Sản phẩm không đáp ứng được nhu cầu người tiêu dùng nên mức tiêu thụ, doanh số bán hàng không đảm bảo, dẫn tới lợi nhuận của doanh nghiệp giảm sút. Ngoài ra, công tác thăm dò thị trường về giá cả

55

các nguyên vật liệu đầu vào còn nhiều bất cập. Thị trường các yếu tố đầu vào cung cấp cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hiện nay rất đa dạng, phong phú, giá thành hợp lý, có rất nhiều doanh nghiệp để Cao Trụ lựa chọn. Tuy nhiên, công ty vẫn lựa chọn các đối tác cũ để thu mua nguyên liệu. Đây chưa phải là nguồn cung có giá thành hợp lý nhất. Chính vì vậy, việc tiết kiệm chi phí ở khâu này chưa đáp ứng tốt, khiến lợi nhuận giảm. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh cùng ngành cũng chưa được doanh nghiệp quan tâm sát sao.

Thứ năm, giá bán sản phẩm còn cứng nhắc, chưa phù hợp với sự biến động của thị trường trong và ngoài nước

Sản phẩm mà Cao Trụ cung cấp hầu hết là các mặt hàng phổ biến không có tính độc quyền nên việc cạnh tranh về giá là không thể tránh khỏi. Công ty không thể tự mình định giá cho các sản phẩm mà phụ thuộc nhiều vào giá cả thị trường và giá từ các đối thủ cạnh tranh.

Nguyên nhân khách quan

Trong thời gian quan môi trường kinh tễ vĩ mô khá bất ổn, các doanh nghiệp hoạt động với quy mô sản xuất kinh doanh vừa và nhỏ cả về thị trường và về mặt hàng dễ gặp những khó khăn nhất định trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Sau khi chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) từ đầu năm 2007, nền kinh tế Việt Nam đã bước đầu hội nhập với nền kinh tế thế giới và ngày càng gắn kết chặt chẽ với xu thế phát triển chung của nền kinh tế toàn cầu. Trong những năm qua kinh tế Việt Nam có tốc độ tăng trưởng khá ổn định, theo số liệu của Tổng cục thống kê: tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2008 tăng 6,32%, năm 2009 tăng 5,32%, năm 2010 đạt 6,78% . Năm 2011 nền kinh tế thế giới còn có nhiều khó khăn vì thế nền kinh tế Việt Nam cũng bị ảnh hưởng đáng kể, GDP thực tế của Việt Nam trong năm 2011 tăng 5,89% so với năm 2010, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm 2011 tăng 18,58% so với năm 2010. (Nguồn: Tổng cục thống kê- GSO).

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thương mại và dịch vụ Cao Trụ (Trang 53 - 56)