HĐKD 354.720.447 11.959.073 48.848.968 (342.761.374) (96,63) 36.889.895 308,47 10. Thu nhập khác (52.129.920) 104.346.941 16.232.818 156.476.861 (300,17) (88.114.123) (84,44) 10. Thu nhập khác (52.129.920) 104.346.941 16.232.818 156.476.861 (300,17) (88.114.123) (84,44) 11. Chi phí khác 20.069.091 91.450.024 8.805.259 71.380.933 355,68 (82.644.765) (90,37) 12. Lợi nhuận khác (72.199.011) 12.896.917 7.427.559 85.095.928 (117,86) (5.469.358) (42,41) 13. Tổng LN kế toán trƣớc thuế 282.521.436 24.855.990 56.276.527 (257.665.446) (91,20) 31.420.537 126,41 14. Thuế TNDN HH 0 0 0 0 - 0 - 15. Tổng LN kế toán sau thuế 282.521.436 24.855.990 56.276.527 (257.665.446) (91,20) 31.420.537 126,41
Tình hình doanh thu
Doanh thu bán hàng và CCDV: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của
công ty năm 2012 là 11.052.762.435 đồng, giảm 1.276.979.496 đồng, tương ứng với 10,36% so với năm 2011. Nhưng lại tăng 2.163.293.474 đồng, tương ứng với 19,57% so với năm 2013.
Điều này chứng tỏ công ty đã có nhiều cố gắng phát triển. Điển hình như việc công ty chủ động đưa ra các chính sách nới lỏng tín dụng thương mại nhằm thu hút khách hàng để gia tăng thêm doanh thu. Ngoài ra, công ty đã ký kết thêm được nhiều hợp đồng vào năm 2013, hoạt động marketing, quảng bá sản phẩm, dịch vụ được công ty đẩy mạnh triển khai, góp phần làm tăng sản lượng sản xuất trong năm. Hơn nữa năm 2012 và 2013 công ty không có khoản giảm trừ doanh thu.
Doanh thu thuần về bán hàng và CCDV: Trừ năm 2011 có khoản giảm trừ
doanh thu là 28.272.727 đồng khiến doanh thu thuần đạt 12.301.469.204 đồng còn lại năm 2012 và 2013 không có khoản giảm trừ doanh thu nên doanh thu bán hàng chính là doanh thu thuần.
Doanh thu HĐTC: Doanh thu từ HĐTC là nhỏ, không đáng kể, chủ yếu đến từ việc nhận các khoản chiết khấu thanh toán của nhà cung cấp. Năm 2011, doanh thu HĐTC là 987.600 đồng, đến năm 2012 thì tăng hơn 70,96% đạt được 1.688.446 đồng sau đó tăng nhẹ một lượng bằng 533.780 đồng, tương ứng khoảng 31,61%. Sự tăng nhẹ cho ta thấy công ty không có sự thay đổi trong việc sử dụng các chính sách tín dụng của nhà cung cấp.
Tình hình chi phí
Giá vốn hàng bán: Chỉ tiêu giá vốn hàng bán vào năm 2011 và 2012 là gần
ngang nhau 10.741.665.447 đồng và 10.215.150.042 đồng nhưng đến năm 2013 thì tăng thêm 2.271.564.745 đồng, tương ứng tăng 22,24% so với năm 2012. Nguyên nhân một phần là do trong năm 2013 nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, lạm phát tăng cao… khiến giá vốn nhiều mặt hàng tăng cao, gây nên sự tăng lên trong các yếu tố chi phí đầu vào của công ty. Ngoài ra, giá vốn hàng bán là nhân tố mà công ty khó có thể chủ động được, vì nhiều lý do khách quan khác nhau như là nhu cầu mua các loại thiết bị, thành phẩm nhiều hoặc ít, nguồn hàng hoá đầu vào mà công ty mua được, nó còn phụ thuộc vào sự biến động của thị trường. Do đó, công ty cần phải có biện pháp kiểm soát giá vốn hàng bán chặt chẽ, tính toán ký lưỡng về lượng hàng tồn kho, giá cả và chi phí vận chuyển để tối thiểu chi phí này và không làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty.
Chi phí tài chính: Chi phí tài chính của công ty trong giai đoạn 2011 – 2013
37
năm 2012, do công ty vay một khoản tiền lớn nên đẩy chi phí lãi vay tăng thêm 89,62%. Nhưng lại giảm 52,78% vào năm 2013 do công ty đã thanh toán một số khoản nợ đọng từ năm trước dẫn đến chi phí tài chính trong năm giảm 160.841.121 đồng chỉ còn 143.903.390 đồng.
Chi phí quản lý kinh doanh: Trong giai đoạn 2011 – 2013, chi phí quản lý
kinh doanh đạt cao nhất 1.045.359.549 đồng vào năm 2011, sau đó giảm hơn 50% vào năm 2012, do các khoản chi phí liên quan đến sản xuất kinh doanh giảm, làm tăng lợi nhuận. Đến năm 2013 thì chi phí này ổn định hơn, chỉ tăng nhẹ 3,1% tương ứng với 16.213.735 đồng.
Tình hình lợi nhuận
Lợi nhuận gộp về bán hàng và CCDV: Lợi nhuận gộp về bán hàng và CCDV
năm 2012 là 837.612.393 đồng, giảm 46,30% so với năm 2011 là 1.559.803.757 đồng chủ yếu là do lượng hàng bán ra chậm và ít hơn. Và khoản mục này tiếp tục giảm nhẹ 108.271.271 đồng tương ứng với 12,93% vào năm 2013, do GVHB tăng cao dù doanh thu thuần về bán hàng và CCDV là cao nhất trong giai đoạn 2011 – 2013.
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh: Đây là khoản chênh lệch từ lãi
gộp trừ đi chi phí hoạt động. Năm 2011 có khoản lợi nhuận cao vượt trội nhất là 354.720.447 đồng, sau đó giảm 96,63% vào năm 2012 và tăng lên 48.848.968 đồng tương ứng với 308,47% vào năm 2013. Khoản mục này khá cao vào năm 2011 là do lợi nhuận gộp về bán hàng và CCDV đã vốn cao và khi trừ đi các khoản chi phí nhu chi phí lãi vay lại rất ít, do năm 2011 chưa vay vốn nhiều, dù chi phí quản lý kinh doanh khá cao. Doanh thu thuần về BH & CCDV biến động nhẹ; nhưng lại cho lợi nhuận thuần khác xa nhau, đặc biệt khi so sánh giữa năm 2011 và giai đoạn năm 2012 – 2013. Năm 2011 là hơn 300 triệu nhưng sang năm 2011 lại chỉ cho lợi nhuận hơn 10 triệu và tình hình cũng không khá hơn năm 2013 khi cho lợi nhuận không quá 50 triệu đồng. Sở dĩ có nghịch lý này là do: GVHB năm 2011 chưa tăng cao, nên lượng hàng bán ra được nhiều hơn, từ đó thu được doanh thu cao hơn, hơn nữa đến năm 2012 công ty đi vay một khoản nợ lớn dẫn đến chi phí lãi vay tăng mạnh gần 90%, làm lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh sụt giảm rất nhiều.
Lợi nhuận khác: Đây là phần chênh lệch sau khi thu nhập khác trừ đi chi phí
khác. Năm 2011, lợi nhuận khác đạt -72.199.011 đồng do công ty thanh lý lỗ một thiết bị nên trong đó phần thu nhập khác đạt -52.129.920 đồng. Đến năm 2012, sau khi thanh lý một số thiết bị có giá trị sử dụng còn khá tốt thì khoản này đã tăng thêm 12.896.917 đồng, tăng 117,86% nhưng lại giảm nhẹ vào năm 2013 mất 42,41%, còn 7.427.559 đồng.
Như ta thấy Tổng lợi kế toán trước thuế và Tổng lợi nhuận kế toán sau thuế là bằng nhau do phần Thuế Thu nhập doanh nghiệp bằng 0. Đây là chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp của Cục thuế tỉnh Lào Cai theo Công văn số 3292/CT- TTHT của Cục Thuế tỉnh Lào Cai ngày 19 tháng 12 năm 2014. “Miễn thuế 4 năm,
giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo đối với thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới quy định tại khoản 1 Điều 19 Thông tư này”.
Tổng lợi nhuận kế toán sau thuế: Chỉ tiêu tổng lợi nhuận sau thuế của công ty
năm 2011 là 282.521.436 đồng, sau đó năm 2012 giảm 91,20%, còn 24.855.990 đồng. Đến năm 2013, chỉ tiêu này tăng mạnh 126,41%, đạt mức 56.276.527 đồng. Như vậy, một phần do chi phí lãi vay ở năm 2012 tăng cao đột biến nên khiến cho lợi nhuận kế toán sau thuế giảm xuống rất thấp, dù chi phí quản lý kinh doanh năm 2012 giảm một nửa so với năm 2011 trước đó. Mặc dù vậy, đến năm 2013 thì số liệu đã khả quan hơn khi mà lợi nhuận sau thuế tăng hơn 120%, lúc này GVHB khá cao, công ty vẫn kinh doanh tốt, trả được một số khoản nợ, giảm được chi phí lãi vay. Đây là một trong những chỉ tiêu được các nhà đầu tư rất quan tâm và số liệu cũng đã cho thấy những dấu hiệu khả quan, dần tạo được sự tin tưởng, và phát triển ổn định.
2.2.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời
Các chỉ tiêu sinh lời là cơ sở quan trọng để đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong một chu kỳ nhất định, là một nguồn quan trọng để các nhà quản lý đưa ra các quyết định về tài chính trong tương lai. Các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời bao gồm ba chỉ số: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS), Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), Tỷ suất lợi nhuận trên cốn chủ sở hữu (ROE).
Đồ thị 2.1. Một số chỉ tiêu thể hiện khả năng sinh lời (ROS – ROA – ROE) giai đoạn 2011 – 2013 ROS ROA ROE 0 1 2 3 4 5 6 7 8 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2.3 0.22 0.43 2.8 0.15 0.34 7.2 0.63 1.41 ROS ROA ROE %