Phân tích tình hình biến động tài sản của Công ty TNHH MTV Thương mại và Dịch vụ Cao Trụ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thương mại và dịch vụ Cao Trụ (Trang 26)

mại và Dịch vụ Cao Trụ

Khi đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của bất kỳ một doanh nghiệp nào thì thông tin chủ yếu và phổ biến nhất đó là các báo cáo tài chính như: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh… của công ty. Dựa vào những tài liệu này, ta có thể khái quát được cụ thể cơ cấu về tài sản, nguồn vốn, các tỷ số tài chính đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

2.2.1. Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn của Công ty TNHH MTV Thương mại và Dịch vụ Cao Trụ và Dịch vụ Cao Trụ

Hiện nay, muốn tồn tại và phát triển thì các doanh nghiệp phải tìm mọi cách để kinh doanh có hiệu quả, hay các tài sản, nguồn vốn mà mình đã bỏ ra để mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp cũng như giúp cho doanh nghiệp phát triển. Vấn đề sử dụng tài sản và nguồn vốn một cách hợp lý và hiệu quả luôn là vấn đề được quan tâm đầu tiên; trước hết là bản thân các nhà lãnh đạo doanh nghiệp sau đó là các tổ chức có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp. Vì thế, trong quá trình sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp luôn mong muốn sử dụng tài sản và nguồn vốn của mình một các hợp lý, hiệu quả và có lợi nhuận cao nhất. Do đó, doanh nghiệp cần phải đi sâu phân tích chính xác tình hình biến động tài sản thông qua các chỉ tiêu riêng để thấy được khả năng khả năng tài chính, hiệu quả kinh tế mà tài sản, nguồn vốn của họ mang lại.

Việc sử dụng tài sản và nguồn vốn có hiệu quả sẽ là một đòn bẩy giúp doanh nghiệp phát huy được những ưa điểm của mình từ đó đưa ra các biện pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của chính mình.

2.2.1.1. Phân tích tình hình biến động tài sản của Công ty TNHH MTV Thương mại và Dịch vụ Cao Trụ mại và Dịch vụ Cao Trụ

27

Bảng 2.1.Tình hình tài sản từ năm 2011 – 2013 của Công ty TNHH MTV Thƣơng mại và Dịch vụ Cao Trụ

ĐVT: Đồng

(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Chênh lệch

(2012/2011) Chênh lệch (2013/2012) Tuyệt đối (%) Tuyệt đối (%)

TÀI SẢN

A. Tài sản ngắn hạn 9.926.819.276 16.180.916.833 16.011.125.744 6.254.097.557 63,00 (169.791.089) (1,05)

I. Tiền và các khoản tương

đương tiền 471.518.190 136.769.426 211.575.582 (334.748.764) (70,99) 74.806.156 54,70 III. Các khoản phải thu ngắn

hạn 2.636.078.689 3.258.301.304 3.408.822.488 622.222.615 23,60 150.521.184 4,62 1. Phải thu khách hàng 2.411.452.009 2.440.094.010 3.173.291.011 28.642.001 1,19 733.197.001 30,05 2. Trả trước cho người bán 224.626.680 818.207.294 235.531.477 593.580.614 264,25 (582.675.817) (71,21) IV. Hàng tồn kho 6.813.514.287 12.568.533.844 11.071.057.010 5.755.019.557 84,46 (1.497.476.834) (11,91) V. Tài sản ngắn hạn khác 5.708.110 217.312.259 1.319.670.664 211.604.149 3707,08 1.102.358.405 507,27 1. Thuế GTGT được khấu trừ 5.708.110 217.312.259 1.319.670.664 211.604.149 3707,08 1.102.358.405 507,27

B. Tài sản dài hạn 199.620.196 497.843.416 431.057.118 298.223.220 149,40 (66.786.298) (13,42)

I. Tài sản cố định 114.544.842 441.029.854 364.510.222 326.485.012 285,03 (76.519.632) (17,35) 1. Nguyên giá 143.272.727 465.041.727 477.041.727 321.769.000 224,58 12.000.000 2,58 2. Giá trị hao mòn luỹ kế (28.727.885) (24.011.873) (112.531.505) 4716.012 (16,42) (88.519.632) 368,65 IV. Tài sản dài hạn khác 85.075.354 56.813.562 66.546.896 (28.261.792) (33,22) 9.733.334 17,13

1. Phải thu dài hạn 85.075.354 0 0 (85.075.354) (100,00) 0 -

2. Tài sản dài hạn khác 0 56.813.562 66.546.896 56.813.562 0 9.733.334 17,13

Tài sản

Tài sản ngắn hạn: TSNH của Công ty Cao Trụ năm 2012 đã tăng lên lên đến

16.180.916.833 đồng, tăng so với năm 2011 là 6.254.097.557 đồng, tương ứng với khoảng 63%. Năm 2013 TSNH không thay đổi nhiều, giảm nhẹ còn 16.011.125.744 đồng, tương ứng giảm 1,05% so với năm 2012. Sự biến động này cụ thể như sau:

Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền: Khoản mục tiền và các khoản tương

đương tiền của Công ty Cao Trụ năm 2012 là 136.769.426 đồng, giảm mạnh so với năm 2011 là 334.748.764 đồng, tương ứng với 70,99%. Do năm 2012 công ty đang tiết kiệm chi phí dự trữ tiền mặt, kiếm lời qua các hoạt động đầu cơ, nhằm tránh rơi vào tình trạng ứ đọng vốn. Tuy nhiên sự sụt giảm các khoản tiền và tương đương tiền này cũng có thể khiến công ty gặp các vấn đề về khả năng thanh toán. Khi so sánh năm 2012 với năm 2013, khoản tiền và tương đương tiền tăng 74.806.156 đồng, tức tăng lên khoảng 54,7%. Do lúc này công ty chú trọng tăng khả năng thanh toán tức thời để gây dựng uy tín và cũng để được hưởng nhiều chính sách ưu đãi hơn từ các nhà cung cấp. Việc tăng mức dự trữ tiền và các khoản tương đương tiền lên cho ta thấy công ty đã chú ý hơn đến khả năng thanh toán của mình. Tuy nhiên công ty cũng cần phải lưu ý rằng, việc để khoản mục này ở mức cao cũng sẽ giảm khả năng sinh lời của công ty. Vậy nên, để cân bằng được cả hai mục tiêu này, công ty cần dựa trên tình hình tài chính để xây dựng một mức dự trữ tiền và các khoản tương đương tiền hợp lý hơn.

Phải thu khách hàng: Khoản phải thu khách hàng của công ty có xu hướng

tăng. Năm 2011, khoản phải thu khách hàng là 2.411.452.009 đồng sang năm 2012 thì tăng nhẹ khoảng 1,19%, lên mức 2.440.094.010 đồng. Đến năm 2013 thì khoản phải thu khách hàng tăng mạnh lên đến 3.173.291.011 đồng, tăng 733.197.001 đồng, tương ứng khoảng 30,05%. Với việc bước đầu áp dụng chính sách tín dụng nới lỏng hơn với khách hàng, công ty phải đối mặt với rủi ro khoản nợ phải thu tăng cao. Tuy nhiên, chính điều này cũng giúp cho doanh thu của công ty tăng lên đáng kể. Biết được ưu và nhược điểm của chính sách tín dụng này, công ty đã đưa ra thời hạn và mức chiết khấu thanh toán hấp dẫn nhằm khuyến khích khách hàng thanh toán sớm tức thanh toán trước với mức chiết khấu cao, điều này làm cho khoản phải thu khách hàng tăng cao. Vì vậy trong tương lai, khi đã có kinh nghiệm về chính sách này, công ty sẽ có thêm căn cứ chắc chắn để có những điều chỉnh chính sách đem lại hiệu quả cao nhất.

Hàng tồn kho: HTK của công ty năm 2011 là 6.813.514.287 đồng, sau 1 năm

29

giảm nhẹ 1.497.476.834 đồng chỉ còn 11.071.057.010 đồng, giảm khoảng 11,91%. Lý do là để chuẩn bị hàng hóa bán trong dịp Tết âm lịch vào năm tiếp theo, công ty thường tăng cường nhập và dự trữ hàng tồn kho với số lượng rất lớn vào cuối mỗi năm dương lịch nên khoản mục HTK của công ty luôn có giá trị cao trong bảng cân đối kế toán.

Tài sản ngắn hạn khác: do công ty không có các khoản tạm ứng cho nhân viên

và các khoản cầm cố, kí quỹ, ký cược ngắn hạn… nên tài sản ngắn hạn khác của công ty chỉ bao gồm Thuế GTGT được khấu trừ. Khoản mục này năm 2012 là 217.312.259 đồng, tăng mạnh 3707,08% so với năm 2011 là 5.708.110 đồng. Năm 2012 thuế GTGT được khấu trừ tăng mạnh do công ty mua vào một lượng hàng tồn kho lớn và một số tài sản cố định nên thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của công ty là tương đối lớn. Bên cạnh đó, doanh thu của năm 2012 lại giảm đi so với năm 2011 nên thuế GTGT đầu ra cũng tương đối thấp. Điều đó dẫn đến việc thuế GTGT đầu vào được khấu trừ năm 2012 lớn hơn thuế GTGT đầu ra và số dư cuối kì ở khoản mục này. Và tiếp đến năm 2013, ta thấy khoản mục này tiếp tục tăng mạnh thêm 1.102.358.405 đồng, khoảng 507,27% nữa. Do trong năm công ty có đẩy mạnh marketing quảng bá cửa hàng, thương hiệu nên đã chạy một chương trình Rút thăm trúng thưởng với tổng giá trị phần thưởng rất lớn. Điều này đã làm cho khoản mục thuế GTGT được khấu trừ lớn, lên đến 1.319.670.664 đồng.

Tài sản dài hạn: Qua bảng 2.1 ở trên có thể thấy xu hướng của TSDH cũng

tương tự như TSNH, khoản mục TSDH tăng mạnh 149,4% (298.223.220 đồng) vào năm 2012 và giảm nhẹ 13,42% (66.786.298 đồng) vào năm 2013. Để phản ánh chính xác giá trị thực sự của tài sản cố định, ta phải phản ánh thông qua 2 chỉ tiêu là nguyên giá và giá trị hao mòn luỹ kế của tài sản cố định đó. Như ta thấy, khoản mục

Nguyên giá năm 2011 là 143.272.727 đồng, đã tăng thêm 321.769.000 đồng, tương

ứng 224,58% do công ty đã đầu tư mua một xe ô tô tải cũ để sử dụng cho việc vận chuyển hàng hoá. Làm cho Giá trị hao mòn luỹ kế năm 2013 tăng 368,65% so với

năm 2012 trước đó. Năm 2013 khoản mục nguyên giá tăng nhẹ thêm, khoảng 2,58% do công ty có bổ sung thêm hai bộ máy tính cho bộ phận bán hàng và bộ phận quản lý trị giá 12.000.000 đồng.

Biểu đồ 2.1.Cơ cấu tài sản của Công ty Cao Trụ từ năm 2011 - 2013

TSNH luôn chiếm tỷ trọng rất lớn qua các năm 2011, 2012 và 2013, đều chiếm trên 97% tổng tài sản của doanh nghiệp. Sự biến động tỷ trọng qua các năm của TSDH và TSNH là không nhiều. Cụ thể:

TSNH của doanh nghiệp có xu hướng ổn định qua 3 năm 2011 -2013. Và vì TSNH chiếm tỷ trọng rất lớn, gần như áp đảo TSDH nên sự biến đổi của Tổng tài sản thường bắt nguồn chủ yếu từ TSNH của công ty. Tuy nhiên qua năm 2011 và 2012, tỷ trọng TSDH tăng nhẹ từ 1,97% đến 2,98% là do công ty đầu tư vào TSCĐ vào giữa năm 2012. Điều này có nghĩa là cứ 100 đồng đầu tư vào tài sản thì có 2,98 đồng là đầu tư cho TSDH. Đến năm 2013, tỷ trọng TSDH ổn định và giảm nhẹ còn 2,62%, tức là lúc này đầu tư 100 đồng vào tài sản thì 2,62 đồng là đầu tư cho TSDH, còn lại 97,38 đồng là đầu tư cho tài sản ngắn hạn.

Với đặc thù ngành nghề của Công ty Cao Trụ là thương mại và dịch vụ, công ty chuyên kinh doanh các mặt hàng điện tử điện lạnh cũng như dịch vụ sửa chữa, lắp đặt… không yêu cầu nhiều vào đầu tư sản xuất nên lượng TSCĐ chỉ chiếm một lượng rất nhỏ trong cơ cấu tài sản của công ty, vốn lưu động mới là yếu tố chính đóng góp vào các hoạt động sản xuất kinh doanh và sinh lời cho doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thương mại và dịch vụ Cao Trụ (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)