Nhóm giải pháp tăng doanh thu

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thương mại và dịch vụ Cao Trụ (Trang 59 - 62)

39  Tỷ suất sinh lời của doanh thu (ROS)

3.2.2. Nhóm giải pháp tăng doanh thu

Đầu tƣ đổi mới phƣơng tiện vận tải trong quy trình vận chuyển hàng hoá

Qua thực tiễn hoạt động kinh doanh với quy trình vận chuyển hiện có nhiều khi vẫn chưa đáp ứng yêu cầu của sản xuất kinh doanh của công ty.

Để nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá, dịch vụ của công ty, thúc đẩy hoạt động tiêu thụ nhanh chóng trong thời gian tới công ty cần phải đầu tư đổi mới phương tiện vận tải cũng như nâng cấp cơ sở hạ tầng, tăng điều kiện sản xuất kinh doanh.

Để hỗ trợ cho lượng vốn có hạn, công ty có thể cân nhắc nghiên cứu, xem xét những phương tiện vận tải hiện có, phương tiện nào thời gian sử dụng đã lâu, khả năng sử dụng hiện tại kém thì cần thanh lý để mua sắm phương tiện mới, hiện đại để kịp thời đáp ứng với yêu cầu của công ty.

Đổi mới và đa dạng hoá sản phẩm, dịch vụ tiêu thụ

Doanh nghiệp cần tập trung nghiên cứu, đa dạng hóa các sản phẩm mới bên cạnh các sản phẩm thế mạnh hiện nay, mở rộng thị phần cung cấp cho khách hàng, từ đó nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Để làm được điều này, bên cạnh việc tiếp tục duy trì các mặt hàng hiện có, doanh nghiệp cần tập trung nghiên cứu các sản phẩm, dịch vụ mới, đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng. Đây là biện pháp hữu hiệu nhất để vừa đẩy mạnh doanh số bán hàng, vừa gia tăng được lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Hoàn thiện và đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trƣờng

Trong chiến lược của bất kỳ một doanh nghiệp nào trong nền kinh tế thị trường như hiện nay cũng phải chú trọng hàng đầu là “phải bán cái mà khách hàng cần chứ không bán cái mà ta có”. Để đáp ứng được nhu cầu thị trường công ty phải nghiên cứu thị trường nhằm thoả mãn nhu cầu của nó. Công tác nghiên cứu thị trường là công việc rất phức tạp, khó khăn, đòi hỏi nghiên cứu phải thật am hiểu sâu sắc, nhìn nhận một cách đúng đắn về thị trường. Tuy vậy vấn đề nghiên cứu thị trường, điều tra thị trường là vấn đề mà Công ty Cao Trụ cần xúc tiến và đẩy mạnh để nhằm tăng cường công tác tiêu thụ sản phẩm.

Nghiên cứu thị trường là một công tác tổng hợp và có những nhận định đúng đắn để giúp lãnh đạo công ty có chủ trương và biện pháp trong sản xuất kinh doanh. Để làm tốt công tác tham mưu cho tổng giám đốc công ty trong việc nghiên cứu thị trường, công ty cần phải có một phòng nghiên cứu thị trường. Với bộ phận nghiên cứu thị trường riêng giúp cho công ty có một tầm nhìn xa, không những có thể xây dựng kế hoạch sản xuất tiêu thụ hàng năm mà còn là bước khởi điểm cho việc phán đoán môi trường để xây dựng chiến lược phát triển dài hạn. Dưới đây là một số phương hướng và biện pháp trong công tác điều tra, nghiên cứu thị trường nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ của công ty.

Hiện nay tình hình kinh tế xã hội của nước ta có nhiều biến đổi, đời sống kinh tế đang được nâng lên, nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm, hàng hoá điện tử điện lạnh và các dịch vụ liên quan ngày càng lớn. Để công tác thu thập thông tin, điều tra nghiên cứu thị trường đạt kết quả mong muốn, công ty cần chia thị trường nội địa thành các vùng hẹp theo địa phương, tỉnh, huyện… Đối với mỗi vùng, nhân viên nghiên cứu thị trường cần nắm vững mức sống dân cư, công tác nghề nghiệp, cũng như phong tục tập quán của từng vùng để cung cấp những sản phẩm, dịch vụ đáp ứng được nhu cầu, giá cả phù hợp với từng vùng.

Phương pháp thu thập thông tin có nhiều, sau đây là một số biện pháp mà công ty có thể áp dụng:

 Thu thập thông tin về thị trường, khách hàng thông qua hệ thống các chi nhánh - 3 cửa hàng của công ty. Doanh nghiệp cần có hình thức theo dõi, thống kê chủng loại, mẫu mã hàng hoá đã tiêu thụ theo từng mùa, từng giai đoạn ở các khu vực khác nhau để định hướng tiêu thụ sản phẩm theo từng mùa, từng giai đoạn, từng thời kỳ theo nhu cầu thị trường.

 Thu thập thông tin về chủng loại mặt hàng đang bán buôn, bán lẻ của các doanh nghiệp đối thủ trên thị trường. Xác định giá cả, chất lượng các sản phẩm cùng loại, nắm được tình hình tiêu thụ hàng hoá đó.

 Nghiên cứu chất lượng, giá cả hàng ngoại nhập đang tiêu thụ trên thị trường và tìm mặt mạnh và mặt yếu của mặt hàng đó.

 Thu thập thông tin về phương thức bán hàng, hình thức phục vụ khách hàng tại các điểm bán hàng của công ty cũng như các đối thủ để từ đó có sự so sánh, chọn lựa phương thức phù hợp nhất của công ty.

Dựa trên những thông tin trong quá trình khảo sát, nghiên cứu thị trường kết hợp thông tin thu thập được của khách hàng với biện pháp thống kê phòng nghiên cứu thị trường sẽ xác định mẫu mã chủng loại hàng tiêu thụ nhiều, hàng tiêu thụ

61

chậm từng mùa, từng giai đoạn qua đó đề xuất phương hướng chiến lược sản phẩm theo từng giai đoạn, từng mùa vụ ở các khu vực khác nhau trong các miền đất nước. Có như vậy công ty mới phản ứng nhanh với thị trường, đưa ra chủng loại hàng hoá, giá cả phù hợp với thị trường nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ.

Phát triển thêm các kênh phân phối

Mục tiêu của phân phối là thoả mãn nhu cầu người tiêu dùng đưa sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng một cách nhanh nhất và khai thác triệt để các vùng thị trường bằng việc xây dựng các phương án khác nhau cho mỗi kênh. Việc phân phối không chỉ dừng lại ở việc phân phối, bán tại công ty mà cần thúc đẩy mạnh mẽ việc bán tại các nơi khác nhau theo nhiều kênh khác nhau.

Hầu hết các sản phẩm của công ty được tiêu thụ trực tiếp từ công ty. Ngoài ra, lượng tiêu thụ qua các cửa hàng, các hợp đồng đấu thầu cũng chưa thật sự đáng kể. Khách hàng của Công ty Cao Trụ rất đa dạng từ các công ty, doanh nghiệp với quy mô vừa và nhỏ đến các khách hàng cuối cùng. Do vậy phương thức tốt nhất để phân phối có hiệu quả là sử dụng hệ thống các kênh phân phối khác nhau thì mới có thể mở rộng, đáp ứng được nhu cầu thị trường trên địa bàn mới và những khu vực thị trường mục tiêu mới. Như việc mở thêm chi nhánh bán hàng là có ý nghĩa rất quan trọng trong việc mở rộng khu vực thị trường ở những địa phương xa.

Với các sự đa dạng trong hệ thống kênh phân phối công ty có thể sử dụng chúng cho từng thị trường, từng nhóm khách hàng khác nhau. Trong việc củng cố tăng cường hệ thống kênh phân phối công ty cần chú ý tổ chức tốt công tác vận chuyển, giao hàng và xây dựng lực lượng bán hàng, tổ chức bán hàng có hiệu quả.  Đẩy mạnh chính sách giao tiếp và quảng bá

Giao tiếp và quảng bá là để cho cung cầu gặp nhau để cho công ty thoả mãn tốt hơn nhu cầu của khách hàng và giảm được chi phí, giảm được rủi ro trong kinh doanh đồng thời làm hình ảnh, thương hiệu công ty được biết đến nhiều hơn. Hiện nay công tác giao tiếp và quảng bá của công ty còn rất yếu kém, ngân sách cho hoạt động này còn thấp. Công ty cần phải xem xét đề ra một mức ngân sách phù hợp với hoạt động này. Trong thời gian tới công ty cần thực hiện những hoạt động sau:  Trước tình hình như hiện nay do sự bùng nổ của các thông tin quảng cáo, công ty

cần có các biện pháp quảng bá sản phẩm của mình tuỳ theo đặc điểm, hoàn cảnh thực tế cho phép. Công ty nên có các hoạt động quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng như qua các loại báo tạp chí, pa-nô, áp phích, tờ rơi... Các hình thức trên nhằm giới thiệu giúp mọi người biết và hiểu hơn về công ty và sản phẩm của công ty, để có thêm sự lựa chọn mua hàng và tính cạnh tranh trên thị trường.

Mặt khác quảng cáo có mục tiêu làm tăng khối lượng doanh số hàng hoá tiêu thụ, chiếm lĩnh và mở rộng thị trường, phát triển uy tín của công ty.

 Tham gia hội chợ triển lãm: Triển lãm hội chợ là một nơi trưng bày, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của các công ty, doanh nghiệp từ nhiều nơi khác nhau, là nơi gặp gỡ giữa người mua và người bán. Tuỳ theo những điều kiện cụ thể mà công ty quyết định có tham gia hay không tham gia hội chợ. Nếu tham gia hội chợ công ty nên:  Khai thác triệt để lợi thế quảng cáo của hội chợ để quảng cáo cho sản phẩm.  Nâng cao uy tín công ty, sản phẩm, bằng biện pháp khuếch trương uy tín.  Nắm bắt được nhu cầu thị trường, tìm kiếm các bạn hàng mới.

 Tận dụng thời cơ bán hàng, bởi vì bán hàng cũng là một chức năng của hội chợ.  Thông qua hội chợ để tăng cường giao tiếp và tìm hiểu thị trường.

Hoạt động sau khi bán hàng của công ty phải được thông qua bảo hành sản phẩm, hàng hoá của mình, chịu mọi chi phí cho khách hàng nếu là khách hàng từ nơi xa tới, khách hàng có thể đổi hoặc trả lại hàng hoá.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thương mại và dịch vụ Cao Trụ (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)