Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập Vốn lưu động và các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty cổ phần xây dựng HUD 101 (Trang 72)

Mục đích của việc nghiên cứu các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động là nhằm đảm bảo nhu cầu tối đa về vốn cho việc phát triển sản xuất kinh doanh trên cơ sở nguồn vốn có hạn của doanh nghiệp được sử dụng một cách hợp lý, tiết kiệm đem lại hiệu quả kinh doanh cao nhất.

Để đạt được các mục đích trên yêu cầu bắt buộc đối với các doanh nghiệp đó là:

- Đảm bảo sử dụng vốn lưu động đúng hướng, đúng mục đích, đúng kế hoạch kinh doanh mà doanh nghiệp đã đề ra. Để thực hiện điều này doanh nghiệp nên có kế hoạch sử dụng vốn lưu động một cách có hiệu qua, tránh lãng phí vốn.

- Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước về lưu thông tiền tệ - Thực hiện tốt các quy định pháp quy, pháp lệnh kế toán thống kê, cùng các quy định của Nhà nước về quản lý vốn tại doanh nghiệp

3.2.1. Chủ động trong công tác lập kế hoạch , xác định nhu cầu vốn lưu động hợp lý.

Xác định đúng đắn nhu cầu VLĐ thường xuyên, cần thiết để đảm bảo hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành liên tục, tiết kiệm và có hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt trong điều kiện các doanh nghiệp chuyển sang hạch toán kinh doanh theo cơ chế thị trường, mọi nhu cầu về VLĐ cho hoạt động kinh doanh các doanh nghiệp đề phải tự tài trợ thì điều này càng có ý nghĩa thiết thực hơn. Một số lưu ý trong công tác xác định nhu cầu vốn lưu động như sau:

- Công ty cần phải phân tích chính xác các chỉ tiêu tài chính của kỳ trước, những biến động chủ yếu trong vốn lưu động, mức chênh lệch giữa kế hoạch và thực hiện về nhu cầu vốn lưu động ở các kỳ trước.

- Dựa trên nhu cầu vốn lưu động đã xác định, huy động kế hoạch huy động vốn: xác định khả năng tài chính hiện tại của công ty, số vốn còn thiếu, so sánh chi phí huy động vốn từ các nguồn tài trợ để tài trợ để lựa chọn kênh huy động vốn phù hợp, kịp thời, tránh tình trạng thừa vốn, gây lãng phí hoặc thiếu vốn làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của công ty, đồng thời hạn chế rủi ro có thể xảy ra.

- Khi lập kế hoạch vốn lưu động phải căn cứ vào kế hoạch vốn kinh doanh đảm bảo cho phù hợp với tình hình thực tế thông qua việc phân tích, tính toán các chỉ tiêu kinh tế, tài chính của kỳ trước cùng với những dự đoán về tình hình hoạt động kinh doanh, khả năng tăng trưởng trong năm tới và những dự kiến về sự biến động của thị trường.

Cụ thể, Công ty có thể xác định nhu cầu vốn lưu động theo cách sau:

Cơ sở lập kế hoạch:

+ Phải căn cứ vào doanh thu thuần năm báo cáo và kế hoạch.

+ Căn cứ vào tốc độ luân chuyển vốn lưu động năm báo cáo để xác định tốc độ luân chuyển vốn lưu động năm kế hoạch sao cho có tính khả thi.

+ Một số căn cứ khác như: tình hình phát triển của nền kinh tế, xu hướng phát triển của công ty…

Công thức xác định nhu cầu vốn lưu động năm kế hoạch như sau: Vnckh = Doanh thu thuần năm kế hoạch

Lkh : là tốc độ luân chuyển vốn lưu động năm kế hoạch.

*) Dựa vào tốc độ luân chuyển vốn lưu động năm 2012 và doanh thu thuần dự kiến năm kế hoạch (năm 2013) ta có thể dự kiến tốc độ luân chuyển vốn lưu động và nhu cầu vốn lưu động năm kế hoạch (năm 2013) như sau:

+) Tốc độ luân chuyển vốn lưu động năm 2012 là 1.18 vòng/năm, giảm 25.54% so với năm 2011. Vậy nếu với tốc độ giảm của vòng quay vốn lưu động như năm 2012 thì sang năm 2013 số vòng quay vốn lưu động có thể giảm xuống còn 0.88 vòng/năm hoặc cao hơn.

+) Doanh thu thuần dự kiến năm kế hoạch 2013 của công ty là 110.000.000 .000 đồng.

Theo công thức ta có thể xác định được nhu cầu vốn lưu động năm 2012 là:

110,000,000,000

Vnckh = = 125,000,000,000 đồng

0.88

Sau khi đã xác định được nhu cầu vốn lưu động, công ty lại phải lập tiếp kế hoạch để huy động vốn từ những nguồn như:

 Huy động tối đa các nguồn vốn từ bên trong công ty như:

- Huy động vốn nhàn rỗi từ các quỹ chưa sử dụng (khấu hao) - Huy động từ lợi nhuận để lại.

- Tiền nhượng bán, thanh lý tài sản (nếu có) - Sự hỗ trợ từ Tổng công ty…

 Huy động từ nguồn vốn bên ngoài:

 Vay ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính khác  Gọi vốn liên doanh liên kết

 Tín dụng thương mại của nhà cung cấp  Thuê tài sản

 Huy động từ cán bộ công nhân viên trong công ty  Phát hành chứng khoán…

Xác định đúng nhu cầu, kế hoạch huy động hợp lý sẽ trở nên vô nghĩa nếu như không xây dựng được kế hoạch sử dụng vốn đó hợp lý.Điều này đòi hỏi phải xây dựng được kế hoạch phân bổ vốn hợp lý vào các khoản mục, các khâu của vốn.

Do mỗi nguồn tài trợ có chi phí sử dụng vốn khác nhau. Vì vậy, Công ty cần xem xét giữa hiệu quả sử dụng từng nguồn tài trợ với chi phí sử dụng nguồn tài trợ đó. Từ đó, có được sự kết hợp các nguồn tài trợ một cách hợp lý để hướng tới cơ cấu vốn mục tiêu.

Theo chỉ chị 01/CT – NHNN của Ngân hàng Nhà nước ban hành ngày 01/3/2011 về việc kiểm soát tốc độ tăng tín dụng, có yêu cầu việc thực hiện giảm tốc độ và tỷ trọng cho vay trong lĩnh vực phi sản xuất mà đặc biệt là lĩnh vực Bất động sản. Cụ thể: đến 30/6/2011 dư nợ cho vay trong tổng dư nợ tối đa của lĩnh vực phi sản xuất là 22%, đến 31/12/2011 là 16%. Như vậy, việc huy động vốn từ vay nợ các Ngân hàng trong thời gian tới của Công ty sẽ gặp nhiều khó khăn. Công ty có thể xem xét lựa chọn huy động từ các nguồn vốn

 Huy động từ lợi nhuận để lại và nguồn vốn khấu hao cơ bản: đây là các nguồn vốn nội sinh, sử dụng chúng sẽ giảm được khó khăn cũng như rủi ro về mặt tài chính cho Công ty. Công ty có toàn quyền sử dụng một cách chủ động, linh hoạt các nguồn vốn này cho các mục tiêu của mình mà không chịu sự phụ thuộc nào như các nguồn vốn vay.

 Huy động vốn thông qua việc phát hành cổ phiếu ra công chúng: Trong điều kiện tỷ trọng nợ vay lớn trong tổng nguồn vốn thì việc phát hành thêm cổ phiếu mới sẽ giúp Công ty phần nào đáp ứng nhu cầu vốn kinh doanh, làm tăng vốn chủ sở hữu, giảm nhu cầu vay nợ và từ đó tăng tính độc lập về mặt tài chính cho Công ty. Kênh huy động vốn này sẽ làm giảm sức ép về vốn trung và dài hạn và cũng là hướng đi tích cực cho việc huy động vốn của Công ty trong thời gian tới.

 Huy động vốn từ liên doanh liên kết: thông qua quá trình liên doanh liên kết sẽ tạo thêm được một kênh cung cấp vốn cho Công ty, cùng với đó tạo ra cơ hội tiếp cận với khoa học kỹ thuật hiện đại, nâng cao được năng lực thi công và khả năng cạnh tranh cho Công ty.

 Thuê tài chính tài sản cố định: đây là một giải pháp giải quyết khó khăn về vốn tương đối hiệu quả cho Công ty. Thuê tài chính tài sản cố định sẽ giúp Công ty có được tài sản cố định cần thiết đưa vào sử dụng mà không phải bỏ ngay một khoản đầu tư lớn cho tài sản đó mà thay vào đó là trả dần cho bên cho thuê theo từng năm thỏa thuận trong hợp đồng thuê.

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập Vốn lưu động và các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty cổ phần xây dựng HUD 101 (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w