Mục đích quy định quyền, nghĩa vụ của cơ quan BHTG

Một phần của tài liệu Quyền và nghĩa vụ của cơ quan bảo hiểm tiền gửi theo pháp luật Việt Nam (Trang 31)

Việc pháp luật quy định quyền và nghĩa vụ của một tổ chức hay cá nhân nói chung là cơ sở để tổ chức, hay cá nhân đó biết được mình được làm những gì và mình phải làm những gì trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao. Đối với cơ quan BHTG Việt Nam, pháp luật quy định quyền và nghĩa vụ nhằm các mục đích sau:

Thứ nhất, tạo cơ sở pháp lý cho cơ quan bảo hiểm tiền gửi thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình.

Từ khi mới được thành lập vào năm 1999, quyền, nghĩa vụ của cơ quan BHTG Việt Nam đã được quy định trong các văn bản pháp luật về BHTG đó là: Nghị định số 89/1999/NĐ-CP ngày 01/9/1999 của Chính phủ về bảo hiểm tiền gửi; Quyết định số 218/1999/QĐ-TTg ngày 09/11/2000 của Thủ tướng Chính phủ về thành lập Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam; Nghị

định số 109/2005/NĐ-CP ngày 24/8/2005 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 89/1999/NĐ-CP ngày 01/9/1999 về bảo hiểm tiền gửi và cơ sở pháp lý cao nhất đến thời điểm này chính là Luật BHTG có hiệu lực từ ngày 1/1/2013. Ngoài ra, quyền, nghĩa vụ của tổ chức này được quy định cụ thể tại Nghị định 68/2013/NĐ-CP ngày 28/6/2013 hướng dẫn thi hành Luật BHTG cũng như trong điều lệ hoạt động của cơ quan BHTG. Với các quy định về quyền và nghĩa vụ trong các văn bản pháp luật trên thì cơ quan BHTG Việt Nam có cơ sở pháp lý rõ ràng để tổ chức và hoạt động hiệu quả chức năng nhiệm vụ của mình nhằm đáp ứng mục tiêu bảo vệ người gửi tiền và đảm bảo an toàn cho hệ thống ngân hàng.

Thứ hai, Việc quy định quyền, nghĩa vụ của cơ quan BHTG Việt Nam nhằm xác định mối quan hệ của tổ chức này với ngưởi gửi tiền, tổ chức tham gia BHTG, hệ thống giám sát tài chính quốc gia và cơ quan quản lý nhà nước về BHTG.

Đối với người gửi tiền, pháp luật quy định nghĩa vụ của DIV với các đối tượng này bởi lẽ mục đích quan trọng của chế định BHTG là nhằm bảo vệ người gửi tiền. Theo đó cơ quan BHTG có nghĩa vụ chi trả tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm khi tổ chức tham gia BHTG lâm vào tình trạng phá sản, hay việc người gửi tiền có quyền tiếp nhận thông tin về tổ chức tham gia BHTG.

Đối với các tổ chức tham gia BHTG, với mục tiêu góp phần duy trì sự ổn định hệ thống các tổ chức tín dụng và việc tham gia BHTG là bắt buộc đối với các tổ chức có nhận tiền gửi, do đó cơ quan BHTG có các quyền và các nghĩa vụ nhất định đối với tổ chức này. Cơ quan BHTG có quyền cấp thu hồi giấy chứng nhận BHTG, thu phí BHTG theo quy định, kiểm tra giám sát tổ chức tham gia BHTG…; có các nghĩa vụ như thực

hiện các biện pháp hỗ trợ tài chính cho tổ chức tham gia BHTG khi đáp ứng các yêu cầu mà pháp luật quy định, đảm bảo bí mật thông tin đến số liệu tiền gửi và tài liệu liên quan đến BHTG của tổ chức tham gia BHTG… Tại Việt Nam hiện nay, hệ thống giám sát tài chính áp dụng theo mô hình giám sát phân tán, nghĩa là các cơ quan quản lý và giám sát được thành lập và vận hành nhằm giám sát một loại định chế tài chính và khu vực thị trường nhất định trên tổng thể thị trường tài chính. Các cơ quan trong hệ thống giám sát tài chính bao gồm Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia và BHTG Việt Nam. Đây là những tổ chức giám sát độc lập, chịu trách nhiệm trước Chính phủ về thực hiện các chức năng giám sát của mình trên TTTC. Như vậy, với vị trí một tổ chức giám sát độc lập trong hệ thống giám sát tài chính quốc gia BHTG Việt Nam có các quyền, nghĩa vụ nhất định trong quá trình thực hiện hoạt động giám sát. Tuy nhiên có thể thấy trong thời gian qua với các quyền hạn, trách nhiệm được giao, BHTG Việt Nam chưa thực sự thể hiện đúng với vai trò của nó trong hệ thống giám sát tài chính quốc gia. Nội dung giám sát bảo hiểm mới chỉ dừng lại ở mức độ kiểm tra sự tuân thủ như việc tính và nộp phí, chấp hành các quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi là chủ yếu, còn giám sát theo tiêu chí rủi ro vẫn còn nhiều bất cập; chưa có sự phối hợp chặt chẽ trong trao đổi thông tin về hoạt động thanh tra giám sát về các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi với các cơ quan giám sát khác.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về BHTG và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về BHTG. Trong mối quan hệ với ngân hàng nhà nước, cơ quan BHTG Việt Nam có nghĩa vụ theo dõi, kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về BHTG cũng

như tổng hợp phân tích và xử lý thông tin nhằm phát hiện và kiến nghị Ngân hàng nhà nước xử lý hành vi vi phạm quy định của pháp luật về BHTG và quy định về an toàn hoạt động ngân hàng.

Thứ ba, việc quy định quyền, nghĩa vụ của cơ quan BHTG là cơ sở để cơ quan quản lý nhà nước về BHTG đánh giá được quá trình động của DIV.

Với các quyền, nghĩa vụ được quy định rõ ràng trong pháp luật BHTG cơ quan quản lý nhà nước về BHTG sẽ dựa trên những quy định đó để nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động của cơ quan BHTG Việt Nam. Theo đó trong quá trình thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao, cơ quan BHTG đã làm được gì và chưa làm được gì. Cơ quan BHTG đã thực hiện được tốt mục tiêu mà chính sách BHTG đặt ra là nhằm bảo vệ người gửi tiền, góp phần ổn định hệ thống tài chính ngân hàng hay chưa. Bên cạnh đó, đây cũng là cơ sở để cơ quan quản lý nhà nước kiểm tra giám sát hoạt động của cơ quan BHTG. Cơ quan BHTG có vi phạm các nghĩa vụ của mình đối với người gửi tiền, đối với tổ chức tham gia BHTG cũng như đối với các cơ quan quản nhà nước hay không và mức độ vi phạm đến đâu để có những xử lý kị thời. Ngoài ra, cơ quan quản lý nhà nước sẽ phát hiện những vướng mắc trong quá trình thực hiện các quyền, nghĩa vụ được giao để có những thay đổi kịp thời về chính sách giúp cơ quan BHTG hoạt động hiệu quả, độc lập hơn.

Một phần của tài liệu Quyền và nghĩa vụ của cơ quan bảo hiểm tiền gửi theo pháp luật Việt Nam (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)