Về chi trả BHTG

Một phần của tài liệu Quyền và nghĩa vụ của cơ quan bảo hiểm tiền gửi theo pháp luật Việt Nam (Trang 72)

Trong nền kinh tế thị trường, sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của hệ thống tài chính ngân hàng luôn tiềm ẩn những rủi ro, do đó nếu không có biện pháp ngăn chặn và xử lý kịp thời sẽ gây hậu quả đổ vỡ ở những tổ chức tín dụng yếu kém. Điều này làm niềm tin của người dân và người gửi tiền có xu hướng giảm sút. Chi trả tiền bảo hiểm là biện pháp giúp bảo vệ quyền lợi người gửi tiền, tạo tâm lý yên tâm, nâng cao niềm tin của công chúng, góp phần duy trì sự ổn định của hệ thống ngân hàng

Chi trả BHTG cho người gửi tiền khi có rủi ro xảy ra là một trong những nghĩa vụ quan của hệ thống BHTG ở bất kỳ quốc gia nào, nó thể hiện rõ chức năng bảo vệ người gửi tiền của cơ quan BHTG.

Tại Nguyên tắc 17, bộ nguyên tắc về BHTG hiệu quả khuyến nghị về việc chi trả BHTG cho người gửi tiền theo đó: Hệ thống bảo hiểm tiền gửi phải hỗ trợ được người gửi tiền tiếp cận nhanh chóng tiền gửi được bảo hiểm của họ. Do vậy, cơ quan bảo hiểm tiền gửi cần phải được sớm thông báo hoặc cung cấp đầy đủ thông tin trước trong các trường hợp được yêu cầu chi trả cũng như được tiếp cận nguồn thông tin về người gửi tiền sớm. Người gửi tiền phải có quyền hợp pháp được chi trả đúng hạn mức bảo hiểm tiền gửi và phải được biết khi nào và trong hoàn cảnh nào cơ quan bảo hiểm tiền gửi bắt đầu tiến trình chi trả, khung thời gian chi trả. Họ cũng phải được biết trước liệu có được chi trả trước hoặc tạm chi hay không, cũng như được biết hạn mức chi trả bảo hiểm tiền gửi theo luật định.

Chi trả BHTG là việc thực hiện cam kết thanh toán khoản tiền gửi được bảo hiểm bao gồm tiền gốc và tiền lãi của tổ chức BHTG cho người gửi tiền thuộc đối tượng được bảo hiểm trong hạn mức chi trả. Đây là cách thức cơ quan BHTG Việt Nam bảo vệ trực tiếp quyền lợi người gửi tiền, khi mà mọi biện pháp nhằm khôi phục để tổ chức tham gia BHTG trở lại hoạt động bình thường không còn tác dụng, hay nói cách khác là khi tổ chức nhận tiền gửi phá sản.

Trên thế giới, Mỹ và Hungary là hai nước có hệ thống BHTG được đánh giá hoạt động hiệu quả trong chi trả BHTG. Tại Hungary, Quỹ BHTG quốc gia Hungary (NDIF) chính thức được thành lập vào tháng 3/1993. Hoạt động chính của NDIF là chi trả tiền gửi cho người gửi tiền . Thời điểm chi trả được xác định khi Cơ quan giám sát tài chính Hungary (HFSA) có văn bản xác định tổ chức tham gia BHTG xảy ra tình tra ̣ng đóng băng tiền gửi hay mất khả năng thanh toán . Hoạt động chi trả của NDIF được thực hiện theo nguyên tắc chi phí thấp nhất. NDIF sẽ chi trả bồi thường cho các khách hàng theo hạn mức trong thời hạn 30 ngày làm việc và từ tháng 1/2010 thời gian chi trả đã rút xuống tối đa là 20 ngày làm việc, dự kiến giảm xuống còn 7 ngày làm việc sau năm 2012. Như vậy, việc NDIF rút ngắn thời gian chi trả là một bước tiến lớn vì quyền lợi của người gửi tiền. Từ năm 2011 đến tháng 6/2012, NDIF đã thực hiện chi trả đối với hai tổ chức thành viên với tổng số tiền là 42,1 tỷ HUF. Đối với cả hai trường hợp, NDIF đều thực hiện việc thanh toán trong vòng 20 ngày làm việc. Điều này cho thấy , hoạt động chi trả của NDIF rất hiệu quả . NDIF thực sự bảo vệ được người gửi tiền , đồng thời giúp giảm thiểu những rủi ro hệ thống bằng việc củng cố niềm tin của người dân vào hệ thống ngân hàng, chấm dứt tình trạng hàng dài người đứng trước cửa ngân

hàng với nỗi lo sợ rằng người đứng trước mình là người cuối cùng nhận được khoản tiền gửi vào ngân hàng. [26]

Cũng như các tổ chức BHTG trên thế giới, chi trả tiền gửi được bảo hiểm là một trong những nghĩa vụ cơ bản của cơ quan BHTG Việt Nam nhằm bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền. Tính đến tháng 3/2012, cơ quan BHTG Việt Nam đã thực hiện chi trả tiền bảo hiểm cho 1.623 người gửi tiền tại 38 Qũy tín dụng nhân dân cơ sở trên địa bàn 11 tỉnh, thành phố với tổng số tiền chi trả là 21,8 tỷ đồng. Việc chi trả tiền bảo hiểm được tổ chức thực hiện nhanh gọn, chính xác và an toàn, đảm bảo quyền lợi của người gửi tiền, góp phần ổn định tình hình an ninh, trật tự xã hội tại địa phương có tổ chức tham gia BHTG bị đổ vỡ, tạo niềm tin của người gửi tiền và góp phần duy trì sự ổn định, phát triển của hệ thống tài chính ngân hàng Việt Nam.

Trước khi Luật BHTG được ban hành, nghĩa vụ chi trả BHTG của cơ quan BHTG Việt Nam dựa trên Nghị định 89/1999/NĐ-CP ngày 1/9/21999, Nghị định 109/NĐ-CP ngày 24/8/2005 của Chính phủ, Thông tư 03/2006/TT-NHNN ngày 25/4/2006 của Ngân hàng Nhà nước. Theo đó, chỉ quy định trách nhiệm của cơ quan BHTG Việt Nam trong việc chi trả tiền gửi được bảo hiểm cho người gửi tiền khi tổ chức tín dụng bị tuyên bố phá sản chứ không có một điều khoản cụ thể quy định về nghĩa vụ của cơ quan BHTG Việt Nam về vấn đề này. Luật BHTG ra đời đã xác định rõ nghĩa vụ của cơ quan BHTG Việt Nam trong việc chi trả tiền gửi được bảo hiểm cho người gửi tiền. Tại Khoản 8 Điều 13 có quy định, tổ chức BHTG chi trả tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm tiền gửi theo quy định của Luật này. Quy định này đã góp phần nâng cao hơn nữa trách nhiệm của cơ quan BHTG Việt Nam trong việc chi trả tiền bảo hiểm cho người gửi tiền.

Về thời điểm cơ quan BHTG Việt Nam có nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm cho người gửi tiền, theo quy định theo quy định tại khoản 7 Điều 1 Nghị định số 109/2005/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 16 Nghị định 89/1999/NĐ-CP thì thời điểm này là khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền có văn bản yêu cầu tổ chức tham gia BHTG chấm dứt các giao dịch để tiến hành thanh lý tài sản, hoặc kể từ ngày Tòa án thông báo quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản theo quy định của pháp luật về phá sản. Thời hạn trả tiền bảo hiểm là 60 ngày, kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 4 của Nghị định số 05/2010/NĐ-CP, ngày 18/01/2010 hướng dẫn thi hành Luật phá sản đối với các TCTD thì từ khi TCTD nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản vì nhận thấy tổ chức mình lâm vào tình trạng phá sản đến thời điểm tòa án thông báo mở thủ tục phá sản phải mất khoảng thời gian chậm nhất là một tháng. Như vậy thời hạn trả tiền bảo hiểm lại phải kéo dài thêm trong khoảng thời gian chờ tòa án thông báo mở thủ tục phá sản. Mà theo khuyến nghị của Bộ nguyên tắc phát triển hệ thống BHTG hiệu quả thì: “Hệ thống BHTG cần hỗ trợ được người gửi tiền tiếp cập nhanh chóng tiền gửi được bảo hiểm của họ”. Như vậy, thời điểm phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm trong chừng mực nào đó chưa đáp ứng nguyên tắc 17 trong Bộ nguyên tắc phát triển hệ thống BHTG hiệu quả. Điều này dễ ảnh hưởng đến tâm lý của người gửi tiền, hiện tượng rút tiền ồ ạt khi nghe thông tin tổ chức tín dụng phá sản có thể xảy ra gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự ổn định của toàn bộ hệ thống tài chính ngân hàng.

Để khắc phục hạn chế trên, Luật BHTG đã quy định vấn đề này theo hướng tách thành hai điều, theo đó Tại Điều 22, Luật BHTG quy định: “Nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm phát sinh kể từ thời điểm Ngân hàng Nhà

các biện pháp phục hồi khả năng thanh toán mà tổ chức tín dụng tham gia BHTG vẫn lâm vào tình trạng phá sản hoặc Ngân hàng Nhà nước có văn bản xác định chi nhánh ngân hàng nước ngoài là tổ chức tham gia BHTG mất khả năng chi trả tiền gửi cho người gửi tiền” và tại Điều 23, Luật

BHTG quy định về thời hạn trả tiền bảo hiểm Luật vẫn giữ nguyên như các văn bản pháp luật trước đây là 60 ngày kể từ thời điểm phát sinh nghĩa vụ trả tiền.

Như vậy, quy định về thời điểm phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm theo quy định của Luật BHTG đã giải quyết được vướng mắc trước đây về việc trả tiền bảo hiểm cho người gửi tiền khi TCTD lâm vào tình trạng phá sản. Điều này một mặt giúp tổ chức BHTG chủ động hơn trong việc thực hiện nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm cho người gửi tiền, mặt khác giúp người gửi tiền yên tâm, tin tưởng hơn rằng họ sẽ sớm tiếp cận được khoản tiền gửi được bảo hiểm khi tổ chức tín dụng nơi họ gửi tiền bị đổ vỡ và đáp ứng tốt nhất mục tiêu quan trọng của tổ chức BHTG.

Về thủ tục chi trả bảo hiểm tiền gửi, Luật bảo hiểm tiền gửi đã kế thừa những quy định của pháp luật trước đây và đưa ra những quy định khá chặt chẽ và cụ thể. Theo đó cơ quan BHTG Việt Nam hoàn toàn chủ động khi thực hiện chi trả bảo hiểm cho người gửi tiền. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ thời điểm phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm, tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phải nộp Hồ sơ đề nghị chi trả tiền bảo hiểm cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam. Hồ sơ gồm văn bản đề nghị trả tiền bảo hiểm, danh sách người được bảo hiểm tiền gửi, số tiền gửi của từng người được bảo hiểm tiền gửi và số tiền bảo hiểm đề nghị Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam chi trả. Sau đó trong thời hạn 05 ngày, cơ quan BHTG Việt Nam sẽ tiến hành thẩm định hồ sơ, tiến hành kiểm tra các chứng từ, sổ sách để xác định

số tiền chi trả. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra hồ sơ, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phải có phương án trả tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm tiền gửi và thông báo công khai về địa điểm, thời gian, phương thức trả tiền bảo hiểm trên ba số liên tiếp của một tờ báo trung ương, một tờ báo địa phương nơi đặt trụ sở chính, các chi nhánh của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi và trên một báo điện tử của Việt Nam; niêm yết danh sách người được trả tiền bảo hiểm tại địa điểm đã thông báo. Cuối cùng, cơ quan BHTG Việt Nam sẽ tiến hành trực tiếp chi trả BHTG cho người gửi tiền hoặc hoặc ủy quyền cho tổ chức tín dụng thực hiện trên cơ sở hợp đồng ủy quyền.

Như vậy với việc quy định cụ thể thủ tục trả tiền bảo hiểm cho người gửi tiền khi phát sinh nghĩa vụ chi trả đảm bảo việc chi trả tiền bảo hiểm đã được tổ chức, thực hiện nhanh gọn, chính xác và an toàn, đảm bảo quyền lợi của người gửi tiền, góp phần ổn định tình hình an ninh, trật tự xã hội tại địa phương có tổ chức tham gia BHTG bị đổ vỡ, tạo được niềm tin của người gửi tiền và góp phần duy trì sự ổn định và phát triển của hệ thống tài chính - ngân hàng Việt Nam. Tuy nhiên có thể thấy các quy định của Luật BHTG chỉ quy định nghĩa vụ của cơ quan BHTG Việt Nam trong hoạt động này mà chưa đưa ra các chế tài nhằm đảm bảo thực hiện tốt nghĩa vụ trên. Mặt khác theo để đảm bảo thật sự chặt chẽ trong việc chi trả BHTG thì trong hồ sơ đề nghị chi trả phải có thêm văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận sau khi áp dụng các biện pháp cần thiết mà tổ chức tham gia BHTG vẫn lâm vào tình trạng phá sản; văn bản xác định chi nhánh ngân hàng nước ngoài mất khả năng chi trả; quyết định thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động đối với tổ chức tham gia BHTG; sao kê tiền vay của người vay tiền; bảng cân đối tài khoản đến thời điểm chấm dứt hoạt động.

2.7. Về kiểm soát đặc biệt và quản lý, thanh lý tài sản của tổ chức tham gia BHTG.

Trong nền kinh tế thị trường, kinh doanh và rủi ro là hai yếu tố luôn đi kèm với nhau. Khi nền kinh tế gặp khó khăn, doanh nghiệp sẽ có nguy cơ phải chấm dứt hoạt động, phá sản. Là doanh nghiệp kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, lĩnh vực kinh doanh chứa đựng yếu tố rủi ro cao thì các tổ chức tín dụng cũng không nằm ngoài quy luật trên. Khi tổ chức tín dụng gặp khó khăn trong kinh doanh dẫn tới mất khả năng chi trả thì việc chấm dứt hoạt động, tuyên bố phá sản sẽ xảy ra. Lúc này, với vai trò bảo vệ người gửi tiền, cơ quan BHTG Việt Nam có quyền tham gia vào quá trình kiểm soát đặc biệt và quản lý, thanh lý tài sản của tổ chức tham gia BHTG.

Theo quy định tại Điều 20 Nghị định 89/1999/NĐ-CP ngày 1/9/1999 và được sửa đổ bổ sung tại Khoản 11, Điều 1 Nghị định số 109/2005/NĐ- CP ngày 28/6/2005 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định 89 thì “tổ chức BHTG trở thành chủ nợ của tổ chức tham gia BHTG với số tiền đã chi trả. Tổ chức BHTG được phân chia giá trị tài sản theo thứ tự thanh toán như đối với người gửi tiền trong trường hợp tổ chức tham gia BHTG bị buộc giải thể do không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn hoặc bị phá sản theo quy định của pháp luật về giải thể, phá sản. Tổ chức BHTG được quyền tham gia vào quá trình quản lý, thanh lý tài sản của tổ chức tham gia BHTG theo quy định của pháp luật”. Như vậy có thể thấy, quy định này đã đảm bảo nguyên tắc số 16 và 18 trong Bộ nguyên tắc cơ bản phát triển hệ thống BHTG hiệu quả, theo đó có khuyến nghị: quy trình xử lý đổ vỡ hiệu quả và tổ chức BHTG cần có quyền được tham gia thu hồi tài sản của ngân hàng đổ vỡ, góp phần duy trì niềm tin công chúng. Như vậy, với quy định này, cơ quan BHTG Việt Nam được xem như một chủ nợ đặc biệt của tổ chức tham gia BHTG. Cơ

quan BHTG Việt Nam tham gia vào quá trình quản lý và thanh lý tài sản với hai tư cách đó là chủ nợ của tổ chức tham gia BHTG với số tiền bảo hiểm đã chi trả cho người gửi tiền và với tư cách bảo vệ những người gửi tiền có số tiền gửi vượt quá giới hạn được bảo hiểm. Như vậy có thể thấy cơ quan BHTG Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ người gửi tiền khi có sự đổ vỡ các tổ chức tham gia BHTG.

Nhận thức được tầm quan trọng trên, Luật BHTG ra đời đã quy định rõ quyền của cơ quan BHTG Việt Nam về vấn đề này. Theo đó tại Khoản 13 Điều 13 quy định: Tổ chức BHTG tham gia quản lý, thanh lý tài sản của tổ chức tham gia BHTG theo quy định của Chính phủ. Và tại Nghị định số 68/2013/NĐ-CP ngày 28/6/2013 của Chính phủ, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật BHTG có hiệu lực từ ngày 19/8/2013, Điều 14 quy định rõ:

- Tổ chức BHTG tham gia quản lý, thanh lý tài sản và thu hồi số tiền bảo hiểm trong quá trình xử lý tài sản của tổ chức tham gia BHTG là TCTD theo quy định của pháp luật về phá sản đối với TCTD.

- Tổ chức BHTG tham gia quản lý, thanh lý tài sản và thu hồi số tiền bảo hiểm trong quá trình xử lý tài sản của tổ chức tham gia bảo hiểm là chi

Một phần của tài liệu Quyền và nghĩa vụ của cơ quan bảo hiểm tiền gửi theo pháp luật Việt Nam (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)