Quá trình hội nhập kinh tế q uốc tế tạo cơ h ội cho hê ̣ thống tài chính ngân hàng phát triển một cách mạnh m ẽ. Các tổ chức tài chính ngân hàng tham gia BHTG ngày càng lớn ma ̣nh về quy mô , hoạt động ngày càng phức ta ̣p và rủi ro ngày càng lớn đòi hỏi hoa ̣t đô ̣ng kiểm tra , giám sát tổ chức tham gia BHTG cần được tiến hành thường xuyên và chặt chẽ. Hoạt động kiểm tra, giám sát của cơ quan BHTG Việt Nam đối với tổ chức nhận tiền gửi có vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa những hậu quả xấu từ sự đổ vỡ của những tổ chức này, đồng thời góp phần quan trọng vào việc hạn chế rủi ro đạo đức trong hoạt động của các tổ chức tham gia BHTG. Với chức năng nhiệm vụ của mình, hoạt động kiểm tra, giám sát không chỉ
là quyền mà còn là nghĩa vụ của cơ quan BHTG Việt Nam nhằm thực hiện mục tiêu bảo vệ người gửi tiền và góp phần duy trì sự ổn định của các tổ chức tín dụng, và bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh của hoạt động ngân hàng.
Kể từ khi được thành lập, Quyền kiểm tra, giám sát của cơ quan BHTG Việt Nam đối với tổ chức nhận tiền gửi được quy định tại Nghị định số 89/1999/NĐ-CP về BHTG, Nghị định 109/2005/NĐ-CP ngày 24/8/2005 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 89/1999/NĐ-CP, Quyết định số 218/1999/QĐ-TTg về việc thành lập BHTG Việt Nam ngày 9/11/1999 do Thủ tướng Chính phủ ban hành và Quyết định số 75/2000/QĐ-TTg ngày 28/6/2000 quy định về Điều lệ tổ chức và hoạt động của BHTG Việt Nam. Theo đó, tổ chức BHTG được quyền tiến hành kiểm tra việc các tổ chức tham gia BHTG chấp hành các qui định của pháp luật về BHTG; được quyền tiến hành theo dõi, giám sát và kiểm tra việc chấp hành các quy định về an toàn trong hoạt động của các tổ chức tham gia BHTG. Từ các quy định trên cho thấy, tổ chức BHTG thực hiện quyền giám sát của mình trên cả ba khía cạnh đó là thanh tra tại chỗ, giám sát trực tiếp và giám sát từ xa đối với cả quy định về BHTG và quy định về an toàn trong hoạt động của các tổ chức tham gia BHTG.
Việc kiểm tra các tổ chức tham gia BHTG chủ yếu tập trung vào việc chấp hành các quy định về bảo hiểm tiền gửi như niêm yết chứng nhận, chế độ thông tin báo cáo, việc tính và nộp phí… và các quy định về an toàn trong hoạt động ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước quy định. Hoạt động kiểm tra tại chỗ của cơ quan BHTG Việt Nam không chỉ giúp đánh giá được việc thực thi tốt và có hiệu quả hay không pháp luật về BHTG mà còn đưa ra những đánh giá sát sao về thực trạng hoạt động của tổ chức tham gia BHTG trong việc chấp hành các quy định về an toàn trong hoạt
động ngân hàng. Trong năm 2013, toàn hệ thống BHTG Việt Nam đã tiến hành kiểm tra đối với 34 ngân hàng và 307 quỹ tín dụng nhân dân. Đây là năm đầu tiên mà hoạt động kiểm tra được thực hiện theo quy định của Luật BHTG theo đó cơ quan BHTG Việt Nam thực hiện việc kiểm tra chuyên sâu về về việc chấp hành các quy định về BHTG. Kết quả kiểm tra cho thấy về cơ bản các Ngân hàng và Qũy tín dụng nhân dân đã có ý thức chấp hành tốt các quy định về BHTG tuy nhiên vẫn không còn tránh khỏi những sai sót do nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan như: cách tính và nộp phí chưa chính xác; vi phạm về quy định thông tin báo cáo; chưa niêm yết Chứng nhận BHTG theo đúng quy định……[ 29]
Với chức năng giám sát việc chấp hành các quy định về an toàn trong hoạt động của các tổ chức tham gia BHTG, công tác giám sát của cơ quan BHTG Việt nam được thực hiện đi ̣nh kỳ hàng quý đối với các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, tập trung vào việc chấp hành các chỉ tiêu an toàn hoạt động của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi như khả năng về vốn, chất lượng tín dụng, khả năng thanh khoản. Đây là cơ sở để cơ quan BHTG Việt Nam thực hiện quản lý rủi ro đối với tổ chức tham gia BHTG. Dựa và kết quả của hoạt động giám sát này, cơ quan BHTG Việt Nam sẽ đưa ra các cảnh báo đối với với tổ chức tham gia BHTG về những rủi ro hoạt động có thể xảy ra. Từ đó, cơ quan BHTG Việt Nam cũng có thể đưa ra các giải pháp cũng như biện pháp hỗ trợ nhằm khắc phục những khó khăn của tổ chức tham gia BHTG. Có thể thấy, hoạt động giám sát của cơ quan BHTG Việt Nam có vai trò như một cơ quan giám sát tài chính trong mạng lưới an toàn tài chính quốc gia. Như vậy có thể phân biệt quyền kiểm tra của cơ quan BHTG Việt Nam là việc xem xét tình hình thực tế tổ chức tham gia BHTG có tuân thủ theo đúng các quy định của pháp luật về BHTG và các quy định về an toàn trong hoạt động ngân hàng hay không
còn quyền giám sát của cơ quan BHTG là việc theo dõi việc chấp hành các quy định về an toàn trong hoạt động của tổ chức tham gia BHTG. Kiểm tra tại chỗ là hoạt động hỗ trợ và bổ sung cho hoạt động giám sát từ xa trong việc theo dõi và giám sát các tổ chức vi phạm an toàn trong hoạt động và vi phạm pháp luật về bảo hiểm tiền gửi. Hoạt động kiểm tra được thực hiện theo định hướng giám sát.
Tính đến 6 tháng đầu năm 2013, BHTGVN đã thực hiện giám sát định kỳ đối với 100% tổ chức tham gia BHTG gồm 90 Ngân hàng thương mại, 11 tổ chức tín dụng phi ngân hàng, Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương và 1141 quỹ tín dụng nhân dân cơ sở . Kết quả của công tác giám sát từ xa đã phát hiê ̣n nhiều vi pha ̣m về BHTG và vi phạm an toàn trong hoa ̣t đô ̣ng ngân hàng từ đó có cảnh báo ki ̣p thời tới các tổ chức tham gia BHTG [29]. Kết quả của công tác giám sát từ xa đã phát hiê ̣n nhiều vi pha ̣m về BHTG và vi phạm an toàn trong hoa ̣t đô ̣ng NH từ đó có cảnh báo ki ̣p thời tới các tổ chức tham gia BHTG và các Báo cáo giám sát từ xa của cơ quan BHTG Việt Nam đã trở thành 1 kênh thông tin giám sát có chất lượng đối với các cơ quan quản lý tài chính.
Tuy nhiên có thể thấy, quyền kiểm tra, giám sát của cơ quan BHTG Việt Nam chưa thực sự rõ ràng, còn chồng chéo và cơ quan này chưa thể thực hiện được quyền năng này một cách đầy đủ. Điều này được thể hiện ở các khía cạnh sau:
Thứ nhất, hoạt động giám sát của cơ quan BHTG Việt Nam mới chỉ phản ánh được bề ngoài của tình hình hoạt động của tổ chức tham gia BHTG mà chưa đi sâu phân tích, đánh giá tình hình tài chính, mức độ rủi ro của họ. Do đó chưa thể đưa ra những cảnh báo sớm đối với từng tổ chức tham gia BHTG. Hay nói cách khác tổ chức BHTG chưa đủ sức để đưa ra những khuyến nghị cho các tổ chức tham gia BHTG nhằm ngăn ngừa rủi
ro, hạn chế đổ vỡ và trong giới hạn cho phép, tổ chức BHTG còn có thể hỗ trợ, thậm chí có quyền can thiệp vào hoạt động của các tổ chức tham gia BHTG khi có dấu hiệu mất an toàn. Ngoài ra, các quy định của pháp luật BHTG chưa có cơ chế pháp lý bảo đảm việc thực hiện kết luận giám sát của tổ chức BHTG, kết luận giám sát chỉ có chức năng khuyến nghị đối với tổ chức tham gia BHTG chứ không bắt buộc phải thực hiện theo kết luận đó.
Thứ hai, pháp luật chưa có quy định về chia sẻ thông tin giám sát ngân hàng giữa tổ chức BHTG và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với tư cách là Ngân hàng Trung ương của cả nước và là cơ quan quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Trong quá trình giám sát tổ chức tham gia BHTG, tổ chức BHTG có thể phát hiện ra những sai phạm của tổ chức tham gia BHTG trong chấp hành các quy định của pháp luật.
Thứ ba, các quy định về giám sát hoạt động của tổ chức tham gia BHTG còn chồng chéo. Luật Ngân hàng Nhà nước năm 2010 quy định về hoạt động giám sát ngân hàng theo đó xác định rõ thẩm quyền của Ngân hàng Nhà nước trong việc giám sát an toàn hoạt động của các TCTD thông qua hoạt động giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ, luật hóa chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thanh tra, giám sát thuộc Ngân hàng Nhà nước và giao Ngân hàng Nhà nước là cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực BHTG. Do đó quyền giám sát của cơ quan BHTG Việt Nam thực sự mờ nhạt, chưa phản ánh đúng thực chất theo như quy định của pháp luật.
Trước những bất cập trên trong quá trình thực hiện quyền giám sát của cơ quan BHTG Việt Nam, Luật BHTG ra đời đã có các quy định cụ thể về quyền kiểm tra giám sát của cơ quan BHTG. Theo đó cơ quan BHTG Việt Nam có các quyền và nghĩa vụ sau:
Thứ nhất, theo dõi, kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về bảo hiểm tiền gửi; kiến nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xử lý hành vi vi phạm quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi.
Thứ hai, Tổng hợp, phân tích và xử lý thông tin về tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi nhằm phát hiện và kiến nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xử lý kịp thời những vi phạm quy định về an toàn hoạt động ngân hàng, rủi ro gây mất an toàn trong hệ thống ngân hàng.
Như vậy có thể thấy rằng, theo quy định của Luật BHTG, cơ quan BHTG Việt Nam chỉ có quyền kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về bảo hiểm tiền gửi của tổ chức tham gia BHTG và kiến nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xử lý hành vi vi phạm quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi chứ không còn chức năng kiểm tra việc thực hiện các quy định về an toàn hoạt động ngân hàng. Còn đối với hoạt động giám sát theo luật BHTG, cơ quan BHTG Việt Nam chỉ có chức năng tổng hợp, phân tích thông tin về tổ chức tham gia BHTG nhằm phát hiện các vi phạm quy định về an toàn hoạt động ngân hàng và các rủi ro gây mất an toàn trong hệ thống ngân hàng từ đó kiến nghị Ngân hàng nhà nước xử lý kịp thời các vi phạm trên. Quy định này đồng nghĩa với việc cơ quan BHTG Việt Nam không được trực tiếp cảnh báo tổ chức tham gia BHTG vi phạm pháp luật về an toàn trong hoạt động ngân hàng mà chỉ có chức năng kiến nghị NHNN để thực hiện cảnh báo. Với chức năng bảo vệ quyền và lợi ích của người gửi tiền, góp phần duy trì sự ổn định của hệ thống các TCTD, bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh của hoạt động ngân hàng, quy định này phần nào đó ảnh hưởng đến tính chủ động và vị thế của cơ quan BHTG Việt Nam khi thực hiện chính sách BHTG của mình.
Kiểm tra tại chỗ là hoạt động hỗ trợ và bổ sung cho hoạt động giám sát từ xa trong việc theo dõi và giám sát các tổ chức vi phạm an toàn trong hoạt động và vi phạm pháp luật về bảo hiểm tiền gửi. Với quy định như hiện nay thì kết quả giám sát từ xa không còn là nguồn thông tin đầu vào cho hoạt động kiểm tra tại chỗ. Theo luật BHTG, cơ quan BHTG Việt Nam chỉ được theo dõi và kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về BHTG, không được thực hiện kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về an toàn trong hoạt động, trong khi hoạt động giám sát từ xa được thực hiện giám sát cả việc chấp hành quy định về pháp luật BHTG và pháp luật về an toàn trong hoạt động ngân hàng. Thông thường thì hoạt động kiểm tra được thực hiện theo định hướng giám sát, do đó, quy định trên phần nào có sự vênh nhau giữa hai hoạt động này của cơ quan BHTG Việt Nam.
Trên thế gới, công tác kiểm tra, giám sát của các tổ chức BHTG cũng mang nhiều mục đích khác nhau. Tùy vào quy mô hoạt động và mục đích riêng mà mỗi hệ thống BHTG tập trung vào những lĩnh vực kiểm tra, giám sát khác nhau, từ đó dẫn đến nội dung, quy trình và phạm vi cũng khác nhau. Là một nước có hệ thống BHTG tiêu biểu trên thế giới hiện nay. Tổng công ty BHTG Mỹ (FDIC) có chức năng giám sát từ xa và kiểm tra trực tiếp đối với tất cả các tổ chức tham gia BHTG của FDIC. Theo quy định của Luật BHTG liên bang Mỹ, các tổ chức tham gia BHTG bắt buộc phải được kiểm tra hàng năm bởi FDIC hoặc các cơ quan chủ quản ngân hàng có thẩm quyền khác. Theo đó tại Điều 10b Luật BHTG liên bang Mỹ, FDIC có quyền kiểm tra thường xuyên các ngân hàng cấp bang không phải là thành viên của Hệ thống dự trữ liên bang có tham gia BHTG, các chi nhánh cấp bang của ngân hàng nước ngoài, các ngân hàng
đang lập hồ sơ xin tham gia BHTG, và các ngân hàng bị vỡ nợ. Ngoài ra, Ban giám đốc của FDIC có quyền ra quyết định kiểm tra đặc biệt bất cứ tổ chức tham gia BHTG nào, nếu thấy cần thiết, để phục vụ cho hoạt động bảo hiểm. FDIC còn có thể kiểm tra các bên liên quan với các tổ chức tham gia BHTG để làm rõ mối quan hệ và ảnh hưởng của các bên liên quan tới tổ chức tham gia BHTG.[44]. Có thể thấy rằng, theo quy định của pháp luật BHTG Mỹ thì cơ quan BHTG Mỹ (FDIC) có quyền năng thực sự và hoàn toàn chủ động trong việc kiểm tra giám sát của mình. FDIC có quyền kiểm tra bất cứ tổ chức tham gia BHTG nào vào bất cứ thời điểm nào để phục vụ cho hoạt động bảo hiểm. Còn tại Đài Loan Tổng công ty BHTG Trung ương Đài Loan (CDIC) chủ yếu thực hiện các cuộc kiểm tra trực tiếp và thông qua giám sát từ xa. Kiểm tra trực tiếp bao gồm kiểm tra toàn diện và kiểm tra đặc biệt. Nội dung của kiểm tra toàn diện gồm tất cả các hoạt động của một tổ chức và tập trung vào những thay đổi trong môi trường tài chính, trong khi kiểm tra đặc biệt tập trung vào các lĩnh vực hoạt động cụ thể để ứng phó với những thay đổi bất thường về tình hình tài chính hoặc những sự kiện không mong muốn khác khi được cơ quan có thẩm quyền uỷ quyền. Nhằm kiểm soát hoạt động của tổ chức tham gia BHTG, phát hiện sớm các vấn đề để kịp thời có các hoạt động hỗ trợ, kiểm soát cần thiết, đồng thời hình thành công cụ hữu hiệu cho kiểm tra tài chính và phân tích quản trị rủi ro, CDIC ngay từ đầu được thành lập Hệ thống cảnh báo sớm tình hình tài chính của các tổ chức tham gia BHTG. Hệ thống này đã phát huy hiệu quả cao, vì vậy, năm 1993 Bộ Tài chính đã ủy quyền cho CDIC phát triển và xây dựng thành Hệ thống cảnh báo sớm tài chính của quốc gia và đến tháng 6/1993 được đưa vào sử dụng. [44]
Để hoạt động hiệu quả, tổ chức bảo hiểm tiền gửi nhất thiết phải là một phần trong hệ thống an toàn tài chính nhằm phát hiện sớm, can thiệp và xử lý kịp thời các ngân hàng gặp vấn đề. Vì vậy, có một hệ thống kiểm tra, giám sát tốt sẽ phục vụ cho việc xác định các nguy cơ khó khăn tài chính của tổ chức tham gia BHTG một cách nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả.