Về thu phí BHTG

Một phần của tài liệu Quyền và nghĩa vụ của cơ quan bảo hiểm tiền gửi theo pháp luật Việt Nam (Trang 65)

Phí bảo hiểm tiền gửi là khoản tiền mà tổ chức tham gia BHTG phải nộp để bảo hiểm cho tiền gửi của các cá nhân gửi tại tổ chức đó. Mục đích của thu phí bảo hiểm tiền gửi là để hình thành nguồn quỹ BHTG có sẵn giúp xử lý kịp thời khi có sự đổ vỡ ngân hàng và thực hiện mục tiêu bảo vệ người gửi tiền. Nguồn vốn này sẽ bảo đảm hạn chế hoặc không phải sử dụng ngân sách nhà nước để hỗ trợ khi tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi gặp vấn đề.

Với chức năng bảo vệ người gửi tiền và góp phần đảm bảo an toàn của hệ thống ngân hàng, trong phạm vi quyền và nghĩa vụ của mình, cơ quan BHTG Việt Nam có quyền thu phí bảo hiểm tiền gửi của tổ chức tham gia BHTG. Nguồn vốn của BHTG Việt Nam được hình thành chủ yếu từ phí do các tổ chức BHTG đóng góp. Vì vậy, nguồn lực tài chính từ việc thu phí và công tác thu phí bảo hiểm hiệu quả một mặt có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo quỹ BHTG đủ lớn để triển khai hoạt động BHTG ngày một tốt hơn mặt khác nâng cao vị thế của cơ quan BHTG Việt Nam, đảm bảo cơ quan BHTG Việt Nam có đủ đủ năng lực để thực hiện mục tiêu đặt ra.

Hiện nay, trên thế giới có hai hệ thống phí BHTG được áp dụng đó là hệ thống phí đồng hạng và hệ thống phí trên cơ sở rủi ro. Theo đó, phí đồng hạng: là mức phí BHTG áp dụng chung cho tất cả các tổ chức tham

gia BHTG trong cùng một hệ thống BHTG của quốc gia. Đây là phương thức tính phí BHTG được sử dụng đầu tiên trong lịch sử hoạt động BHTG. Phương thức này có ưu điểm trong triển khai thực hiện nhưng cũng có những hạn chế nhất định. Ưu điểm lớn nhất của phương thức này là chi phí thấp và tiện lợi khi tổ chức BHTG có ít thông tin về tổ chức tham gia BHTG trong trường hợp các tổ chức BHTG mới được thành lập. Trên thế giới, đa số các hệ thống BHTG đều áp dụng phương thức tính phí này trong giai đoạn mới đi vào hoạt động. Tuy nhiên, hạn chế của phương thức này là không có tác dụng khuyến khích các tổ chức tham gia BHTG nâng cao chất lượng hoạt động và có thể tạo ra rủi ro đạo đức. Phí BHTG trên cơ sở rủi ro: Theo phương thức thu phí này, cơ sở để xác định tỷ lệ phí BHTG là kết quả đánh giá, phân loại tổ chức tham gia BHTG theo mức độ tín nhiệm. Tổ chức nào hoạt động với mức độ rủi ro cao hơn sẽ phải chịu tỷ lệ phí BHTG cao. Ngược lại, tổ chức nào hoạt động tốt, rủi ro thấp sẽ được áp dụng tỷ lệ phí BHTG thấp. Phí BHTG trên cơ sở rủi ro có nhiều ưu việt, như tạo được cơ chế đối xử bình đẳng giữa các tổ chức tham gia BHTG, thể hiện xu thế thị trường trong lĩnh vực BHTG, hạn chế được rủi ro đạo đức phát sinh, đồng thời thúc đẩy tổ chức BHTG phải đưa ra nhiều thông tin và có phương pháp để đo lường rủi ro chính xác hơn. Để áp dụng phí BHTG trên cơ sở rủi ro đòi hỏi tổ chức BHTG cần xác định một cách chính xác mức độ rủi ro cho từng tổ chức tham gia BHTG, hoạt động này đòi hỏi chi phí lớn và nguồn nhân lực có kỹ năng cao.

Ở nước ta, theo quy định tại Nghị định số 89/1999/NĐ-CP, Nghị định số 109/2005/NĐ-CP và Thông tư số 03/2006/TT-NHNN ngày 25/4/2006, hàng năm các tổ chức tham gia BHTG phải nộp phí là 0,15% tính trên số dư tiền gửi bình quân của các loại tiền gửi được bảo hiểm tại tổ

chức tham gia bảo hiểm tiền gửi và nộp theo định kỳ hàng quí, chậm nhất vào ngày 20 tháng đầu tiên của từng quí.

Việc áp dụng mức phí đồng hạng trong giai đoạn đầu triển khai BHTG đã giúp tổ chức BHTG dễ dàng trong quản lý, dễ tính và thu phí. Tuy nhiên, BHTG Việt Nam cho đến giai đoạn hiện nay, nếu vẫn tiếp tục áp dụng mức phí đồng hạng sẽ không còn phù hợp với sự phát triển của hệ thống tài chính ngân hàng, quá trình hội nhập kinh tế cũng như xu hướng trên thế giới. Việc áp dụng mức phí đồng hạng không tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh giữa các ngân hàng trong hệ thống, đánh đồng giữa các tổ chức tín dụng yếu kém và các tổ chức tín dụng hoạt động hiệu quả. Đồng thời không khuyến khích được tác tổ chức tham gia bảo hiểm hoạt động tốt, hạn chế tối đa rủi ro để được hưởng phí bảo hiểm thấp. Hơn nữa, khi nền kinh tế chuyển mạnh sang kinh tế thị trường, hội nhập khiến cho hệ thống tài chính ngân hàng phát triển mạnh mẽ, đi theo đó là những tác động tiêu cực cũng sẽ có ảnh hưởng nhiều hơn với mức độ rủi ro cao hơn. Quá trình đó cũng tạo khoảng cách về rủi ro giữa các tổ chức tín dụng ngày càng lớn hơn. Trên thế giới, hiện nay, phí BHTG được áp dụng theo phân loại ngân hàng, ngân hàng nào hoạt động yếu kém và nguy cơ rủi ro lớn thì mức phí bảo hiểm sẽ cao hơn. Áp dụng theo phương pháp thu phí đồng hạng này, BHTG Việt Nam chỉ quan tâm đến số dư tiền gửi bình quân của tổ chức tham gia bảo hiểm mà không đánh giá tiềm lực tài chính cũng như những nguy cơ có thể xảy ra rủi ro trong quá trình hoạt động của từng tổ chức, trong khi mức độ rủi ro thực tế của từng chủ thể khác nhau là không giống nhau. Do vậy, BHTG nên quy định mức tính phí không đồng hạng đối với các tổ chức tham gia, phụ thuộc vào kết quả của việc xếp loại, đánh giá mức độ rủi ro của mỗi tổ chức tham gia BHTG theo từng năm. Quy định như vậy sẽ tạo ra sự công bằng giữa các chủ thể tham gia BHTG và phản

ánh đúng bản chất, vai trò của bảo hiểm, hạn chế và khắc phục rủi ro cho các chủ thể tham gia bảo hiểm.

Luật BHTG đã khắc phục được hạn chế trong cách tính phí đồng hạng như hiện nay, đồng thời sẽ giảm thiểu rủi ro, tăng tính minh bạch và góp phần tăng cường ổn định an toàn đối với hệ thống tài chính quốc gia. Theo đó Luật BHTG không quy định một mức phí hay một khung phí cứng mà trao thẩm quyền cho Thủ tướng Chính phủ quy định khung phí BHTG theo đề nghị của Ngân hàng Nhà nước. Căn cứ vào khung phí BHTG, Ngân hàng Nhà nước quy định mức phí BHTG cụ thể đối với tổ chức tham gia BHTG trên cơ sở kết quả đánh giá và phân loại các tổ chức này.

Phí bảo hiểm tiền gửi được tính và nộp định kỳ hàng quý trong năm tài chính, theo quy định tổ chức tham gia BHTG phải nộp phí bảo hiểm tiền gửi cho cơ quan BHTG Việt Nam chậm nhất vào ngày 20 tháng đầu tiên của quý kế tiếp. Trong trường hợp tổ chức tham gia BHTG vi phạm thời hạn nộp phí bảo hiểm theo quy định thì ngoài việc phải nộp đủ số phí còn thiếu, phải chịu phạt mỗi ngày nộp chậm bằng 0,05% số tiền chậm nộp (trước đây theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 89/1999/NĐ-CP mức phạt này là 0,1%). Sau thời hạn nộp phí bảo hiểm tiền gửi 30 ngày mà tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi không nộp hoặc nộp không đầy đủ phí bảo hiểm tiền gửi và tiền phạt thì cơ quan BHTG Việt Nam có quyền đề nghị Ngân hàng Nhà nước trích tài khoản của tổ chức tham gia BHTG tại Ngân hàng Nhà nước để nộp phí bảo hiểm và tiền phạt. Và trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của cơ quan BHTG Việt nam về việc trích tài khoản của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi để nộp phí bảo hiểm tiền gửi thì Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm phải xử lý. Trong trường hợp tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi không nô ̣p hoă ̣c nô ̣p

không đầy đủ phí bảo hiểm tiền gửi mà Ngân hàng Nhà nước Việ t Nam phải trích tài khoản của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi để nô ̣p phí lần thứ hai, thì tổ chức bảo hiểm tiền gửi có văn bản đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đình chỉ hoặc tạm đình chỉ hoạt động nhận tiền gửi của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi. Với quy định cụ thể về thời gian mà Ngân hàng nhà nước phải xử lý yêu cầu của cơ quan BHTG Việt Nam đã phần nào thể hiện được vị thế độc lập tương đối của tổ chức bảo hiểm tiền gửi cũng như trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước khi hai cơ quan này cùng thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình trong việc thu phí BHTG. Trước đây, pháp luật quy định trong trường hợp trên tài khoản của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi không đủ số dư để thực hiện việc trích nộp nêu trên thì tổ chức bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có văn bản báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và nếu sau 03 tháng tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi không nộp đủ phí bảo hiểm kể từ ngày phải nộp phí theo quy định thì Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có quyền thu hồi chứng nhận bảo hiểm tiền gửi của tổ chức tham gia bảo hiểm. Trong trường hợp này, bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phải có văn bản gửi Ngân hàng Nhà nước để báo cáo và đề nghị Ngân hàng Nhà nước có ngay quyết định ngừng huy động tiền gửi của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi đó. Có thể thấy, quy định này thể hiện được tính chủ động của cơ quan BHTG Việt Nam hơn trong quá trình xử lý tổ chức BHTG vi phạm thời hạn nộp phí BHTG hơn so với quy định hiện hành. Việc thu phí bảo hiểm tiền gửi là trách nhiệm của cơ quan BHTG Việt Nam, còn Ngân hàng Nhà nước chỉ ra những quyết định cụ thể trên cơ sở đề xuất của tổ cơ quan BHTG Việt Nam.

Ngoài ra, theo quy định cơ quan BHTG Việt Nam có trách nhiệm xử lý trong trường hợp có sự thiếu chính xác trong việc tính và nộp phí, theo đó cơ quan BHTG Việt Nam có trách nhiệm thông báo và truy thu số phí

còn thiếu hoặc thoái thu đối với số phí nộp thừa trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày phát hiện có sự thiếu chính xác. Điều này sẽ góp phần hạn chế sự sai sót trong việc tính và nộp phí bảo hiểm tiền gửi, từ đó góp phần nâng cao trách nhiệm của đội ngũ nhân lực làm công tác tính và thu phí bảo hiểm tiền gửi.

Có thể thấy, việc tính phí BHTG đã chuyển dần sang cơ chế tính phí trên mức độ rủi ro trong hoạt động của tổ chức tham gia BHTG. Để áp dụng thu phí theo nguyên tắc này thì cần phải đánh giá và phân loại các tổ chức tham gia BHTG dựa nhiều yếu tố như tình hình hoạt động, khả năng tài chính, hạn mức tín nhiệm… từ đó mới có cơ sở quyết định mức phí mà tổ chức đó phải nộp. Đây là vấn đề không hề đơn giản và rất phức tạp ngay cả đối với những quốc gia phát triển ở trình độ cao. Rất khó tìm ra các phương pháp phù hợp có thể chấp nhận được để phân biệt rủi ro, thu thập được các thông tin kịp thời nhất quán, đáng tin cậy và đảm bảo rằng các tiêu chuẩn đánh giá xếp hạng là minh bạch rõ ràng. Hơn nữa cần phải có các nguồn lực để quản lý hệ thống thu phí phân biệt một cách phù hợp và hiệu quả. Phương pháp tính phí và mức phí đưa ra áp dụng đối với từng tổ chức phải mang tính thuyết phục cao, đảm bảo các điều kiện tạo ra sự công bằng giữa các tổ chức tín dụng, theo thông lệ quốc tế và phù hợp với điều kiện đặc thù của Việt Nam. Do đó cơ quan BHTG Việt Nam với vai trò và trách nhiệm chính trong việc thu phí BHTG cần nghiên cứu và xây dựng phương pháp, cánh thức thu phí theo mức độ rủi ro để đảm bảo rằng có sự khác biệt đáng kể giữa các mức phí để tạo động cơ khuyến khích các ngân hàng cải thiện công tác quản lý rủi ro của mình. Tuy nhiên pháp luật BHTG chưa có quy định cụ thể về trách nhiệm của cơ quan BHTG Việt Nam trong hoạt động này. Tại Mỹ, trải qua hơn 70 năm phát triển cùng với nền kinh tế Mỹ, FDIC đã gặt hái được những thành công nhất định trong

hoạt động của mình, FDIC đã xử lý nhanh, kịp thời đối với sự đổ vỡ ngân hàng từ đó giúp hạn chế đồng thời ngăn chặn những đổ vỡ hàng loạt xảy ra, góp phần quan trọng trong giải cứu những “nguy cơ” của nền kinh tế. Một trong những yếu tố góp phần làm nên thành tựu trên chính là việc thay đổi việc thu phí đồng hạng bằng phí theo mức độ rủi ro. Ttheo đó từ năm 1993 đến nay, FDIC tiến hành tính và thu phí theo mức độ rủi ro, việc áp dụng phí theo mức độ rủi ro đánh giá chính xác mức độ an toàn trong hoạt động của tổ chức tham gia BHTG, khuyến khích các tổ chức tham gia BHTG nâng cao chất lượng hoạt động, giảm thiểu rủi ro để giảm phí BHTG phải nộp.

Qua công tác kiểm tra các tổ chức tham gia BHTG về việc chấp hành các quy định pháp luật BHTG của cơ quan BHTG Việt Nam thì đa số các tổ chức tham gia BHTG tính và nộp phí chưa chính xác. Cụ thể đối với các tổ chức tham gia BHTG tiền gửi là các Ngân hàng thương mại trong năm 2013, qua kiểm tra 34 ngân hàng thì có 28 ngân hàng tính và nộp phí chưa chính xác, có 15 ngân hàng tính thừa phí với tổng số 307.4 triệu đồng và 13 ngân hàng tính thiếu phí với tổng số 2.181,6 triệu đồng. Còn đối với các quỹ tính dụng nhân dân thì có 145/307 đơn vị tính và nộp phí sai trong đó có 117 Qũy tín dụng nhân dân nộp thừa phí với tổng số tiền là 137,952 triệu đồng và 28 Qũy tín dụng nhân dân nộp thiếu phí là với tổng số tiền là 13,335 triệu đồng. Nguyên nhân của vấn đề này là do các tổ chức tham gia BHTG nhầm lẫn trong hoạch toán ban đầu về ghi nhận ký hiệu mã thành phần kinh tế, nhầm đối tượng gửi tiền cá nhân sang mã tổ chức và ngược lại [29]

Với vai trò bảo vệ người gửi tiền và góp phần đảm bảo an toàn của hệ thống ngân hàng thì việc nâng cao năng lực tài chính sẽ giúp cơ quan BHTG Việt Nam đủ năng lực thực hiện chức năng bảo vệ người gửi tiền,

góp phần đảm bảo an toàn cho hoạt động ngân hàng. Do đó, quyền thu phí BHTG được thực hiện một cách đầy đủ sẽ giúp cho cơ quan BHTG có đủ tiềm lực thực hiện tốt mục tiêu đã đề ra.

Một phần của tài liệu Quyền và nghĩa vụ của cơ quan bảo hiểm tiền gửi theo pháp luật Việt Nam (Trang 65)