Các yếu tố tác động đến quyền, nghĩa vụ của cơ quan BHTG

Một phần của tài liệu Quyền và nghĩa vụ của cơ quan bảo hiểm tiền gửi theo pháp luật Việt Nam (Trang 36)

Việc quy định quyền, nghĩa vụ của cơ quan BHTG chịu tác động của những yếu tố sau:

Thứ nhất, mô hình tổ chức hoạt động của cơ quan BHTG tác động đến việc quy định quyền và nghĩa vụ của cơ quan BHTG. Tùy theo từng mô hình hoạt động của cơ quan BHTG và phạm vi quyền, nghĩa vụ của cơ quan BHTG được pháp luật quy định rộng hẹp khác nhau. Nếu như ở mô hình chuyên chi trả, cơ quan BHTG chỉ có quyền thu phí và nghĩa vụ chi trả tiền bảo hiểm cho người gửi tiền khi tổ chức tham gia BHTG phá sản thì ở mô hình BHTG chi trả với quyền hạn mở rộng và giảm thiểu rủi ro, pháp luật mở rộng các quyền cũng như tăng các nghĩa vụ cho cơ quan BHTG trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình. Hay như việc lựa chọn mô hình tổ chức BHTG độc lập của Nhà nước thì quyền, nghĩa vụ của cơ quan BHTG cũng được quy định rộng hơn, chặt chẽ, cụ thể hơn so với mô hình tổ chức Qũy bảo toàn tiền gửi hoặc doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm hoạt động BHTG. Như vậy có thể thấy rằng, một khi mô hình tổ chức, hoạt động của cơ quan BHTG có sự thay đổi thì quyền, nghĩa vụ của cơ quan này cũng thay đổi theo để phù hợp với chức năng nhiệm vụ đặt ra.

Thứ hai, mục tiêu của chính sách bảo hiểm tiền gửi. Mục tiêu của việc thành lập và phát triển tổ chức bảo hiểm tiền gửi là nhằm đạt được các mục tiêu của chính sách công, trong đó có hai mục tiêu chủ yếu là bảo vệ người gửi tiền trước những thiệt hại từ đổ vỡ ngân hàng, góp phần giảm thiểu rủi

ro và ngăn ngừa khủng hoảng, duy trì sự phát triển an toàn của hệ thống tài chính. Mục tiêu chính sách công của bảo hiểm tiền gửi là bước đầu tiên và là vấn đề rất quan trọng trong việc xây dựng một hệ thống bảo hiểm tiền gửi cũng như là tiền đề cho việc quy định quyền, nghĩa vụ của cơ quan BHTG. Theo đó, các quy định về quyền và nghĩa vụ của cơ quan BHTG Việt Nam luôn phải hướng đến việc bảo vệ người gửi tiền, thúc đẩy hệ thống tài chính ngân hàng mới có thể phát triển an toàn và bền vững.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Qua nghiên cứu một số vấn đề lý luận cơ bản về cơ quan BHTG và quyền, nghĩa vụ của cơ quan BHTG gửi có thể đưa ra một số kết luận sau:

- Cơ quan BHTG được tổ chức và hoạt động phụ thuộc vào mô hình BHTG, đó có thể là các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm được thực hiện hoạt động BHTG, hoặc được tổ chức dưới dạng một quỹ BHTG hoặc là một tổ chức BHTG độc lập của nhà nước. Tại Việt Nam, thì tổ chức BHTG là tổ chức tài chính nhà nước, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, thực hiện chính sách bảo hiểm tiền gửi, góp phần duy trì sự ổn định của hệ thống các tổ chức tín dụng, đảm bảo sự phát triển an toàn, lành mạnh của hoạt động ngân hàng.

- Cơ quan BHTG có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội, góp phần bảo vệ người gửi tiền, đảm bảo sự an toàn lành mạnh của hệ thống ngân hàng, thúc đẩy huy động vốn phục vụ phát triển kinh tế và xử lý khủng hoảng tài chính.

- Quyền của cơ quan BHTG Việt Nam là những việc mà pháp luật BHTG cho phép cơ quan BHTG được làm trong quá trình thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình.

- Nghĩa vụ của cơ quan BHTG Việt Nam là những việc mà pháp luật BHTG quy định buộc phải thực hiện hoặc không được thực hiện vì lợi ích của Nhà nước, cá nhân, tổ chức khác trong quá trình thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao.

Chƣơng 2: Thực trạng pháp luật về quyền và nghĩa vụ của cơ quan bảo hiểm tiền gửi ở Việt nam

Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới ngày càng phát triển và hội nhập sâu rộng thì hoạt động tài chính - ngân hàng cũng ngày càng trở nên đa dạng, phức tạp và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Do đó phòng ngừa, quản trị và xử lý rủi ro hiê ̣u quả để đảm bảo cho hoa ̣t đô ̣ng ngân hàng phát tri ển an toàn, góp phần ổn định xã hội là vấn đề quan trọng cần được đặt ra. Xuất phát từ tình hình thực tế đó , ngày 12/12/1997, Quốc hô ̣i nước Cô ̣ng hòa xã hô ̣i chủ nghĩa Viê ̣t Nam đã thông qua Luâ ̣t các tổ chức tín du ̣ng , trong đó

quy đi ̣nh : "Tổ chức tín dụng có trách nhiệm tham gia tổ chức bảo toàn hoặc bảo hiểm tiền gửi" để bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền [31, khoản 1 Điều 17]. Đây có thể xem là văn kiê ̣n pháp lý quan tro ̣ng đầu tiên để thiết lâ ̣p hoa ̣t đô ̣ng bảo hiểm tiền gửi theo đúng nghĩa ở Viê ̣t Nam, trước đây hoạt động này được giao cho Bảo Việt thực hiện dưới hình thức là một hoạt động kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận. Tuy nhiên với quy định trên thì chưa xác định được mô hình tổ chức , cách thức tiến hành ... hoạt động này như thế nào . Chính vì vậy , ngày 01/9/1999, Chính phủ đã ban hành Nghị đi ̣nh số 89/1999/NĐ-CP về bảo hiểm tiền gửi , đă ̣t nền tảng quan tro ̣ng cho sự ra đời của tổ chức bảo hiểm tiền gửi ở Viê ̣t Nam. Trên cơ sở Nghi ̣ đi ̣nh này, ngày 09/11/1999, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 218/1999/QĐ-TTg về việc thành lâ ̣p Bảo hiểm tiền gửi Viê ̣t Nam . Ngoài ra, nhằm tạo hành l ang pháp lý cho viê ̣c tổ chức và hoa ̣t đ ộng của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, hàng loạt các văn bản hướng dẫn thi hành đã ra đời.

Sau mô ̣t thời gian áp du ̣ng, Nghị định số 89/1999/NĐ-CP đã bô ̣c lô ̣ một số bất câ ̣p nên Chính phủ đã ban hành Nghi ̣ đi ̣nh số 109/2005/NĐ-CP ngày 24/8/2005 sửa đổi, bổ sung mô ̣t số điều của Nghị định số 89/1999/NĐ- CP. Bên cạnh đó, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cũng như chính tổ chức Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam cũng đã ban hành nhiều văn bản pháp luật, văn bản hướng dẫn nghiệp vụ về bảo hiểm tiền gửi. Và đến tháng 6/2012 , Luật bảo hiểm tiền gửi của Việt Nam đã được ban hành, tạo thêm cơ sở pháp lý vững chắc cho tổ chức bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam hoạt động ngày càng hiê ̣u quả hơn , từ đó thể hiê ̣n và nâng cao được vai tr ò to lớn của tổ chức này trong nền kinh tế.

Để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, Pháp luật BHTG đã trao cho cơ quan BHTG Việt Nam các quyền và nghĩa vụ cơ bản sau:

2.1. Về thực hiện chính sách BHTG

Có thể thấy rằng, hệ thống bảo hiểm tiền gửi đóng vai trò quan trọng trong việc xử lý khủng hoảng tài chính góp phần phát triển bền vững nền kinh tế mỗi quốc gia. Ở Việt Nam trong những năm qua, chính sách bảo hiểm tiền gửi đã thể hiện được chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đồng thời cho thấy được mục tiêu của chính sách BHTG là nhằm bảo vệ người gửi tiền thông qua cơ chế bảo hiểm tiền gửi công khai, minh bạch cũng như đảm bảo sự ổn định của thị trường tài chính.

Với tư cách là tổ chức tài chính nhà nước do Chính phủ quyết định thành lập, Cơ quan BTHG Việt Nam tuy không phải là cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực BHTG nhưng lại được chính phủ giao cho chức năng thực hiện nghiệp vụ BHTG nhằm thực hiện các mục tiêu của chính sách BHTG. Do vậy, cơ quan BHTG được pháp luật quy định các quyền và nghĩa vụ nhất định trong việc thực hiện chính sách BHTG.

Trước khi Luật BHTG ra đời, quyền, nghĩa vụ của cơ quan BHTG trong việc thực hiện chính sách BHTG chưa được quy định rõ ràng. Theo quy định thì cơ quan BHTG chủ yếu thực hiện các nghiệp vụ về BHTG như thu phí BHTG, chi trả các khoản tiền được hiểm, giám sát rủi ro hay là hỗ trợ tài chính đối với các tổ chức tham gia BHTG…Luật BHTG ra đời đã xác định rõ vị trí pháp lý của cơ quan BHTG đồng thời trao cho cơ quan BHTG các quyền và các nghĩa vụ trong việc thực hiện chính sách bảo hiểm tiền gửi như:

- Xây dựng chiến lược phát triển bảo hiểm tiền gửi để Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện.

- Đề xuất với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ, bãi bỏ, đình chỉ việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến hoạt động bảo hiểm tiền gửi.

- Tổ chức tuyên truyền chính sách, pháp luật về bảo hiểm tiền gửi; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về bảo hiểm tiền gửi, nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ và phương thức quản lý phù hợp với yêu cầu phát triển của tổ chức bảo hiểm tiền gửi.

Đối với tất cả các ngành, lĩnh vực thì việc xây dựng chiến lược phát triển trong từng giai đoạn là vô cùng quan trọng. Với chiến lược đề ra giúp định hướng được mục tiêu cũng như nhiệm vụ tổng quát để triển khai thực hiện trong quá trình thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình. Trong hoạt động xây dựng chiến lược phát triển BHTG, cơ quan BHTG đóng vai trò quan trọng bởi thông qua hoạt động của mình hơn ai hết, cơ quan BHTG sẽ định hướng được các chiến lược phát triển nhằm thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình. Theo quy định thì sau khi xây dựng chiến lược phát triển BHTG, trước khi tổ chức thực hiện phải thông qua Ngân hàng nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Bởi lẽ một mặt đây là cơ quan chủ quản thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động BHTG, mặt khác các ngành tài chính và ngân hàng đều đã có định hướng và chiến lược phát triển dài hạn, để thực hiện được vai trò là công cụ đảm bảo an toàn cho sự phát triển bền vững của hệ thống tài chính ngân hàng quốc gia thì yêu cầu cấp bách là phải xây dựng và triển khai Chiến lược phát triển của BHTGVN đồng bộ với định hướng, chiến lược phát triển của hai ngành

chủ yếu nêu trên. Trong thời gian qua, cơ quan BHTG Việt Nam đã xây dựng và triển khai thực hiện Chiến lược phát triển giai đoạn 2007 – 2010, định hướng đến năm 2020 với mục tiêu, nhiệm vụ tổng quát được xác định là: Xây dựng Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trở thành một định chế tài chính lớn mạnh; hội nhập và phát triển bền vững; bảo vệ tốt nhất quyền lợi người gửi tiền, nâng cao niềm tin công chúng và sự ổn định của hệ thống tài chính quốc gia bằng các công cụ bảo hiểm tiền gửi theo mô hình của tổ chức giảm thiểu rủi ro và được triển khai thực hiện đồng bộ trên cơ sở của Luật bảo hiểm tiền gửi.[44] Xây dựng “Chiến lược phát triển BHTGVN giai đoạn 2009-2012 và định hướng đến năm 2020” báo cáo cơ quan có thẩm quyền trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; triển khai trên thực tế các đề án: Giám sát từ xa đối với các tổ chức tham gia BHTG; Đề án nghiên cứu xây dựng hệ thống kiểm tra an toàn; Đề án nghiên cứu và triển khai các hoạt động hỗ trợ công chúng và người gửi tiền; Đề án nghiên cứu hệ thống thông tin khách hàng. Đặc biệt, với việc hoàn thiện và trình cấp có thẩm quyền 3 đề án Hệ thống phí BHTG trên cơ sở rủi ro; Tiếp nhận các nguồn vốn hỗ trợ đặc biệt; Tiếp nhận và xử lý đã đánh dấu bước chuyển quan trọng của cơ quan BHTG Việt Nam từ mô hình chi trả mở rộng hiện hành sang mô hình giảm thiểu rủi ro mà tổ chức này đang theo đuổi. Cơ quan BHTG Việt Nam cũng tích cực tham gia, đề xuất với Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia các giải pháp đảm bảo sự phát triển an toàn, lành mạnh của hệ thống tài chính ngân hàng, đề xuất với Chính phủ các gói giải pháp kích cầu chống suy giảm kinh tế. Tuy nhiên, với quy định trước khi tổ chức thực hiện chiến lược phát triển BHTG phải thông qua Ngân hàng Nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt làm hạn chế tính chủ động của cơ quan BHTG trong quá trình thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình.

Theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 62 Nghị định 24/2009/NĐ- CP ngày 05/3/2009 của Chính phủ về việc quy định chi tiết Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm thường xuyên rà soát văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ ban hành có liên quan đến ngành, lĩnh vực của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ phụ trách để kịp thời xem xét, kiến nghị các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ việc thi hành, sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ hoặc bãi bỏ khi tình hình kinh tế - xã hội đã thay đổi hoặc khi có văn bản được ban hành mới làm cho nội dung của văn bản đã được ban hành không còn phù hợp. Là cơ quan trực thuộc chính phủ, cơ quan BHTG trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình có quyền đề xuất với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ, bãi bỏ, đình chỉ việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến hoạt động bảo hiểm tiền gửi. Theo đó, trong quá trình xây dựng Luật BHTG, cơ quan BHTG Việt Nam đã chủ động phối hợp với Ban soạn thảo Luật BHTG nghiên cứu, xây dựng dự thảo Luật BHTG cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành khi Luật BHTG có hiệu lực.

Gắn bó mật thiết với hoạt động ngân hàng - lĩnh vực kinh doanh vô cùng nhạy cảm và có tính lan truyền cao, vì thế hoạt động thông tin tuyên truyền mang ý nghĩa quan trọng đối với hệ thống bảo hiểm tiền gửi. Một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên niềm tin đó là nhận thức của công chúng về chính sách, uy tín và năng lực của hệ thống BHTG. Nếu như người gửi tiền tin tưởng và nhận thức đúng về chính sách BHTG thì khi có rủi ro xảy ra sẽ không có hiện tượng rút tiền gửi ồ ạt gây ra mất khả năng thanh toán, dẫn đến phá sản cho các ngân hàng. Theo khuyến nghị tại

Nguyên tắc 12 Bộ nguyên tắc phát triển hệ thống BHTG hiệu quả thì để một hệ thống bảo hiểm tiền gửi hoạt động hiệu quả, công chúng nhất thiết phải được biết đến lợi ích cũng như hạn chế của hệ thống bảo hiểm tiền gửi. Nhận thức công chúng về hệ thống bảo hiểm tiền gửi, sự tồn tại và hình thức hoạt động (bao gồm hạn mức, phạm vi và thủ tục bồi hoàn diễn ra thế nào) đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng một hệ thống bảo hiểm tiền gửi hiệu quả. Tất cả các tổ chức BHTG nên đẩy mạnh việc nâng cao nhận thức công chúng về hệ thống bảo hiểm tiền gửi một cách thường xuyên để duy trì và củng cố niềm tin của công chúng và phải nhất quán với những mục tiêu của chính sách công và sứ mạng của cơ quan BHTG. Là hệ thống BHTG ra đời đầu tiên trên thế giới, Tổng công ty BHTG Mỹ

Một phần của tài liệu Quyền và nghĩa vụ của cơ quan bảo hiểm tiền gửi theo pháp luật Việt Nam (Trang 36)