Một số giải pháp cụ thể

Một phần của tài liệu Quyền và nghĩa vụ của cơ quan bảo hiểm tiền gửi theo pháp luật Việt Nam (Trang 86)

3.2.1. Về việc thực hiện chính sách BHTG

Với các quyền và nghĩa vụ được quy định trong việc thực hiện chính sách BHTG, cơ quan BHTG Việt Nam đã từng bước chủ động tích cực xây dựng chiến lược phát triển BHTG làm cơ sở cho quá trinh tổ chức và hoạt động của mình, nhằm đáp ứng ngày càng cao hơn nữa yêu cầu bảo vệ tốt người gửi tiền trong bối cảnh hoạt động tài chính ngân hàng gặp nhiều khăn. Tuy nhiên, với quy định khi xây dựng chiến lược phát triển BHTG, trước khi tổ chức thực hiện phải thông qua Ngân hàng nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là giảm tính chủ động của cơ quan BHTG Việt Nam. Do đó cần tăng thẩm quyền cho cơ quan BHTG trong quá trình xây

dựng chiến lược phát triển BHTG, theo đó cơ quan BHTG Việt Nam sẽ trực tiếp trình Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển BHTG.

Tại các nước phát triển hệ thống BHTG hiệu quả, hoạt động tổ chức tuyên truyền chính sách pháp luật về BHTG hay còn gọi là hoạt động truyền thông công chúng đóng một vai trò quan trọng trong việc thực hiện chính sách BHTG. Hoạt động tuyên truyền chính sách BHTG nhằm nâng cao nhận thức công chúng nói chung và người gửi tiền nói riêng nhằm đạt mục tiêu để công chúng hiểu về BHTG, về pháp luật BHTG trên cơ sở đó đã tác động đến nhận thức và hành động của người gửi tiền, giúp người gửi tiền bình tĩnh và đưa ra những quyết định phù hợp, góp phần tránh được đổ vỡ dây chuyền mà nhiều khi nguyên nhân bắt nguồn từ việc niềm tin công chúng bị suy giảm. Đối với cơ quan BHTG Việt Nam, với nghĩa vụ tổ chức tuyên truyền chính sách, pháp luật về bảo hiểm tiền gửi đã được luật hóa nên đã xác định đây là một nhiệm vụ quan trọng cần chú trọng tập trung để nâng cao. Cơ quan BHTG cần tuyên truyền đến người dân các nội dung quan trọng như: Ý nghĩa của chính sách, hoạt động BHTG đối với hệ thống ngân hàng tài chính quốc gia nói riêng và nền kinh tế nói chung; quyền lợi và trách nhiệm của người gửi tiền, tổ chức tham gia BHTG và tổ chức BHTG, các bên cần làm gì để bảo vệ quyền lợi tối đa của mình; trách nhiệm xem xét, giải quyết khi xảy ra tranh chấp về quyền lợi và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ BHTG để thông tin kịp thời cho người gửi tiền khi có sự cố phát sinh…. Đặc biệt, để chính sách, pháp luật về BHTG thực sự đi vào đời sống của nhân dân, cơ quan BHTG Việt Nam nên thường xuyên tổ chức những cuộc thăm dò, tìm hiểu mức độ phổ biến thông tin về BHTG cũng như những mong đợi, mức độ hài lòng của người gửi tiền đối với hoạt động của cơ quan BHTG Việt Nam cũng như để người gửi tiền

những phản ánh về những bất cập của chính sách BHTG như việc chi trả BHTG kịp thời hay không, hạn mức chi trả BHTG đã hợp lý hay chưa…

Với tư cách là tổ chức bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, cơ quan BHTG Việt Nam không ngừng nâng cao trách nhiệm của mình trong việc nghiên cứu đề xuất với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc ban hành sửa đổi pháp luật BHTG nhằm phù hợp với điều kiện thực tiễn trong quá trình tổ chức hoạt động của mình. Theo đó cơ quan BHTG có thể đưa ra được cụ thể, xác thực những vướng mắc trong quá trình áp dụng pháp luật từ đó có những kiến nghị đề xuất đối với cơ quan nhà nước sửa đổi pháp luật BHTG. Thực tế cho thấy trong quá trình soạn thảo Luật BHTG, cơ quan BHTG đóng vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu, xây dựng dự thảo Luật.

3.2.2.Về cấp và thu hồi giấy CNBHTG

Hoạt động cấp và thu hồi giấy chứng nhận BHTG theo quy định của Luật BHTG đã khắc phục được nhiều mặt hạn chế của các quy định trước đây, theo đó tất cả các tổ chức tín dụng trước khi đi vào hoạt động phải tham gia BHTG chứ không phải là trước khi nhận gửi tiền và đã khẳng định rõ quyền, nghĩa vụ của cơ quan BHTG Việt Nam trong hoạt động này. Tuy nhiên, Luật BHTG lại chưa có các quy định về quyền của cơ quan BHTG Việt Nam trong việc thẩm định hồ sơ cũng như đưa ra các điều kiện được cấp giấy chứng nhận BHTG đối với tổ chức tham gia BHTG. Tính chủ động của Cơ quan BHTG Việt Nam khi thu hồi và cấp lại giấy chứng nhận BHTG chưa cao bởi theo quy định thì cơ quan BHTG Việt Nam chỉ được thu hồi giấy chứng nhận BHTG khi Ngân hàng nhà nước có văn bản thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng, giấy phép thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài Việt Nam và

cấp lại giấy CNBHTG khi Ngân hàng nhà nước cho phép tổ chức tín dụng phục hồi hoạt động nhận tiền gửi. Do đó, để hoạt động cấp và thu hồi giấy chứng nhận BHTG của cơ quan BHTG đạt hiệu quả cao pháp luật BHTG cần bổ sung một số nội dung sau:

Thứ nhất, nhằm tránh rủi ro lựa chọn nhầm đối tượng tham gia BHTG, cần quy định quyền của cơ quan BHTG Việt Nam trong việc thẩm định hồ sơ cũng như đưa ra các điều kiện được cấp giấy chứng nhận BHTG đối với tổ chức tham gia BHTG. Hay nói cách khác bổ sung thêm các quy định về các trường hợp mà cơ quan BHTG Việt Nam được từ chối cấp phép.

Thứ hai, nhằm tăng tính chủ động cho cơ quan BHTG Việt Nam khi thực hiện quyền thu hồi và cấp lại giấy chứng nhận BHTG, nên quy định cơ quan BHTG Việt Nam có quyền thu hồi giấy chứng nhận BHTG trong một số trường hợp khi tổ chức tham gia BHTG vi phạm các quy định của pháp luật về hoạt động BHTG tiền gửi mà không phải phụ thuộc vào quyết định của Ngân hàng nhà nước. Như trường hợp tổ chức tham gia BHTG vi phạm nghĩa vụ về nộp phí BHTG, vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin…

Thứ ba, Luật BHTG năm 2012 quy định cụ thể thủ tục, hồ sơ cấp Chứng nhận BHTG cho tổ chức lần đầu tham gia BHTG; các quy định về niêm yết Chứng nhận BHTG; quy định đối với trường hợp thu hồi Chứng nhận BHTG, cấp lại Chứng nhận BHTG. Tuy nhiên để Luật BHTG mang tính thực thi cao, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật cần quy định chi tiết cụ thể đầy đủ trong về thủ tục, hồ sơ, hình thức cấp Chứng nhận BHTG cho các tổ chức, mở rộng địa bàn hoạt động như thành lập thêm các điểm giao dịch và phòng giao dịch cũng như có hướng dẫn cụ thể đối với hoạt động cấp và thu hồi Chứng nhận BHTG để Chứng nhận BHTG là cơ sở để

bảo vệ quyền lợi người gửi tiền, góp phần nâng cao niềm tin công chúng đối với hệ thống tài chính ngân hàng quốc gia.

3.2.3. Về cung cấp thông tin

Có thể khẳng định rằng, thông tin về tổ chức tham gia BHTG đóng vai trò quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả trong hầu hết các hoạt động của cơ quan BHTG Việt Nam. Từ hoạt động cấp, thu hồi giấy chứng nhận BHTG, hoạt động thanh tra, kiểm tra giám sát, hoạt động thu phí BHTG, chi trả BHTG cho đến trình kiểm soát đặc biệt và quản lý, thanh lý tài sản của tổ chức tham gia BHTG.

Luật BHTG đã quy định rõ việc cung cấp thông tin từ tổ chức tham gia BHTG đối với cơ quan BHTG Việt Nam để phục vụ công tác thu, tính phí BHTG đồng hạng, một phần trong quy trình chi trả tiền được bảo hiểm, xây dựng thống kê về dữ liệu tiền gửi được bảo hiểm phục vụ công tác nghiên cứu… Song việc tiếp nhận thông tin để bảo vệ người gửi tiền qua thực hiện chức năng khác quy định tại điều 13 Luật BHTG như: Tổng hợp, phân tích và xử lý thông tin về tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi nhằm phát hiện và kiến nghị NHNN Việt Nam xử lý kịp thời những vi phạm quy định về an toàn hoạt động ngân hàng, rủi ro gây mất an toàn trong hệ thống ngân hàng; Tham gia vào quá trình kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tham gia BHTG theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; tham gia quản lý, thanh lý tài sản của tổ chức tham gia BHTG theo quy định của Chính phủ thì Luật mới chỉ đề cập chung nghĩa vụ, trách nhiệm mang tính nguyên tắc mà chưa quy định cụ thể, chi tiết loại thông tin, dữ liệu, hình thức cung cấp, phương thức chia sẻ, phối hợp giữa tổ chức BHTG và các cơ quan hữu quan khác. Điều 10 Nghị định số 68/2013/NĐ-CP cũng đã quy định nguyên tắc cung cấp thông tin của NHNN cho BHTGVN, các

thông tin BHTGVN được tiếp cận từ dữ liệu thông tin của NHNN. Tuy nhiên, Nghị định chưa cụ thể hóa phương thức tiếp cận thông tin của tổ chức BHTG từ NHNN, điều này hiện đang làm hạn chế tính chủ động tiếp cận thông tin của BHTGVN. Để thực hiện được nhiệm vụ trên, cơ quan BHTG Việt Nam có được nguồn thông tin chính xác, đầy đủ và kịp thời về từng tổ chức tham gia BHTG. Do đó, để phát huy được tốt hơn chức năng bảo vệ quyền lợi người gửi tiền, để quyền tiếp cận thông tin của cơ quan BHTG Việt Nam thực sự được phát huy, cần sớm ban hành quy định cơ chế, nội dung và phân định trách nhiệm về chia sẻ thông tin giữa Ngân hàng Nhà nước với BHTGVN, giữa BHTGVN với các cơ quan quản lý, giám sát khác và các tổ chức tham gia BHTG. Theo đó, cơ chế chia sẻ thông tin phải quy định rõ ràng, minh bạch quyền và trách nhiệm giữa các bên trong trao đổi thông tin, trách nhiệm trong việc xử lý thông tin, quy định chi tiết loại thông tin, dữ liệu, hình thức cung cấp, phương thức chia sẻ, phối hợp giữa các bên, đặc biệt là những thông tin đột xuất, liên quan đến hoạt động của các tổ chức tham gia BHTG gặp sự cố hoặc những đơn vị đang gặp vấn đề trong hoạt động. Cơ chế này sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các bên trong quá trình tác nghiệp, trao đổi, nắm bắt thông tin về tình hình hoạt động của tổ chức tham gia BHTG, thông tin cung cấp giữa các bên sẽ mang tính chính thống, kịp thời và đầy đủ, đảm bảo tính pháp lý cũng như trách nhiệm của các bên trong việc xử lý thông tin.

3.2.4. Về kiểm tra, giám sát tổ chức tham gia BHTG

Với mục tiêu bảo vệ người gửi tiền, đảm bảo sự phát triển an toàn của hệ thống tài chính ngân hàng thì hoạt động kiểm tra giám sát đối với các tổ chức tham gia BHTG của cơ quan BHTG Việt Nam có ý nghĩa quan trọng trong quá trình thực hiện chính sách BHTG.

Theo Luật BHTG, quyền kiểm tra giám sát của cơ quan BHTG Việt Nam chỉ đi sâu vào theo dõi, kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về BHTG; tổng hợp phân tích và xử lý thông tin về tổ chức tham gia BHTG chứ không tiến hành kiểm tra, giám sát các quy định về an toàn trong hoạt động ngân hàng NĐ89 và 109 nhằm tránh trùng lặp với việc thanh tra của NHNN. Tuy nhiên có thể thấy hoạt động thanh tra của Ngân hàng Nhà nước với hoạt động kiểm tra giám sát của cơ quan BHTG Việt Nam khác nhau về bản chất cũng như mục đích. Hoạt động thanh tra Ngân hàng nhà nước mang tính chất của một cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động ngân hàng, hoạt động này mang tính quyền lực nhà nước nhằm phát hiện các vi phạm pháp luật của các tổ chức tín dụng (trong đó có tổ chức tham gia BHTG) còn hoạt động kiểm tra, giám sát của cơ quan BHTG Việt Nam là để thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình nhằm nắm bắt kịp thời tình hình hoạt động của các tổ chức tham gia BHTG để đưa ra các biện pháp xử lý kịp thời khi tổ chức đó gặp rủi ro trong hoạt động nhằm bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của người gửi tiền và đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng. Do đó, theo quan điểm của cá nhân vẫn nên quy định tổ chức BHTG Việt Nam có quyền độc lập trong việc kiểm tra giám sát quy định về an toàn trong hoạt động ngân hàng. Theo đó trong quá trình kiểm tra giám sát các quy định về an toàn trong hoạt động ngân hàng, nếu phát hiện tổ chức tham gia BHTG có vấn đề thì cơ quan BHTG Việt Nam được quyền có các biện pháp hỗ trợ chứ không cần kiến nghị Ngân hàng nhà nước để xử lý. Chỉ trong trường hợp xét thấy có vi phạm pháp luật về BHTG hoặc an toàn hoạt động ngân hàng thì cơ quan BHTG Việt Nam mới kiến nghị Ngân hàng Nhà nước có các biện pháp xử phạt theo quy định.

Là một nước có hệ thống BHTG phát triển lâu đời và hiệu quả nhất hiện nay, tại Mỹ, Tổng công ty BHTG Mỹ FDIC có quyền kiểm tra thường xuyên các ngân hàng cấp bang không phải là thành viên của Hệ thống dự trữ liên bang có tham gia BHTG, các chi nhánh cấp bang của ngân hàng nước ngoài, các ngân hàng đang lập hồ sơ xin tham gia BHTG, và các ngân hàng bị vỡ nợ. Ngoài ra, Ban giám đốc của FDIC có quyền ra quyết định kiểm tra đặc biệt bất cứ tổ chức tham gia BHTG nào, nếu thấy cần thiết, để phục vụ cho hoạt động bảo hiểm. FDIC còn có thể kiểm tra các bên liên quan với các tổ chức tham gia BHTG để làm rõ mối quan hệ và ảnh hưởng của các bên liên quan tới tổ chức tham gia BHTG. Do vậy pháp luật Việt Nam nên quy định, cơ quan BHTG Việt Nam có quyền kiểm tra trực tiếp của tổ chức BHTG, yêu cầu tổ chức tham gia BHTG cung cấp thông tin về hoạt động kinh doanh, cung cấp các báo cáo liên quan đến xếp loại, đánh giá hoạt động của tổ chức tham gia BHTG.

Để phát huy hiệu quả của hoạt động kiểm tra, giám sát cần xây dựng văn bản dưới luật quy định cụ thể, trách nhiệm rõ ràng trong việc cung cấp trao đổi thông tin giữa NHNN và BHTGVN, làm cơ sở khai thác thông tin đầu vào cho hoạt động giám sát từ xa của BHTG đối với tổ chức tham gia BHTG. Với quyền, nghĩa vụ của mình trong hoạt động kiểm tra giám sát, cơ quan BHTG Việt Nam cần chủ động phối hợp với NHNN trong việc xử lý, cảnh báo các tổ chức tham gia BHTG có vấn đề trong hoạt động kinh doanh ngân hàng và hoạt động bảo hiểm tiền gửi, xây dựng mô hình giám sát mới phù hợp với cơ chế cung cấp thông tin đầu vào và cảnh báo sau giám sát theo quy định của luật BHTG.

Ngoài ra, nhằm kiểm soát hoạt động của tổ chức tham gia BHTG, phát hiện sớm các vấn đề để kịp thời có các hoạt động hỗ trợ, kiểm soát cần thiết, đồng thời hình thành công cụ hữu hiệu cho kiểm tra tài chính và

phân tích quản trị rủi ro, cơ quan BHTG Việt Nam cần xây dựng Hệ thống cảnh báo sớm tình hình tài chính của các tổ chức tham gia BHTG.

Cần tạo lập cơ chế hợp tác chặt chẽ giữa BHTG Việt Nam với Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính và các cơ quan giám sát khác. Tăng cường chia sẻ thông tin, chia sẻ trách nhiệm, hợp tác với nhau để đảm bảo cho công tác giám sát được nhìn từ nhiều góc độ, khía cạnh và thấy được các rủi ro rõ hơn, kịp thời hơn.

Hoạt động kiểm tra, giám sát là yêu cầu cần thiết đảm bảo hiệu quả hoạt động của tổ chức bảo hiểm tiên gửi trong việc bảo vệ người gửi tiền và góp phần duy trì ổn định hoạt động tài chính quốc gia. Do đó cần bổ sung các quy định theo hướng tăng cường quyền hạn, trách nhiệm của tổ chức BHTGVN trong hoạt động kiểm tra, giám sát tổ chức tham gia BHTG.

3.2.5. Về thu phí BHTG

Phí bảo hiểm tiền gửi là nguồn thu quan trọng của hệ thống BHTG

Một phần của tài liệu Quyền và nghĩa vụ của cơ quan bảo hiểm tiền gửi theo pháp luật Việt Nam (Trang 86)