Những tác động đến tính hiểu quả kinh tế

Một phần của tài liệu phân tích diễn biến lạm phát của việt nam giai đoạn từ 2004 đến 2014 (Trang 26)

II. Tác động của lạm phát đối với nền kinh tế

4.Những tác động đến tính hiểu quả kinh tế

Lạm phát có thể tác động làm kém hiệu quả của việc sử dụng nguồn nhân lực như:

* Lạm phát làm biến dạng cơ cấu đầu tư

Khi xảy ra lạm phát, các doanh nghiệp không muốn đầu tư và những dự án có khoảng thời gian thu hồi vốn dài. Tác động này có thể làm giảm hiệu quả sử dụng các nguồn nhân lực của nền kinh tế trong dài hạn. Sự giảm sút của năng lực sản xuất có thể làm cho đường tổng cung AS dịch chuyển sang trái cùng với mức giảm của sản lượng tiềm năng.

* Lạm phát làm suy yếu thị trường vốn

Nếu lãi suất thực là số âm thì khả năng huy động vốn của các tổ chức tín dụng sẽ rất khó khăn. Giảm sút của tiết kiệm sẽ làm sụt giảm đầu tư thực tế, sản lượng giảm theo cấp số nhân, công ăn việc làm ít đi, thất nghiệp tăng lên.

* Lạm phát làm sai lệch tín hiệu của giá

Giá là tín hiệu quan trọng để giúp cho người mua và người bán có được quyết định tối ưu nhất. Trong thời kỳ lạm phát cao, giá cả tăng nhanh làm

cho mọi người không kịp nhận biết được mốc giá tương đối giữa các hàng hóa thay đổi ra sao, do đó làm giảm tính hiệu quả khi ra các quyết định mua bán.

* Lạm phát làm phát sinh chi phí điều chỉnh giá

Các hang kinh doanh phải tốn thêm chi phí về điều chính giá như chi phí sửa chữa báo giá, sửa lại giá trên máy tính tiền, sửa thực đơn… Các công ty kinh doanh còn tốn kém cả chi phí cho các cuộc hội họp về điều chỉnh giá.

* Lạm phát làm lãng phí thời gian cho việc đối phó với tình trạng mất giá của tiền tệ

Khi lạm phát xảy ra mọi người sẽ giữ ít tiền hơn, các công ty phải tốn kém cho việc xây dựng kế hoạch quản lý tiền cẩn thận hơn, mọi người tiêu phí thời gian nhiều hơn cho việc đến ngân hàng rút tiền, nhiều người tính toán phương án để giữ cho tài sản của mình không bị mất đi. Nói chung tất cả những vấn đề đó chỉ nhằm vào mục đích đối với với tình trạng mất giá của đồng tiền.

* Lạm phát làm giảm sức cạnh tranh với nước ngoài

Giá hàng trong nước tăng lên sẽ kích thích nhập khẩu, đồng thời kìm hãm xuất khẩu. Hàng nước ngoài tràn vào trong nước, điều này làm cho nhiều doanh nghiệp trong nước phải tạm thời đóng cửa sản xuất và nhiều khi còn phá sản.

* Lạm phát kích thích người nước ngoài rút vốn về nước

Lạm phát làm cho đồng nội tệ bị mất giá, lúc này để đảm bảo thu nhập của mình , nhiều người nước ngoài có khuynh hướng chuyển tiền kinh doanh của mình về nước, điều này càng làm cho thị trường vốn thêm suy yếu.

CHƯƠNG IV

Một phần của tài liệu phân tích diễn biến lạm phát của việt nam giai đoạn từ 2004 đến 2014 (Trang 26)