II. Tác động của lạm phát đối với nền kinh tế
NGUYÊN NHÂN GÂY RA LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM 1 Lạm phát do cầu kéo
1. Lạm phát do cầu kéo
Lạm phát cầu kéo (Demand - pull inflation) xảy ra khi tổng cầu tăng
nhanh hơn so với sản lượng tiềm năng của nền kinh tế, kéo theo sự tăng lên của mức giá ở điểm cân bằng giữa tổng cung và tổng cầu. Có 3 nguyên nhân làm cho tổng cầu tăng là: sự gia tăng cung tiền, tăng chi tiêu chính phủ và xuất khẩu tăng. Bản chất của lạm phát cầu kéo là chi tiêu quá nhiều tiền để mua một lượng cung hàng hóa hạn chế trong điều kiện nền kinh tế đã đạt cân bằng trên thị trường lao động. Có thể thấy rõ hơn cơ chế lạm phát cầu kéo qua mô hình dưới đây.
Trong ngắn hạn, đường tổng cung AS (Aggregate supply) mới đầu nằm ngang và sẽ dốc ngược lên khi vượt quá mức sản lượng tiềm năng Q*. Điều này là do khi chưa đạt mức sản lượng tiềm năng, một sự thay đổi nhỏ về giá cả của đầu ra (hàng hoá, dịch vụ) cũng khuyến khích được các hãng tăng nhanh sản lượng sản xuất ra để đáp ứng sự tăng lên của nhu cầu, thu nhiều
Q* Q, ADAD0 1 AD2 AS 0 AS 1 AS 2 P 0 P 1 P 2 P 3 Q (Sản lượng) P (Mức giá)
lợi nhuận hơn. Khi sản lượng của nền kinh tế là Q’ > Q*, chi phí đầu vào đã kịp thời điều chỉnh tăng lên, các hãng không còn động lực để tăng cao sản lượng nữa, do đó dù giá có tăng nhiều nhưng sản lượng vẫn không tăng đáng kể hay đường AS có độ dốc lớn. Lúc đó, cầu tăng mạnh, đường AD0 dịch chuyển lên trên đến vị trí mới là AD1 và mức giá tăng nhanh từ P0 đến P1. Tổng cầu tăng liên tục làm cho đường tổng cầu liên tiếp dịch chuyển về phía bên phải và mức giá không ngừng tăng lên, tức là xảy ra lạm phát cầu kéo.
Khi đường cầu dịch chuyển đến AD1, nền kinh tế ở trạng thái vượt quá trạng sản lượng tiềm năng và toàn dụng nhân công, người lao động gây áp lực tăng lương làm cho tổng cung giảm, đường tổng cung AS0 dịch chuyển về bên trái tới vị trí AS1. Mức giá tăng tiếp từ P1 đến P2, nền kinh tế lại chuyển về trạng thái đạt mức sản lượng tiềm năng và toàn dụng nhân công. Cứ như thế, sau khi đường tổng cầu dịch chuyển về bên phải thì đường tổng cung lại dịch chuyển về bên trái kéo theo mức giá tăng liên tục.